Có nên để giúp việc lau dọn bàn thờ? 3 điều cấm kỵ khi thực hiện bao sái bàn thờ dịp cuối năm

LÊ PHƯƠNG. - Ngày 27/01/2024 14:21 PM (GMT+7)

Khi bao sái bàn thờ dịp cuối năm, mọi người cần tránh một số điều cấm kỵ, đặc biệt trong năm Quý Mão có 3 ngày không nên thực hiện bao sái bàn thờ, rút tỉa chân nhang.

Theo quan niệm truyền thống của người Việt Nam, bao sái bàn thờ, rút tỉa chân nhang là một nghi lễ rất quan trọng diễn ra trước Tết, thường từ ngày 23 tháng Chạp trở đi đến trước 30 Tết.

Theo phong tục và quan niệm, bao sái bàn thờ chính là lau dọn, sắp xếp lại bàn thờ, tỉa chân hương để đón gia tiên về ăn Tết. Nếu để bát hương quá đầy thì sẽ làm cản trở tới việc khí lưu chuyển, ảnh hưởng rất lớn đến vận khí của gia chủ.

Tỉa chân hương, lau dọn và sắp xếp ban thờ sẽ giúp bàn thờ sạch sẽ, phong quang và trang nghiêm hơn. Đồng thời việc này còn giúp thanh lọc những trường khí xấu từ vận cũ, nhờ đó mới đón được những điều tốt lành, may mắn, lộc phúc trong năm mới.

Không chỉ có vậy, theo phong tục từ lâu đời, đầu năm mới mọi người rất ngại việc quét dọn vì sợ sẽ quét hết mọi tài vận ra khỏi nhà, thế nên những việc dọn dẹp nhà cửa, lau dọn ban thờ tổ tiên cần thực hiện trước đêm giao thừa.

Trong năm Qúy Mão không nên bao sái bàn thờ, rút tỉa chân nhang vào ngày lập Xuân. Ảnh minh họa.

Trong năm Qúy Mão không nên bao sái bàn thờ, rút tỉa chân nhang vào ngày lập Xuân. Ảnh minh họa. 

Trong những ngày cuối năm Qúy Mão, các chuyên gia phong thủy cho rằng mọi người tuyệt đối tránh bao sái bàn thờ, rút tỉa chân nhang vào những ngày 25, 26, 27 tháng Chạp vì năm nay lập xuân trước Tết Nguyên đán, vào ngày 25 tháng Chạp. Vì thế, những ngày này khi vừa lập xuân xong, bước sang một tiết khí mới nếu bao sái bàn thờ, rút tỉa chân nhang sẽ mất lộc cả năm.

Ngoài ra, có rất nhiều người thắc mắc rằng, dịp cuối năm công việc bận rộn, có nên để giúp việc bao sái, dọn dẹp ban thờ rồi gia chủ chỉ việc thắp hương, cầu khấn hay không? Theo chuyên gia phong thủy Phùng Phương, việc bao sái bàn thờ cuối năm luôn khuyến khích gia chủ tự thực hiện. Điều này để tỏ lòng thành kính của gia chủ, thể hiện sự chỉn chu nhất tâm của người thờ cúng. Đặc biệt trước khi tiến hành nghi thức cần tịnh thân sạch sẽ, vận đồ chỉn chu, tâm thế hoan hỷ.

Chuyên gia phong thủy Phùng Phương cho biết, tốt nhất gia chủ nên tự mình thực hiện bao sái bàn thờ để tỏ lòng thành kính. Ảnh: Chuyên gia cung cấp.

Chuyên gia phong thủy Phùng Phương cho biết, tốt nhất gia chủ nên tự mình thực hiện bao sái bàn thờ để tỏ lòng thành kính. Ảnh: Chuyên gia cung cấp.

Chuyên gia Phùng Phương cũng chỉ dẫn, quá trình bao sái bàn thờ cần phải tránh những điều sau để không ảnh hưởng đến trường khí thanh thịnh tại nơi thờ cúng. Cụ thể:

- Dùng nước lã bao sái

Việc sử dụng nước lã để lau dọn các vật phẩm trên bàn thờ là không tốt bởi nước lã không có tác dụng thanh tẩy, không thể làm sạch bụi bặm bám trên bàn thờ gia tiên sau một năm dài thờ cúng.

Thế nên nếu quá bận rộn với công việc thì ít nhất cũng cần đun sôi nước sau đó dùng bao sái bàn thờ khi nước còn ấm. Như vậy mới có khả năng loại bỏ những bụi bẩn, mảng bám lâu ngày trên bàn thờ cũng như các vật phẩm thờ cúng được sử dụng, lại không tốn quá nhiều thời gian để chuẩn bị.

- Dùng rượu gừng

Rượu gừng có tính nóng rất mạnh, trong khi đó bàn thờ hầu hết được làm bằng gỗ. Nếu dùng rượu gừng để lau dọn bàn thờ sẽ dễ khiến cho ban thờ hư hỏng, bong tróc. Khi khu vực thờ tự không được chắc chắn sẽ gây động đến bát hương – chân linh, khiến cho việc thờ cúng khó được như ý.

Không nên dùng rượu gừng để bao sái ban thờ. Ảnh minh họa.

Không nên dùng rượu gừng để bao sái ban thờ. Ảnh minh họa.

Vì vậy chỉ nên dùng rượu gừng với những gia đình nào mới trải qua tang chế. Tuy nhiên, cần để rượu gừng qua 7 ngày với gia chủ là nam và 9 ngày với gia chủ là nữ. Sau đó hòa với nước ngũ vị hương để tiến hành lau dọn ban thờ vừa có tác dụng làm sạch vừa có tác dụng trừ tà, thanh tẩy uế khí. 

- Các loại dung dịch tẩy rửa

Dung dịch tẩy rửa có khả năng làm sạch hiệu quả tuy nhiên lại được làm bằng các hóa chất độc hại không phù hợp để lau dọn bàn thờ. Chưa kể, nếu chẳng may mua phải loại dung dịch tẩy rửa chém chất lượng sẽ gây hại cho sức khỏe gia chủ trong quá trình thờ cúng. Do đó sử dụng các loại dung dịch tẩy rửa để lau dọn bàn thờ là việc tuyệt đối không nên làm.

Cúng ông Công ông Táo trước ngày 23 tháng Chạp được không? Chuyên gia tư vấn ngày cúng đẹp cho từng tuổi
Cúng ông Công ông Táo là một nghi lễ quan trọng trước Tết Nguyên đán, do vậy thủ tục cúng cần chuẩn bị chu đáo để tỏ lòng thành kính.

Ngày ông Công ông Táo

Theo LÊ PHƯƠNG.
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Phong thủy năm mới