Ngôi nhà 1,3 mét giữa Hà Nội và cuộc sống người mẹ chăm con 46 tuổi như trẻ lên ba

Ngày 15/05/2020 00:08 AM (GMT+7)

Ngôi nhà có chiều ngang rộng chỉ 1,3 mét, được che bằng những tấm bạt là nơi bà Qúy ở đã 30 năm nay và chăm sóc người con mắc bệnh tâm thần.

Video: Bà Quý nịnh nọt con gái dậy để uống thuốc vào mỗi buổi sáng.

Con gái 46 tuổi vẫn nịnh như con mọn để ăn cơm, uống thuốc

Trong con ngõ 444 Hoàng Hoa Thám (Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội), lọt thỏm giữa những ngôi nhà cao tầng là nơi bà Nguyễn Thị Quý (76 tuổi) và con gái Nguyễn Thị Thúy Quỳnh (46 tuổi) đang sinh sống. Dù được đánh số nhà, nhưng đây thực chất chỉ là túp lều được che phủ bởi những tấm rào sắt, cùng các mảnh bạt chắp vá, chằng chịt dây thép bên ngoài.

9 giờ sáng chúng tôi gọi cửa, mẹ con bà Quý vẫn chưa thức giấc. Có khách đến thăm, bà Quý vuốt vội mái tóc bạc trắng như cước, lọ mọ ra mở cửa. Nhà ọp ẹp nên bà phải dùng nhiều dây xích và khóa nhiều lần để phòng kẻ gian. Mất gần 30 phút bà mới tìm đủ chìa khóa và mở được cánh cửa dẫn khách vào nhà. “Cái Quỳnh hôm qua nó chơi, chùm chìa khóa rơi trong đống đổ nát mãi tôi mới tìm đươc. Các anh thông cảm”, vừa mời khách vào nhà, bà vừa nói.

Ngôi nhà 1,3 mét giữa Hà Nội và cuộc sống người mẹ chăm con 46 tuổi như trẻ lên ba - 1
Ngôi nhà 1,3 mét giữa Hà Nội và cuộc sống người mẹ chăm con 46 tuổi như trẻ lên ba - 2
Ngôi nhà 1,3 mét giữa Hà Nội và cuộc sống người mẹ chăm con 46 tuổi như trẻ lên ba - 3
Ngôi nhà 1,3 mét giữa Hà Nội và cuộc sống người mẹ chăm con 46 tuổi như trẻ lên ba - 4
Ngôi nhà 1,3 mét giữa Hà Nội và cuộc sống người mẹ chăm con 46 tuổi như trẻ lên ba - 5
Ngôi nhà 1,3 mét giữa Hà Nội và cuộc sống người mẹ chăm con 46 tuổi như trẻ lên ba - 6

Nơi bà Quý và con gái ở xuống cấp trầm trọng.

Bước chân vào căn nhà rộng 1,3 mét, mùi xú uế bốc lên nồng nặc. Những ống sắt vứt ngổn ngang, bức tường loang lổ ẩm mốc, quần áo giăng khắp nhà, bát đũa nồi xoong đầy lối đi vào…

Mời chúng tôi ngồi lên đống quần áo, bà Quý liên hồi gọi đứa con gái bé bỏng dậy ăn cơm, uống thuốc. “Dậy đi con ơi, đến giờ uống thuốc rồi”, tiếng bà Quý cất lên. Bên trong, Quỳnh - con gái bà ngáp dài rồi nũng nịu đòi ngủ tiếp. Gọi con mãi không được, bà Quý buông lời dọa nạt: “Con không dậy mẹ gọi bác sĩ, gọi xe đến cho con sang Trâu Quỳ (BV Tâm thần Hà Nội) đấy”.

Ngôi nhà 1,3 mét giữa Hà Nội và cuộc sống người mẹ chăm con 46 tuổi như trẻ lên ba - 7

Bữa sáng của Quỳnh có đậu rán và rau, cô không chịu ăn dù mẹ nịnh hết lời.

Nghe thấy vậy, Quỳnh lóp ngóp bò dậy, miệng cười hềnh hệch uống một hơi hết số thuốc mẹ vừa pha, rồi lại nằm xuống tấm phản cũ mèm. “Thế con không ăn cơm à. Con đồng ý sáng nay ăn cơm mẹ nấu rồi cơ mà”, bà Quý nói với con.

Bát cơm với vài miếng đậu, trộn lẫn bí luộc đã được bà chuẩn bị không biết từ bao giờ được đưa đến giường, nhưng Quỳnh gạt ra nhất quyết không ăn. Nịnh con một hồi rồi bà khom lưng bê bát cơm ra ngoài và nói: “Thế thì ngủ đi, trưa ăn một thể. Từ sau không ăn cơm phải bảo mẹ mua đồ khác. Uống thuốc không ăn đau bụng đấy”.

