Còn 5 ngày để điều chỉnh nguyện vọng: Chuyên gia tư vấn cách sắp xếp để "chốt hạ", tăng cơ hội trúng tuyển đại học

H.A - Ngày 25/07/2023 12:00 PM (GMT+7)

Chỉ còn 5 ngày để thí sinh đăng ký, điều chỉnh nguyện vọng, trong giai đoạn "nước rút" này, các em cần cân nhắc, suy nghĩ kỹ lưỡng trước khi “chốt hạ”.

"Ưu tiên chọn đúng ngành, chứ không phải mục tiêu cuối cùng phải vào được đại học"

Thông tin mới nhất từ Bộ GD-ĐT, sau hơn 10 ngày mở cổng đăng ký nguyện vọng xét tuyển đại học năm 2023, đã có khoảng 390.000 thí sinh đăng ký, trong số đó có 72.000 em chỉ đăng ký duy nhất 1 nguyện vọng.

Trước tình trạng này, PGS.TS Nguyễn Thu Thủy, Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học, Bộ GD-ĐT đưa ra tư vấn: “Các em nên bổ sung vì nếu có rủi ro, hệ thống của Bộ còn xét tuyển tiếp để thí sinh có được các cơ hội khác. Thí sinh nên xếp nguyện vọng mình yêu thích nhất và cảm thấy phù hợp nhất lên đầu tiên.

Không đăng ký 1 nguyện vọng và cũng không nên đăng ký cả trăm nguyện vọng, điều từng xảy ra vào các năm trước vì không cần thiết. Từ nay đến 17h ngày 30/7, các em nên cân nhắc kỹ và điều chỉnh nguyện vọng của mình phù hợp, tránh xảy ra trường hợp đáng tiếc.

Với nhóm thí sinh đã trúng tuyển sớm, lưu ý các em vẫn phải làm thao tác cuối cùng là đăng ký lên hệ thống của Bộ và nộp lệ phí đúng quy định.

ThS. Cao Quảng Tư, Giám đốc Tuyển sinh, Trường Đại học Quốc tế Sài Gòn, cho hay, thí sinh nên có sự đối sánh điểm chuẩn các ngành (dự kiến đặt nguyện vọng) trong 3 năm gần nhất, với dự kiến điểm chuẩn trong năm nay, để cân nhắc với số điểm thi của mình.

Bên cạnh đó, thí sinh nên đặt nguyện vọng một cách thông minh, trong đó, không nên lựa chọn top trường quá cao mà phân theo thứ tự ưu tiên 1, 2, 3... để đảm bảo nếu nguyện vọng 1 không như ý, thí sinh vẫn còn nguyện vọng 2, nguyện vọng 3… đáp ứng được ngành học tốt nhất mà mình mong muốn. Đặc biệt, thí sinh nên lưu ý, ưu tiên chọn đúng ngành chứ không phải là mục tiêu cuối cùng phải vào được đại học.

Giai đoạn nước rút, việc sắp xếp, điều chỉnh nguyện vọng phụ hợp là rất quan trọng (Ảnh minh họa)

Giai đoạn nước rút, việc sắp xếp, điều chỉnh nguyện vọng phụ hợp là rất quan trọng (Ảnh minh họa)

TS. Phạm Tấn Hạ, Phó hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia TP.HCM lưu ý quan trọng cho thí sinh khi đăng ký nguyện vọng xét tuyển là ngành nào, trường nào thích nhất thì để vào nhóm 1, ưu tiên nguyện vọng trên cùng. Nhóm thứ 2 là những trường vừa với sức với thí sinh và nhóm cuối cùng là nhóm dự bị.

Thạc sĩ Đỗ Ngọc Anh, Giám đốc Trung tâm Thông tin và Truyền thông, Trường Đại học Mở Hà Nội khuyên thí sinh nên chọn khoảng 6-10 nguyện vọng, chia thành ba nhóm.

- Nhóm 1 gồm những ngành, trường có điểm trung bình các năm gần đây cao hơn điểm thi của thí sinh 1-3 điểm.

- Nhóm 2 gồm các ngành có điểm chuẩn tương đương điểm đạt được hoặc hơn kém nhau 1 điểm.

- Nhóm 3 là các ngành có điểm trúng tuyển trung bình những năm gần đây thấp hơn điểm thi 1-3 điểm. Với mỗi nhóm, thí sinh nên đặt ít nhất một nguyện vọng.

“Phụ huynh hãy để con chọn ngành học nào mà con cảm thấy thích nhất”

Đó là lời tư vấn của TS. Phạm Tấn Hạ, Phó hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia TP.HCM dành cho các bậc phụ huynh. Theo TS Hạ: “Phụ huynh hãy để con chọn ngành học nào mà con cảm thấy thích nhất. Không nên áp đặt con học một ngành chỉ vì cha mẹ thấy tốt. Có nhiều trường hợp sinh viên học những ngành không đam mê, nên gặp rất nhiều khó khăn, chán nản. Nhiều bạn bị rớt môn, nợ môn quá nhiều, đến khi gia đình biết được tình hình thì đã muộn”.

