Cô giáo Việt dạy học ở đất nước hạnh phúc nhất thế giới: "Đến đây tôi học được nhiều hơn"

Ngày 07/03/2018 10:55 AM (GMT+7)

"Khi ở nhà tôi quá bận rộn, nhưng sang đây mọi thứ chậm hơn, tôi bình tĩnh hơn. Tôi có nhiều thời gian đi bộ, ngắm trời đất. Sang đây để dạy học, nhưng thực chất tôi đã học được nhiều hơn cho bản thân mình", đó là những chia sẻ của Ly Nguyễn khi đến dạy học tại đất nước hạnh phúc nhất thế giới.

“Trong lớp có một chiếc hộp cảm xúc. Mỗi một ngày hết giờ học, các bạn ấy có thể ra đó và vẽ lên cảm xúc của mình trong ngày hôm nay. Có một hôm, bạn Eden mới ra vỗ vai tôi, đưa cho tôi xem một mẩu giấy có hình mặt cười rồi nói: I am happy. Tôi thấy vui và tự nhiên thấy giây phút ấy thật đúng với Đất nước hạnh phúc nhất thế giới" – Ly Nguyễn

Hành trình trở thành cô giáo mầm non tại đất nước hạnh phúc nhất thế giới

Ly Nguyễn 27 tuổi, là giáo viên đầu tiên của Việt Nam có mặt tại Bhutan – Quốc gia được mệnh danh là đất nước hạnh phúc nhất thế giới. Hiện tại cô đang tham gia giảng dạy bậc mầm non tại trường Yoezerling School, thành phố Paro, cách thủ đô Thimphu của Bhutan 60km về phía Bắc.

Cô giáo Việt dạy học ở đất nước hạnh phúc nhất thế giới: amp;#34;Đến đây tôi học được nhiều hơnamp;#34; - 1

Ly Nguyễn - Giáo viên đầu tiên của Việt Nam tại Bhutan

Montessori là một phương pháp giáo dục coi trọng các tiềm năng của trẻ và nỗ lực để phát triển tiềm năng này bằng một môi trường giáo dục thân thiện, cởi mở với các giáo viên được đào tạo sâu về chuyên môn kèm theo các đồ dùng học tập được thiết kế đặc biệt.

Chia sẻ với chúng tôi lý do Ly Nguyễn trở thành giáo viên mầm non tại Bhutan, cô nói: “Tại Việt Nam tôi là giáo viên giảng dạy kĩ năng sống cho trẻ em bằng phương pháp Montessori. Sau đó, có một lần tìm hiểu thông tin trên website của Hiệp hội Montessori quốc tế, tôi thấy hiệu trưởng của trường mầm non Yoezerling School đăng tin tuyển tình nguyện viên với lý do tại trường mầm non này cô hiệu trưởng là người duy nhất có bằng Montessori mà cô ấy không thể đứng lớp được vì bận.

4 năm gần đây, tại Yoezerling School đều có các giáo viên ở các nước khác đến đây hỗ trợ để duy trì lớp học. Vậy nên tôi đăng kí, phỏng vấn, mail qua lại và quyết định qua đây tình nguyện 1 năm cho một lớp mầm non từ 3-6 tuổi".

Tuy chỉ là tình nguyện viên, nhưng với những yêu cầu khắt khe từ một quốc gia như Bhutan thì việc trở thành giáo viên ngoại quốc có mặt tại đây là vô cùng khó khăn. Ngoài đáp ứng đủ các chứng chỉ, kiến thức chuyên môn liên quan đến giảng dạy thì cô Ly Nguyễn còn phải vượt qua các ứng viên đến từ các quốc gia khác.

Nói về những khó khăn ban đầu khi tiếp xúc với cuộc sống của Bhutan, cô Ly Nguyễn cho biết có 2 thứ khó khăn nhất là đồ ăn và thời tiết. Đồ ăn ở đây chủ yếu là đồ ăn chay, nóng và cay, còn thời tiết thì hiện tại đang lạnh - 11 độ.

“Ở một nơi rất xa và phải sống 1 mình, bạn sẽ phải đối điện với nhiều thứ, ví dụ như mất điện giữa đêm hay nhà có chuột... Nhưng nó vừa là khó khăn, vừa là những trải nghiệm thú vị”, Ly chia sẻ thêm.

Trẻ em tại đất nước hạnh phúc nhất thế giới học tập như thế nào? 

Nói về giáo dục tại Bhutan, Ly cho biết giáo dục tại đây từ bậc mầm non đến đại học đều được miễn phí. Đối với giáo viên dạy ở trong các trường công lập, họ đều phải trải qua những kì thi rất khó để đảm bảo chất lượng giáo dục.

Ngoài ra ở đây vẫn có các trường tư nhưng rất ít. Phần lớn những trường tư nhân thì sẽ được đầu tư hơn ở phần cơ sở vật chất và các bộ môn năng khiếu. Tại Bhutan, học sinh đi học đều mặc đồng phục giống nhau, tự mang cơm trưa tới trường, giờ học ở bậc mầm non kết thúc lúc 2 rưỡi chiều còn tiểu học là 3 giờ. Vì vậy trẻ em ở đây có nhiều thời gian vui chơi, và ở nhà với gia đình hơn.

