"Cô giảng rát hết cả cổ họng để cho chúng em học bài. Em nghĩ cô giáo Chung là một người tuyệt vời”, là những lời yêu thương mà học sinh dành tặng cho cô Đặng Thị Chung, giáo viên lớp 2/10, trường tiểu học Bình Hòa, Thuận An, Bình Dương.
Cô giáo là mẹ hiền
Đối với những giáo viên hàng ngày hăng say trên bục giảng, không có điều gì đáng quý hơn là được học sinh cảm mến, ngợi ca. Cô Đặng Thị Chung, giáo viên lớp 2/10, trường tiểu học Bình Hòa, Thuận An, Bình Dương cũng vậy. Hiểu rõ trọng trách là một "người mẹ" của 50 đứa con trong lớp, yêu thương học sinh bằng cả trái tim thế nhưng cô Chung cũng hoàn toàn bất ngờ khi mới đây học sinh dành tặng nhiều mỹ từ cho cô.
Mới đây, trong đề bài "Viết một đoạn văn về kỷ niệm đáng nhớ của em" giao cho học sinh, cô Chung ngạc nhiên và rồi vô cùng hạnh phúc khi kỷ niệm đáng nhớ trong các em có hình bóng của mình.
"Cuối năm học lớp 2 mà em có rất nhiều kỷ niệm với cô. Cô chỉ cho em từng nét chữ sai. Dạy cho chúng em những điều hay lẽ phải. Những bài toán khó trên mạng cô đều giảng cho em hiểu. Lên lớp 3 nếu được học cô thì hay biết mấy. Em rất nhớ cô".
Hay một em khác nhớ lại: “Có lần cô cho cả lớp viết tập làm kể về cô giáo mà em yêu quý. Khi cô đọc xong bài của em, rồi cô lại đọc lần nữa cho cả lớp nghe, đọc xong hai bài cô kêu em lên bảng, lúc đó em chẳng biết làm sao, rồi một lúc sau cô khen em và ôm em nữa…”.
"Cuối năm học lớp 2 mà em có rất nhiều kỷ niệm với cô. Cô chỉ cho em từng nét chữ sai. Dạy cho chúng em những điều hay lẽ phải. Những bài toán khó trên mạng cô đều giảng cho em hiểu. Lên lớp 3 nếu được học cô thì hay biết mấy. Em rất nhớ cô".
“Có lần cô cho cả lớp viết tập làm kể về cô giáo mà em yêu quý. Khi cô đọc xong bài của em, rồi cô lại đọc lần nữa cho cả lớp nghe, đọc xong hai bài cô kêu em lên bảng, lúc đó em chẳng biết làm sao, rồi một lúc sau cô khen em và ôm em nữa…”.
"Cô có lòng yêu thương học sinh lắm. Em nhớ nhất có lần em bị ốm nôn ra bàn được cô vỗ về an ủi, tự nhiên em thấy khỏe hẳn ra. Cô là cô giáo cũng là người mẹ hiền của em".
"Cô giảng rát hết cả cổ họng để cho chúng em học bài. Em nghĩ cô giáo Chung là một người tuyệt vời”
Cô Chung chính là người đưa em Tùng đến với... vi tính.
Một nghề đầy duyên phận
Cô Chung chia sẻ, cô đến với nghề giáo cũng là duyên phận. Cô học chuyên Văn, đến lớp 9 thì sang chuyên Hoá Sinh. Từng nhiều năm đạt giải Hoá và Sinh học cấp Tỉnh từ lớp 8 đến lớp 12.
Ước mơ là được Bảo vệ môi trường hoặc làm giáo viên dạy Hoá Sinh. Cô đăng ký thi ĐH Khoa học tự nhiên, khoa Môi trường và Sư phạm Sinh. Năm đó họ lấy 21,5 điểm, cô thiếu 0,5 điểm nên trượt ĐH về học CĐSP Sinh thể tại Bắc Ninh.
Nhà nghèo, một mình mẹ nuôi 4 người con nên học sư phạm là lựa chọn của cô và nhiều bạn bè cùng lớp chọn 12A1 ngày ấy.
Cô Chung dạy ở Bắc Ninh được khoảng 7 năm thì xin chuyển công tác vào Bình Dương theo chồng, là bộ đội Quân đoàn 4. Suốt hơn một năm không có việc làm, đã có lúc cô bán đồ dùng học tập tại cổng trường, chính là ngôi trường cô Chung đang dạy. "Tôi nghĩ mình bán đồ dùng học sinh thì hợp vì vẫn được tiếp xúc với các em. Thế nhưng nhìn thấy học sinh đi học, các cô giáo áo dài thướt tha tới trường, tôi lại chảy nước mắt vì nhớ nghề. Tôi dẹp cửa hàng chạy đến các trung tâm gia sư tìm việc", cô Chung nhớ lại.
Khi đó, nhận dạy tới 4 ca mỗi ngày, chạy khắp hai huyện Dĩ An và Thuận An nhưng cô Chung rất vui vì được đứng trên bục giảng và có thêm thu nhập. Sau đó cô xin xét tuyển dạy tiểu học và trúng tuyển năm 2010.
"Đang dạy cấp 2, xuống tiểu học, tôi tưởng dạy dễ lắm. Nhưng khi nhận phân công dạy lớp 1, tôi đã phải khóc rất nhiều. Tôi không quen với phương pháp tiểu học nên học sinh không tiến bộ và cứ thế về nhà lại nằm khóc suốt một tháng trời", cô Chung chia sẻ.
Sau đó cô được đồng nghiệp giúp đỡ, nhất là cô hiệu phó phụ trách chuyên môn Bùi Thị Sen đã góp ý cặn kẽ nên đã có thêm các kỹ năng sư phạm tiểu học.
"Năm nay tôi nhận lớp 2, học sinh ngoan nhưng các em trầm, ít phát biểu, lại nói nhỏ và không tự tin. Tôi nghĩ học sinh chưa hiểu nên cứ giảng đi giảng lại. Sau các em quen dần mới chịu giơ tay", cô Chung bày tỏ.
Cô Chung hiện đã có 2 bé trai.
Cô cũng không thích áp đặt học sinh, nhất là viết văn. Cô chỉ giảng gợi ý và hướng dẫn các em tự làm theo ý mình. Vì mang chất học sinh chuyên trong người nên cô thích tìm kiếm và đào tạo mũi nhọn. Năm nào học sinh lớp cô cũng đạt giải cao trong trường và vào đội tuyển thi học sinh giỏi cấp thị xã.
Đa số học sinh trong lớp là con em công nhân, ít nhà có điều kiện dạy con sử dụng vi tính, nên cô thường ôn tập cho các em vào các buổi chiều về toán và tiếng việt, còn toán mạng phải nhờ phòng tin học. Hôm nào có tiết trống hay giờ ra chơi, cô lại cho học sinh xuống phòng máy, lập nick và hướng dẫn cho các em sử dụng vi tính giải toán. Thậm chí, có học sinh cô còn bảo phụ huynh chờ về nhà để tập huấn riêng. Từ một học sinh không biết gì về máy tính, em đã giành giải Khuyến khích Giải toán trên mạng Thị xã.