Cúng ông Công ông Táo năm nay ngày nào đẹp? Khi cúng cần tránh điều gì để không phạm húy, mất tài lộc

LÊ PHƯƠNG. - Ngày 10/01/2023 16:20 PM (GMT+7)

Cúng ông Công ông Táo là một phong tục truyền thống và là nét văn hóa của người Việt. Theo truyền thuyết kể lại, ông Công là vị thần cai quản đất đai trong nhà, còn ông Táo là ba vị đầu rau trông coi việc bếp núc.

Theo tục xưa, hàng năm vào ngày 23 tháng Chạp, các vị thần này lại cưỡi cá chép lên Thiên đình báo cáo tất cả việc làm tốt và chưa tốt của con người trong suốt một năm qua để Thiên đình định đoạt công, tội.

Xuất phát từ tín ngưỡng đó, lễ tiễn ông Công ông Táo về trời luôn được tiến hành trọng thể. Hiện nay, nghi lễ cúng ông Công ông Táo đã có nhiều điều đổi thay để phù hợp với xu thế thời đại, có không ít người băn khoăn không biết việc mình làm đã phù hợp hay chưa. Ví dụ như có nên cúng đúng ngày hay trước ngày 23 tháng Chạp, nên bao sái ban thờ không, nên cúng cá giấy hay cá sống rồi phóng sinh.

Chuyên gia phong thủy Nguyễn Song Hà cho biết, hiện rất nhiều gia đình thực hiện cúng ông Công ông Táo sớm, điều này vẫn chấp nhận được nhưng không nên làm quá sớm, nhất là cần lưu ý: tránh làm vào ngày rằm tháng Chạp. Theo bà Song Hà, tốt nhất vẫn là cúng đúng ngày, nếu quá bận rộn thì có thể cúng trước nhưng nên để từ sau 20 trở ra và cũng không cúng sau ngày 23 tháng Chạp.

img alt src/upload/1-2023/images/2023-01-09/img_5458-1673257435-610-width780height511.jpg stylewidth: 780px; height: 511px; /

Tốt nhất cúng ông Công ông Táo vào đúng ngày và cúng xong mới bao sái ban thờ, tỉa chân nhang. 

Đối với việc bao sái ban thờ, rút chân nhang, chuyên gia Song Hà chia sẻ, việc làm này thực hiện được trong ngày cúng ông Công ông Táo nhưng cũng cần phải chú ý một số điều, đó là trước khi thực hiện nghi thức như trang phục, đầu tóc gọn gàng, người đang hành kinh không thực hiện. Ngoài ra, cần dùng các loại nước thơm như quế, hoa bưởi,… để lau dọn ban thờ. Đặc biệt, rất nhiều người bao sái, rút chân nhang sau đó để ban thờ sạch sẽ mới cúng ông Công, ông Táo. Điều này là sai lầm, cần cúng ông Công ông Táo xong mới được thực hiện việc bao sái và rút tỉa chân nhang.

Chuyên gia phong thủy Nguyễn Đức Thêm – Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Văn hóa cổ phương Đông cũng cho rằng, theo quan niệm dân gian, ngày 23 tháng Chạp ông Công, ông Táo mới lên trầu trời vì thế nên thắp hương cúng đúng ngày. Vì lý do nào đó có thể cúng trước nhưng các ông chưa đến ngày vẫn chưa thể vào chầu trời được.

Về thời gian cúng, ông Thêm chia sẻ, nhiều người nghĩ cúng ông Công ông Táo phải trước giờ Ngọ, vì thế việc chuẩn bị có phần sơ sài, không đủ các lễ vật. Thực tế, thời gian cúng trong ngày 23 tháng Chạp lúc nào cũng được, chứ không nhất thiết phải giờ Ngọ.

Cúng ông Công ông Táo năm nay ngày nào đẹp? Khi cúng cần tránh điều gì để không phạm húy, mất tài lộc - 2

Ông Thêm cho biết, việc thắp hương trong ngày 23 tháng Chạp cần phải thành tâm, chuẩn bị chu đáo, trang trọng chứ không cần phải những món đắt tiền. 

