Có nhất thiết phải rút chân hương cùng ngày ông Công ông Táo? Những điều cần lưu ý khi thực hiện để không phạm húy

LÊ PHƯƠNG. - Ngày 12/01/2023 00:06 AM (GMT+7)

Việc bao sái ban thờ và rút tỉa chân hương cần phải lưu ý rất nhiều điều và tùy thuộc vào tuổi sẽ chọn ra được những ngày đẹp, chứ không nhất thiết phải làm cùng ngày cúng ông Công ông Táo.

Có nhất thiết phải rút tỉa chân hương cùng với cúng ông Công ông Táo?

Bao sái bát hương, dọn dẹp ban thờ thường được các gia đình thực hiện vào dịp cuối năm và đa số kết hợp làm cùng với ngày cúng ông Công ông Táo. Theo các chuyên gia phong thủy, sự kết hợp này không ảnh hưởng gì và có thể thực hiện được, tuy nhiên không nên quá máy móc, việc bao sái, rút tỉa chân hươngg có thể làm được các thời điểm khác trong năm, thậm chí sau ngày cúng ông Công, ông Táo.

Chuyên gia phong thủy Nguyễn Song Hà cho biết, thời điểm bao sái thì chỉ cần cuối tháng làm là được để ban thờ luôn sạch sẽ. Còn vừa bao sái kết hợp rút tỉa chân hương sẽ là cuối năm, với những gia đình có quá nhiều chân hương thì tối đa một năm rút tỉa chân nhang 3 lần là cuối tháng 4 âm, cuối tháng 8 âm và cuối tháng 12 âm. Đặc biệt là cuối năm thì phải cúng ông Công ông Táo xong mới được tiến hành nghi lễ bao sái rút tỉa chân nhang ở bàn thờ.

Việc rút tỉa chân hương có thể kết hợp cùng với cúng ông Công ông Táo hoặc có thể thực hiện sau vẫn được.

Việc rút tỉa chân hương có thể kết hợp cùng với cúng ông Công ông Táo hoặc có thể thực hiện sau vẫn được. 

Chuyên gia phong thủy Song Hà tư vấn, việc tiến hành bao sái và rút tỉa chân nhang cuối năm 2022 đón tết 2023 có thể thực hiện vào các ngày và các khung giờ đẹp sau:

- Ngày 20 âm cúng ông Công ông Táo khởi lễ từ 7h10 đến 8h50. Bao sái và rút tỉa chân nhang bắt đầu tiến hành từ 13h10 đến 14h50. Ngày này hợp các tuổi Tý, Ngọ, Mão, Dậu, Thìn, Tuất, Sửu, Mùi.

- Ngày 21 âm cúng ông Công ông Táo khởi lễ từ 5h10 đến 6h50. Bao sái và rút tỉa chân nhang bắt đầu tiến hành từ 15h10 đến 16h50. Ngày này hợp các tuổi Dần, Thân, Tị, Hợi, Thìn, Tuất, Sửu, Mùi.

- Ngày 22 âm cúng ông Công ông Táo khởi lễ từ 5h10 đến 6h50. Bao sái và rút tỉa chân nhang bắt đầu tiến hành từ 15h10 đến 16h50. Ngày này hợp các tuổi Dần, Thân, Tị, Hợi, Tý, Ngọ, Mão, Dậu.

- Ngày 23 âm cúng ông Công ông Táo khởi lễ từ 7h10 đến 8h50. Bao sái và rút tỉa chân nhang bắt đầu tiến hành từ 13h10 đến 14h50. Ngày này hợp các tuổi Tý, Ngọ, Mão, Dậu, Thìn, Tuất, Sửu, Mùi.

- Ngày 24 âm bao sái và rút tỉa chân nhang bắt đầu tiến hành từ 7h10 đến 8h50 hoặc chiều từ 13h10 đến 14h50. Ngày này hợp các tuổi Dần, Thân, Tị, Hợi, Thìn, Tuất, Sửu, Mùi.

- Ngày 25 âm bao sái và rút tỉa chân nhang bắt đầu tiến hành từ 7h10 đến 8h50 hoặc 9h10 đến 10h50 chiều từ 15h10 đến 16h50. Ngày này hợp các tuổi Dần, Thân, Tị, Hợi, Tý, Ngọ, Mão, Dậu.