Chuyên gia Đào Ngọc Cường cũng cho hay: "Những ngày này học sinh, phụ huynh đang tất bật chọn nghề để xét tuyển đại học. Đối với những thí sinh đạt điểm cao và có tư duy tốt, việc chọn nghề cũng sẽ thuận lợi hơn. Nhưng với em có phổ điểm khá và trung bình, chưa có nhiều kỹ năng và tư duy tốt thì việc chọn nghề rất vất vả. Bởi không phải phụ huynh nào cũng có đủ kiến thức, kỹ năng để chọn nghề cho con.

Hiện nay tại Việt Nam cũng chưa nhiều đơn vị làm hướng nghiệp chuẩn nên các bậc phụ huynh cũng không dễ gặp được chuyên gia tư vấn hướng nghiệp, vì vậy dẫn đến tình trạng chọn nghề theo cảm tính, trào lưu, điểm số. Để chọn đúng nghề là việc làm rất quan trọng. Đây là một bước ngoặt quan trọng của cả đời, có tính quyết định rất lớn đến tương lai của con.

Nếu chọn đúng nghề cho con thì giúp thành công, hạnh phúc trong tương lai. Ngược lại chọn sai dẫn đến hậu quả rất lớn như hiện nay. Số học sinh học trái ngành dẫn đến bỏ học giữa chừng, ra trường không làm đúng chuyên môn, thất nghiệp, chán nản khi làm việc, lãng phí công sức, tiền bạc, thời gian, trí tuệ...".

Theo các chuyên gia, có nhiều trường hợp sinh viên học những ngành không đam mê, nên gặp rất nhiều khó khăn, chán nản. Nhiều bạn bị rớt môn, nợ môn quá nhiều, đến khi gia đình biết được tình hình thì đã muộn

Theo các chuyên gia, có nhiều trường hợp sinh viên học những ngành không đam mê, nên gặp rất nhiều khó khăn, chán nản. Nhiều bạn bị rớt môn, nợ môn quá nhiều, đến khi gia đình biết được tình hình thì đã muộn

Theo chuyên gia Đào Ngọc Cường, ngoài việc tìm hiểu xu hướng của xã hội, nhu cầu việc làm, thu nhập thì việc quan trọng nhất cần biết năng lực của người học. Hiện nay đa số lại không để ý đến yếu tố quyết định này. Để biết được năng lực của người học cần có quá trình theo dõi, quan sát của cha mẹ, bên cạnh đó cần có thêm các công cụ phân tích để hỗ trợ để có thêm thông tin tham khảo.

"Mỗi ngày chúng tôi nhận được hàng trăm phụ huynh nhờ tư vấn hướng nghiệp nhưng đa số đều nói điểm thi và khối thi để chọn nghề. Phụ huynh không quan tâm nghề đó có phù hợp với con mình không. Chọn nghề cần dựa vào tiêu chí: Nghề con giỏi, nghề đúng đam mê, phù hợp điều kiện gia đình, nghề đúng sứ mệnh, xã hội cần và kiếm được tiền", chuyên gia Đào Ngọc Cường nói.

Mở lại hệ thống đăng ký xét tuyển Đại học cho thí sinh tự do từ 9h sáng ngày 26/7

Theo kế hoạch tuyển sinh của Bộ GD-ĐT, từ ngày 15/6 đến 20/7, thí sinh tự do có nguyện vọng đăng ký xét tuyển sẽ phải đến các Điểm tiếp nhận (theo quy định của Sở GD-ĐT) để tạo tài khoản đăng ký xét tuyển trên hệ thống. Tuy nhiên, Bộ GD-ĐT nhận được phản ánh của các Sở GD-ĐT, các trường và các thí sinh về việc do chưa tạo tài khoản trên hệ thống nên thí sinh không đăng ký được nguyện vọng xét tuyển.

Để tạo điều kiện tốt nhất cho những thí sinh này, hệ thống sẽ được mở lại từ 9h ngày 26/7 đến 17h ngày 28/7 để các Điểm tiếp nhận tiếp tục mở tài khoản đăng ký xét tuyển cho thí sinh.

Còn 5 ngày để điều chỉnh nguyện vọng: Chuyên gia tư vấn cách sắp xếp để amp;#34;chốt hạamp;#34;, tăng cơ hội trúng tuyển đại học - 3

Dự đoán điểm chuẩn một số ngành học HOT năm 2023 sau khi biết điểm thi Tốt nghiệp, có những ngành lên tới 28-29 điểm
Nhiều ngành hot có điểm chuẩn lên tới 28-29 điểm năm 2022 thì năm nay liệu có gây bất ngờ cho thí sinh và mức độ tăng hay giảm thế nào?

Bí quyết tuyển sinh

Theo H.A
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Bí quyết tuyển sinh