Cô gái 30 tuổi làm ngành nghề HOT, tự thừa nhận "nghề này tưởng oai nhưng làm rồi mới biết rất khó nhằn"

NGỌC HÀ - Ngày 26/09/2023 06:00 AM (GMT+7)

Công việc này tưởng chừng dễ, chỉ cần giới thiệu sách còn mùi thơm đến tay bạn đọc là có thể “ăn tiền” nhưng M. khẳng định có cái khó và yêu cầu đòi hỏi riêng – khác biệt với các ngành nghề khác.

Truyền thông hiện là một ngành nghề HOT, đồng thời là yếu tố được các nhãn hàng và thương hiệu đặc biệt quan tâm. Vì vậy người làm truyền thông cũng được đánh giá cao với mức thu nhập “đáng ngưỡng mộ”. Song ít ai biết rằng nghề này chứa đựng muôn vàn khó khăn, thường xuyên rơi vào cảnh oái oăm mà chỉ người trong cuộc mới thấu.

Trần M. (30 tuổi, Hà Nội) – có 4 năm kinh nghiệm làm nhân viên truyền thông sách chia sẻ: “Mình là người thực hiện các công việc liên quan đến hoạt động xây dựng và quảng bá thương hiệu sách. Mình trực tiếp sáng tạo ra kế hoạch, sự kiện nhằm thu hút sự quan tâm của mọi người về từng quyển sách vừa được xuất bản”.

Công việc này tưởng chừng dễ, chỉ cần giới thiệu sách còn mùi thơm đến tay bạn đọc là có thể “ăn tiền” nhưng M. khẳng định có cái khó và yêu cầu đòi hỏi riêng – khác biệt với các ngành nghề khác. “Nhắc đến nghề truyền thông nói chung và truyền thông sách nói riêng hẳn nhiều người nghĩ rất “oai”, song phải làm rồi mới biết nó tỉ mẩn, đòi hỏi các kỹ năng khác nhau.

Ví dụ mình vừa phải biết viết lách để làm content, vừa phải biết quay – dựng video để tự xây dựng kênh YouTube của công ty cũng như cá nhân quảng bá, mình cũng thiết kế ảnh để làm các bài đăng trên các nền tảng mạng xã hội”, M. nói.

Không chỉ phụ trách quảng bá truyền thông sách, M. phải làm việc với các bên nhãn hàng. Đây chính là mảng việc khiến cô căng thẳng, thậm chí “muốn tàu hỏa nhập ma” nhất khi làm truyền thông. Cô bảo mỗi khi công ty tổ chức sự kiện ra mắt sách sẽ mua bài quảng cáo trên các trang Facebook nổi tiếng. Khi ấy cô chính là người phụ trách đàm phán giá cả, nội dung đăng tải và theo dõi tiến trình đối tác làm việc.

Cô gái 30 tuổi làm ngành nghề HOT, tự thừa nhận amp;#34;nghề này tưởng oai nhưng làm rồi mới biết rất khó nhằnamp;#34; - 1

Có những trang Facebook hét giá cực cao, mình phải thuyết phục họ đồng ý với ngân sách của công ty. Có bên đưa ra những yêu cầu hạch sách, cảm giác không giống hợp tác đôi bên cùng có lợi: họ có tiền, mình có bài viết quảng cáo trên trang của họ.

Có bên đã chốt xong mọi thoả thuận, gần đến giờ đăng bài lại quyết định dừng hợp tác. Khi ấy mình chẳng biết xoay xở ra sao vì gấp gáp quá! Cuối cùng mình đành phải báo cáo lên cấp trên, tìm phương án xử lý phù hợp nhất”, M. kể về những điều oái oăm khi làm nhân viên truyền thông sách.

Chưa dừng ở đó, cô nàng còn rơi vào tình huống “dở khóc dở cười” khi bị đối tác "rởm" lừa tiền. Cô cho biết thường công ty sẽ chuyển 100% chi phí cho đối tác trước khi lên bài. Hôm đó sau khi đã chốt, cô chuyển tiền cho Admin của trang rồi người này liên tục “thoắt ẩn thoắt hiện”. Cô thấy vậy liên tục giục họ phân quyền quảng cáo cho công ty nhưng nhận được câu trả lời: bận, mất mạng và mạng kém.