Chuyên gia Nguyễn Đức Thêm cũng cho biết, lễ vật dâng cúng chỉ cần chuẩn bị đầy đủ cơm canh, lễ vật, tiền vàng, mũ áo… chứ không nên lãng phí, cốt yếu là ở sự thành tâm kính lễ. “Hiện nhiều gia đình có điều kiện chuẩn bị cỗ bàn linh đình, cúng nhiều đồ ngon ngọt mong các Táo lên thiên đình tâu điều hay, lẽ đẹp cho gia đình. Tuy nhiên, việc ứng xử với các Táo đâu chỉ một ngày 23 tháng Chạp mà đó là quy trình của cả một năm”, ông Thêm cho hay.

Đối với việc cúng cá chép giấy hay cá chép sống, các chuyên gia cho rằng thực tế đây chỉ là quan niêm trong dân gian, vì thế mọi thứ chỉ mang tính tượng trưng. Mọi người chuẩn bị được gì hoặc tiện gì thì dùng vậy, miễn sao là thành tâm. Bở, nếu mua con cá chép to đến vài kg hay cá đẹp, đắt tiền bằng mấy nhưng khi thả (phóng sinh) vào nơi nước tù đọng, không sống được thì cũng không bằng đốt cá giấy. Do vậy, nếu thả cá sống cần phải tìm nơi có nguồn nước sạch, để cá sống thì gia đình mđược lộc.

Tham khảo một số ngày, giờ tốt để cúng ông Công ông Táo năm nay:

- Ngày 17 tháng Chạp (8/1/2023 dương lịch): Tức Chủ nhật, ngày Bính Dần, là ngày Hoàng đạo Kim Quỹ.

- Ngày 18 tháng Chạp (9/1/2023 dương lịch): Tức thứ Hai, ngày Đinh Mão, là ngày Hoàng Đạo.

- Ngày 20 tháng Chạp (11/1/2023 dương lịch): Tức thứ Tư, ngày Kỷ Tỵ, là ngày Hoàng đạo Ngọc Đường.

- Ngày 23 tháng Chạp (14/1/2023 dương lịch): Tức thứ Bảy, ngày Nhâm Thân, Hoàng Đạo Tư Mệnh.

Giờ đẹp cúng ông Công ông Táo năm 2023:

- Ngày 17 tháng Chạp:

Các khung giờ đẹp gồm: Tí (23h-1h); Sửu (1h-3h); Thìn (7h-9h); Tỵ (9h-11h); Mùi (13h-15h); Tuất (19h-21h).

- Ngày 18 tháng Chạp:

Các khung giờ đẹp gồm: Tí (23h-1h); Dần (3h-5h); Mão (5h-7h); Ngọ (11h-13h); Mùi (13h-15h); Dậu (17h-19h).

- Ngày 20 tháng Chạp:

Các khung giờ đẹp gồm: Sửu (1h-3h); Thìn (7h-9h); Ngọ (11h-13h); Mùi (13h-15h); Tuất (19h-21h); Hợi (21h-23h).

Trong đó, giờ Ngọ ngày 20 tháng Chạp là giờ Tốc hỷ, khung giờ đẹp nhất để cúng Táo quân, hứa hẹn cả năm mới gặp nhiều may mắn, dữ hóa lành.

- Ngày 23 tháng Chạp:

Các khung giờ tốt gồm: Thìn (7h-9h), Tị (9h-11h), tốt nhất là trước 12 giờ trưa.

Đặc biệt, trong ngày 23 tháng Chạp năm Nhâm Dần, giờ Thìn là giờ Tốc hỷ, rất thích hợp để tiến hành nghi lễ cúng tiễn ông Táo về trời.

(*) Nội dung bài viết chỉ mang tính tham khảo, thể hiện quan điểm của các chuyên gia 

Cúng ông Công ông Táo năm nay ngày nào đẹp? Khi cúng cần tránh điều gì để không phạm húy, mất tài lộc - 3



SỰ KIỆN

Tết Nguyên Đán

Ngày
Giờ
Phút
Giây

Ngày diễn ra : Chủ nhật 22/01/2023

Tức ngày : 01/01/2023 ( Âm lịch )

Cá chép cúng ông Công, ông Táo tăng giá phi mã: Người buôn không dám nhập vì sợ ế hàng
Tại chợ cá Yên Sở, lượng các chép đỏ đưa về phục vụ ngày cúng ông Công, ông Táo năm nay không nhiều, giá tăng phi mã cao hơn 100.000 đồng/1kg so với...

Tết âm lịch năm 2021

Theo LÊ PHƯƠNG.
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Ngày ông Công ông Táo