Cô gái Hà Thành làm sống lại mâm cỗ Tết xưa trên ban thờ được làm từ đất sét vô cùng độc đáo

LÊ PHƯƠNG. - Ngày 23/01/2023 06:00 AM (GMT+7)

Tất cả các lễ vật thường thấy trong dịp Tết xưa và nay như mâm ngũ quả, cành đào hay gà cúng… đều được cô gái trẻ tạo hình bằng đất sét rồi trang trí trong căn phòng nhỏ.

Nguyễn Như Quỳnh (SN 1988, ở Hà Nội) từng tốt nghiệp đại học ngành văn hóa, nhưng cô lại có đam mê với nghệ thuật nặn đất sét. Trong căn phòng nhỏ của mình, Quỳnh dành toàn bộ không gian để trưng bày những sản phẩm mà mình tạo nên. Đó là mô hình của một căn phòng truyền thống xưa với bộ bàn ghế tiếp xác, ấm chén pha trà, hay là những loại rau củ quả thường sử dụng hàng ngày trong gian bếp như rau, khoai tây, bí đỏ…

img alt src/upload/1-2023/images/2023-01-16/co10-1673852267-762-width780height520.jpg stylewidth: 780px; height: 520px; /

Cô gái Hà Thành làm sống lại mâm cỗ Tết xưa trên ban thờ được làm từ đất sét vô cùng độc đáo - 2

Trong căn phòng nhỏ ngập tràn những rau củ quả được nặn từ đất sét do Quỳnh tạo nên. 

Đặc biệt, nơi trang nghiêm nhất của ngôi nhà là ban thờ gia tiên, cô gái tái hiện lại toàn bộ các lễ vật cho ngày Tết cổ truyền xưa gồm; mâm cỗ, mâm ngũ quả, cành đào, bánh chưng, canh bóng…Quỳnh tâm sự rằng, sở dĩ cô tái hiện lại ban thờ với những lễ vật của Tết xưa như vậy là để bản thân luôn nhớ về những giá trị cổ truyền của dân tộc, để giúp mọi người hiểu hơn về nét đẹp văn hóa của người Việt.

“Cuộc sống hiện đại ai cũng bận rộn, Tết cổ truyền đang ngày càng mai một nên tôi muốn tái hiện lại mâm cỗ Tết xưa để giữ lại hương vị Tết cổ truyền của cha ông. Ngày đó, Tết đến cả gia đình sum vầy cùng nhau làm cỗ cúng ông bà tổ tiên, không khí ấm cúng lắm. Còn giờ đây truyền thống ấy không còn giữ lại được sự trọn vẹn nữa”, Quỳnh chia sẻ.

img alt src/upload/1-2023/images/2023-01-16/co3-1673852391-620-width780height520.jpg stylewidth: 780px; height: 520px; /

Cô gái Hà Thành làm sống lại mâm cỗ Tết xưa trên ban thờ được làm từ đất sét vô cùng độc đáo - 4

Quỳnh tỉ mỉ thực hiện từng đường nét các sản phẩm được bày trên mâm cỗ, mâm ngũ quả truyền thống của Tết xưa. 

Quỳnh kể rằng, khi còn nhỏ đến dịp Tết cô chỉ phụ mẹ làm những việc lặt vặt như rửa bát, nhặt rau. Rồi nhưng ngày giáp Tết Quỳnh lại được mẹ đưa ra chợ mua cành đào về chơi Tết. “Cành đào ấn tượng nhất trong ký ức tuổi thơ tôi là cành đào phai có thật nhiều nụ, thế tròn xòe to, mẹ mua về cắm trong bình đất mộc mạc mà vẫn đẹp hút hồn”, Quỳnh nhớ lại. Và rồi tất cả những ký ức ấy mỗi khi Tết đến lại ùa về và cô đã nảy ra ý tưởng thực hiện mâm cỗ và mâm ngũ quả kích thước thu nhỏ xíu.

img alt src/upload/1-2023/images/2023-01-16/co8-1673852476-629-width780height520.jpg stylewidth: 780px; height: 520px; /

Cô gái Hà Thành làm sống lại mâm cỗ Tết xưa trên ban thờ được làm từ đất sét vô cùng độc đáo - 6

Để tạo được hình những vật phẩm trên mâm cúng, người làm phải khéo tay, sáng tạo và kiên trì. 

Để làm được một mâm cổ Tết xưa, nguyên liệu chính là đất sét rất dễ mua, hay như màu pha cũng vậy. Tuy nhiên, quá trình tạo màu thì phải có sự kiên trì, trí tưởng tượng và kết hợp với đôi tay khéo léo. Để làm nên tác phẩm này, Quỳnh cho biết đã phải làm trong 2 năm, mọi thứ phải thật tỉ mỉ. Ví dụ như chiếc bánh chưng, nhìn ngoài ai cũng nghĩ chỉ nặn đất sét rồi tạo màu là xong, nhưng ít ai biết rằng trong chiếc bánh nhỏ xíu đó có cả nhân thịt, đỗ, gạo, hạt tiêu đủ cả.

“Để làm ra các sản phẩm giống thật đến từng chi tiết, tôi phải ngồi hàng giờ để ngắm nghĩa cấu tạo của vật mình định tạo hình. Đây là khâu tốn thời gian, công sức và cần sự tập trung cao độ nhất”, Quỳnh nói.

Không gian thờ và mẫm cỗ cúng, mâm ngũ quả đều được làm từ đất sét.

Không gian thờ và mẫm cỗ cúng, mâm ngũ quả đều được làm từ đất sét. 

Quỳnh phải mất rất nhiều thời gian mới có thể thực hiện xong tác phẩm này.

Quỳnh phải mất rất nhiều thời gian mới có thể thực hiện xong tác phẩm này. 

Ngay cả chiếc bánh chưng nặn bằng đất sét cũng phải đủ gạo nếp, đậu xanh, nhân thịt...

Ngay cả chiếc bánh chưng nặn bằng đất sét cũng phải đủ gạo nếp, đậu xanh, nhân thịt...

Quỳnh cho biết, bản thân làm chỉ vì đam mê, vì yêu thích và để lưu giữ giá trị cổ truyền, chứ không phải làm thương mại. Sau khi đăng tải lên mạng xã hội, điều khiến cô gái trẻ hạnh phúc nhất đó là được nhiều người hưởng ứng, động viên và bày tỏ sự thích thú.

“Có nhiều bạn là Việt kiều, người nước ngoài sau khi xem hình ảnh tôi chia sẻ, họ bày tỏ sự ngưỡng mộ, gửi lời cảm ơn vì đã giúp họ tìm lại những ký ức tuổi thơ về ngày Tết cổ truyền và nhớ Việt Nam da diết. Đây chính là động lực và giá trị tinh thần cô để cô mang những năng lượng, giá trị tốt đẹp đến với mọi người”, Quỳnh chia sẻ.

Nghe các bà, các cô chia sẻ mẹo mua sắm ngày Tết xưa, nhiều thứ vẫn hữu ích đến ngày nay
Câu chuyện chuẩn bị cho Tết xưa theo thời gian vẫn là nét văn hóa đẹp đẽ được lưu truyền của người Việt.

Năm Mão chia sẻ Mẹo

Theo LÊ PHƯƠNG.
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Tết nguyên đán