- Ngày 26 âm bao sái và rút tỉa chân nhang bắt đầu tiến hành từ 7h10 đến 8h50 hoặc chiều từ 13h10 đến 14h50. Ngày này hợp các tuổi Tý, Ngọ, Mão, Dậu, Thìn, Tuất, Sửu, Mùi.

Điều cần đặc biệt lưu ý khi thực hiện rút tỉa chân hương

Vị chuyên gia này cũng lưu ý rằng, bàn thờ là nơi linh thiêng, vì vậy nếu như bạn muốn thực hiện bao sái bàn thờ, di dời đồ đạc cần có văn khấn để xin phép các chư vị thần linh trước. Tuyệt đối không tự ý động chạm, lau dọn đồ đạc sẽ bị coi là mạo phạm, kinh động đến các chư vị thần linh.

Quá trình thực hiện bao sái ban thờ cần phải thực hiện hết sức cẩn thận, nhất là không được xe địch bát hương.

Quá trình thực hiện bao sái ban thờ cần phải thực hiện hết sức cẩn thận, nhất là không được xe địch bát hương. 

Khi bao sái, rút tỉa chân hương cần phải ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ, lịch sự. Sau khi xin phép, gia chủ tiến hành rút từng chân hương một, cho tới khi còn số lượng chân hương đẹp nhất và nên để ở con số lẻ: 15, 17, 19; nếu là người làm ăn lớn để lại 25, 27, 29 chân nhang để nối phúc khí cho năm tiếp theo.

Nếu nam nhân làm chủ khí trong nhà để lại 17, 27, 37 chân nhang. Nếu nữ nhân làm chủ khí trong nhà (trường hợp mẹ góa con côi hay bà mẹ đơn thân) để lại 19, 29, 39 chân nhang. Chân hương sau khi rút sẽ mang đi hóa tro, đổ xuống sông hoặc vùi vào gốc cây sân vườn nhà tuyệt đối không vứt ra rác.

Trong lúc rút, tỉa chân hương không được làm xê dịch, di chuyển bát hương, 1 tay giữ bát hương, 1 tay nhẹ nhàng rút, cẩn thận thì làm 2 người 1 giữ 1 rút. Sau khi thực hiện xong cần phải thắp hương cẩn báo lại các cụ, thần linh. Lau dọn bàn thờ phải lau mặt nhật nguyệt của bát hương đầu tiên, lau bát hương trước rồi mới lau đến các đồ thờ khác. Khi lau phải dùng nước ngũ vị hương và rượu gừng pha vào nhau tạo 7 mùi hương là 7 vía của trạch chủ thường là nam nhân trong gia đình.

Trường hợp gia đình nào vì bàn thờ mối mọt, cong vênh, nứt vỡ hay bát hương nứt, bát hương đồng gỉ cần phải đánh bóng hay đơn giản là muốn chuyển bàn thờ sang vị trí tốt hơn... buộc phải thay bàn thờ, thay bát hương, di chuyển thì sau khi chuyển vị ban án thờ, chuyển vị bát hương phải làm lễ an vị bát hương, an vị ban thờ ngay.

Khi lau dọn tổng vệ sinh bàn thờ phòng thờ tối kị mở toang các cửa phòng thờ ra ánh nắng ánh sáng dương quang chiếu rọi vào bàn thờ gây tổn hại linh khí phạm Dương Quang Sát. Phòng thờ quanh năm buông rèm tối tránh ánh sáng bên ngoài, được dùng điện phía trong và 24/24h bật 2 cây đèn đỏ hoặc đèn vàng. Đề phòng hỏa hoạn nếu dùng bàn thờ gỗ nên đặt kiếng trên bàn thờ tránh tàn rụng gây cháy, tuy nhiên phải dán đề can mờ để không phản chiếu hình ảnh đồ thờ đổ xuống kiếng kính...

* Bài viết thể hiện quan điểm của chuyên gia và mang tính chất tham khảo

Cúng ông Công ông Táo năm nay ngày nào đẹp? Khi cúng cần tránh điều gì để không phạm húy, mất tài lộc
Cúng ông Công ông Táo là một phong tục truyền thống và là nét văn hóa của người Việt. Theo truyền thuyết kể lại, ông Công là vị thần cai quản đất đai trong nhà, còn ông Táo là ba vị đầu rau trông coi việc bếp núc.

Ngày ông Công ông Táo

Theo LÊ PHƯƠNG.
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Tết nguyên đán