Cô giáo Việt dạy học ở đất nước hạnh phúc nhất thế giới: amp;#34;Đến đây tôi học được nhiều hơnamp;#34; - 2

Trẻ em bậc mầm non tại Bhutan, lớp học do Ly Nguyễn giảng dạy

Cô giáo Việt dạy học ở đất nước hạnh phúc nhất thế giới: amp;#34;Đến đây tôi học được nhiều hơnamp;#34; - 3

Một buổi học của trẻ em Bhutan

Cô giáo Việt dạy học ở đất nước hạnh phúc nhất thế giới: amp;#34;Đến đây tôi học được nhiều hơnamp;#34; - 4

Buổi ăn cơm trưa do các em tự mang theo đến trường

"Từ vị vua thứ 4 của Bhutan, họ đã rất coi trọng tiếng anh, đây là ngôn ngữ chính thức thứ 2 trong trường học ngoài tiếng Dzongkha (tiếng mẹ đẻ của Bhutan). Nên trẻ em ở đây nói tiếng anh rất tốt và tự tin dù mới chỉ là bậc mầm non”, Ly Nguyễn chia sẻ.

Còn về chương trình học và cách thức thực hiện tại đây cũng khá giống Việt Nam. Nhưng họ rất coi trọng nền tảng đạo đức, lễ nghi giữa giáo viên và học sinh, giữa con cái và bố mẹ. Họ có giờ cầu nguyện đầu giờ học, trước khi ăn. Có ngày cha mẹ, giáo viên... để thể hiện sự kính trọng.

Nói về trẻ em tại Bhutan so với trẻ em tại Việt Nam, Ly cũng chia sẻ: “Trẻ ở cả 2 nước đều khá tình cảm, quấn người. Nếu các bạn không thể hiện được bằng lời nói thì sẽ bằng hành động như nhìn từ xa, nắm tay, thủ thỉ, thơm má... Điểm khác nhau tôi thấy trẻ ở Bhutan khỏe hơn, có lẽ ở đây có không khí trong lành, nhiều cây xanh và nhiều không gian để cho các bạn vui chơi”

Phương pháp dạy tại đây dựa trên triết lý tin rằng trẻ em có thể tự học được từ môi trường, học từ giáo viên, từ cành cây, ngọn cỏ, từ các bạn xung quanh... Và giáo viên chỉ đóng vai trò quan sát, hỗ trợ. Họ tin là "children become like the things they love" (Trẻ em trở thành những gì mà chúng mong muốn).

Cô giáo Việt dạy học ở đất nước hạnh phúc nhất thế giới: amp;#34;Đến đây tôi học được nhiều hơnamp;#34; - 5

Eden - cô học trò nhỏ đưa cho Ly Nguyễn xem một mẩu giấy có hình mặt cười rồi nói: I am happy

Ly Nguyễn cũng cho biết, các bạn nhỏ ở đây đều khá tự lập, tự đi bộ đi học nếu gần nhà, tự chuẩn bị bàn ăn trưa, tự thu dọn đồ đạc của mình. Lý giải tính tự lập của trẻ em ở đây, cô Ly cho rằng: “Nó gần giống như sự tiếp nối tự nhiên, các bạn ấy nhìn bố mẹ để làm theo, không khiên cưỡng hay bắt ép”.

“Vị vua của nước Bhutan trong một lần đi thăm trường học, tiếp xúc với học sinh cũng từng nói rằng các em hãy làm những nghề các em muốn, từ bác nông dân đến bác sĩ... nhưng nghề nào cũng phải làm thật tốt để giúp ích cho mọi người, bảo vệ đất nước. Và sự thật là như thế, ở đây họ ko quá coi trọng GDP. Họ sẽ ko thấy việc kiếm tiền là quan trọng, bạn làm nghề gì mà bạn thích là được thôi.

Tương tự như vậy, với tư tưởng của bố mẹ cho con cái, các con hãy cứ làm những điều con muốn, con thích và giúp ích cho mọi người là được”, Ly Nguyễn lý giải điều khiến cho đất nước Bhutan trở thành một đất nước hạnh phúc nhất thế giới.

Cô giáo Việt dạy học ở đất nước hạnh phúc nhất thế giới: amp;#34;Đến đây tôi học được nhiều hơnamp;#34; - 6

Các em nhỏ nhìn ra phía dãy rúi xa xa và trò chuyện say sưa

Ly chia sẻ thêm: "Tôi để ý rất kỹ những hành động dù là nhỏ nhất của các em nhỏ nơi đây. Một hôm tôi bắt gặp cảnh các em cứ đứng nhìn ra núi ngắm nghía, rồi chỉ trỏ, nói chuyện say sưa. Từ đó, tôi học được sự thoả lòng với những gì đang và sẽ có, biết dành thời gian cho mình và mọi người.

Khi ở nhà tôi quá bận rộn, nhưng sang đây mọi thứ chậm hơn, tôi bình tĩnh hơn. Tôi có nhiều thời gian đi bộ, ngắm trời ngắm đất. Sang đây để dạy học, nhưng thực chất tôi đã học được nhiều hơn cho bản thân mình".

Câu chuyện món quà Tết đầu tiên cô giáo nhận sau 30 năm đứng lớp khiến nhiều người bật khóc
Người con gái của cô giáo đã có thâm niên gần 30 năm đứng lớp chia sẻ món quà đầu Tết đâu tiên nhận được từ học sinh. Ngay khi hình ảnh được lan tỏa...
Lam Sơn
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Giáo dục