Đến hôm bài phải lên, mình vẫn chưa thấy trang đó đăng tải, quyền cũng chưa được cấp. Mình dò lại thông tin và tìm được tài khoản Telegram của một người khác. Mình vào nói chuyện thì biết được người nhận tiền của mình chỉ là cộng tác viên trả lời tin nhắn, không hề có quyền hạn gì.

Cuối cùng Admin chính thức của trang đó đã đứng ra đòi tiền giúp mình. Sếp mình từng nói chúng mình nên coi đó là sự cố, chuyện xui rủi không ai muốn xảy ra. Chúng mình cũng hay nói vui với nhau lúc rảnh rỗi rằng tuy là người cầm tiền, trả tiền nhưng toàn gặp ca khó, có khi phải đi làm nhiệm vụ với tư thế… "quỳ" để xin xỏ, cầu cạnh”, M. hài hước chia sẻ.

Cô gái 30 tuổi làm ngành nghề HOT, tự thừa nhận amp;#34;nghề này tưởng oai nhưng làm rồi mới biết rất khó nhằnamp;#34; - 2

M. cũng thừa nhận khi làm nhân viên truyền thông sách, cô phải đảm trách nhiệm vụ seeding – thứ nhiều cư dân mạng rất “dị ứng”. Cô tâm sự: “Mình làm ở phòng truyền thông – nơi những cuốn sách ế không ai mua mới đến lượt phòng mình. Vì thế chúng mình phải viết những bài khen, bài review sách nhiệt tình.

Viết xong mình dùng mấy chục tài khoản clone để seeding trực tiếp dưới bài viết đó với những lời khen có cánh. Dù là một seeder chính hiệu nhưng đôi lúc mình vẫn bị seeder khác lừa, thường mua những cuốn sách họ khen hay nhưng đọc rồi mới thất vọng”.

Về thu nhập, M. tiết lộ công việc này đem lại mức lương ổn định nhưng không cao như nhiều người vẫn nghĩ. Đặc biệt cô và đồng nghiệp luôn phải cố gắng chứng tỏ cho các phòng ban khác thấy phòng truyền thông có tạo ra lợi nhuận cho công ty.

Người ta vẫn nghi ngờ đội ngũ truyền thông không cho con số, doanh thu rõ hàng, bởi thực tế chỉ có phòng kinh doanh làm được điều đó. Vì vậy chúng mình phải mất rất nhiều thời gian để chứng minh phòng có tạo ra lợi nhuận”, M. chia sẻ.

Kể khổ thế nhưng M. thành thật cho việc công việc này đem lại cho cô rất nhiều thứ. Điển hình là chuyện cô được trau dồi nhiều kỹ năng, học hỏi được nhiều điều bổ ích. "Môi trường sách cũng tương đối "lành". Đồng nghiệp, sếp đều rất vui vẻ, nhiệt tình với nhau và chẳng mấy khi có drama gì cả.

Với người yêu sách như mình, làm ở đây như cá gặp nước. Mình có thể thoải mái đọc những cuốn sách mới toanh còn chưa được xuất bản. Mình cũng được tiếp cận nhiều thể loại sách khác nhau từ tâm lý học, trinh thám, văn học, tản văn,...", M. chia sẻ

Song cô gái tiết lộ bản thân đi làm không mưu cầu thăng chức nhưng cũng không muốn đi làm thuê cả đời. Vì thế cô dự định sẽ kinh doanh nho nhỏ, khi tự chủ được kinh tế sẽ nghỉ làm truyền thông.

Cô gái 30 tuổi làm ngành nghề HOT, tự thừa nhận amp;#34;nghề này tưởng oai nhưng làm rồi mới biết rất khó nhằnamp;#34; - 3

Chàng trai Cơ Tu chạy xe ôm kiếm tiền về quê làm Tiktok, từng muốn từ bỏ để an phận làm nông nhưng lại cố gắng vì bà con ủng hộ
Chàng trai dân tộc Cơ Tu cho biết cái khó nhất khi anh bắt tay vào làm Tiktok chính là tìm chỗ có sóng đủ mạnh để tải video.

Các Tiktoker nổi tiếng

Theo NGỌC HÀ
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Chuyện nghề