Mong muốn lúc xế chiều của người mẹ già

Nhặt từng túi quần áo rải đầy dưới nền nhà, bà Quý bắt đầu kể câu chuyện cuộc đời mình. Trước đây, bà cũng có một gia đình hạnh phúc với hai con 1 trai, 1 gái. Năm 1992, bà mắc bệnh lao nên ly dị với chồng và nuôi đứa con gái út khi đó 28 tuổi.

Ngôi nhà 1,3 mét giữa Hà Nội và cuộc sống người mẹ chăm con 46 tuổi như trẻ lên ba - 8
Ngôi nhà 1,3 mét giữa Hà Nội và cuộc sống người mẹ chăm con 46 tuổi như trẻ lên ba - 9
Ngôi nhà 1,3 mét giữa Hà Nội và cuộc sống người mẹ chăm con 46 tuổi như trẻ lên ba - 10
Ngôi nhà 1,3 mét giữa Hà Nội và cuộc sống người mẹ chăm con 46 tuổi như trẻ lên ba - 11

Ngôi nhà bà Quý bộn bề đồ đạc của hai mẹ con.

Những năm 1990, nói đến bệnh lao ai cũng sợ, chính vì sợ mà gia đình bà tan vỡ. Bà phải bán đất để lấy tiền điều trị và nhờ đó mà giữ lại được mạng sống. “Trước đây, đất tôi rộng lắm, đủ làm 2 căn nhà. Nhưng bệnh tật tôi phải bán đi, chỉ còn thế này”, bà Quý nói.

Hai đứa con của bà, người con trai được bố cho nhà đã chuyển nơi khác ở, thỉnh thoảng cho bà chút tiền. Còn người con gái hiện đang ở cùng bà. Hướng mắt nhìn về phía con gái, nước mắt lưng tròng bà nói: “Trước nó thông minh, học giỏi nhưng vì ham chơi mà thành ra như vậy”.

Ngôi nhà 1,3 mét giữa Hà Nội và cuộc sống người mẹ chăm con 46 tuổi như trẻ lên ba - 12

Bà Quý buồn rầu kể lại số phận cuộc đời mình.

Hồi nhỏ Quỳnh xinh xắn, học giỏi. Suốt 9 năm học cấp 1, cấp 2 con bà đều là học sinh giỏi. Năm lên lớp 10 thi vào trường Chu Văn An (Tây Hồ) Quỳnh còn thừa 1,5 điểm. Ở lứa tuổi thay đổi tâm sinh lý, Quỳnh ham chơi rồi không được lên lớp, từ đó rơi vào trạng thái trầm cảm. Dù đã chạy chữa nhiều nơi nhưng không thuyên giảm, đến nay đã 30 năm sống nhờ sự chăm sóc của mẹ và thuốc bệnh viện cấp phát.

Bà Quý trước là công nhân, rồi về hưu vì mất sức. Hiện mỗi tháng bà nhận được gần 2 triệu tiền lương, cùng với tiền hỗ trợ của con nên hai mẹ con không bị đói. Chỉ khi nào con gái trở bệnh phải nhập viện thì cuộc sống khó khăn hơn.

Ngôi nhà 1,3 mét giữa Hà Nội và cuộc sống người mẹ chăm con 46 tuổi như trẻ lên ba - 13

Quỳnh trước từng là con ngoan, trò giỏi trong mắt bố mẹ.

“Chính quyền và nhiều người hỗ trợ nhưng tôi sợ mắc nợ lắm. Tôi vẫn lo được cho con, chỉ có điều ngôi nhà giờ không an toàn nữa. Tích cóp được chút tiền nhưng vẫn chưa đủ để sửa nhà”, bà Quý nói.

Tới đây, bà Quý sẽ đưa con ra ngoài thuê phòng ở, dọn hết đồ đạc để sửa sang lại chỗ ở. Người mẹ này lo ngại, nếu cứ tiếp tục ở trong ngôi nhà mục nát này, nếu sập xuống thì cả 2 mẹ con đều chết.

Ngôi nhà 1,3 mét giữa Hà Nội và cuộc sống người mẹ chăm con 46 tuổi như trẻ lên ba - 14
Ngôi nhà 1,3 mét giữa Hà Nội và cuộc sống người mẹ chăm con 46 tuổi như trẻ lên ba - 15
Ngôi nhà 1,3 mét giữa Hà Nội và cuộc sống người mẹ chăm con 46 tuổi như trẻ lên ba - 16
Ngôi nhà 1,3 mét giữa Hà Nội và cuộc sống người mẹ chăm con 46 tuổi như trẻ lên ba - 17

Bà Quý chỉ mong muốn sau này con có cuộc sống tử tế hơn.

“Nói là làm nhà nhưng tôi chỉ chôn cọc sắt, đổ bê tông rồi gia cố lại. Chính quyền cũng đồng ý cho tôi sửa lại nhà rồi”, người mẹ già nói về dự định của mình.

Tuổi đã cao, lại mắc nhiều bệnh tật, với chút sức lực cuối cùng, bà Quý chỉ mong sẽ được ở trong ngôi nhà vững chắc hơn để nếu nhỡ qua đời, con gái bà sẽ có nơi tử tế để ở, không lo bị sập bất cứ lúc nào.

Người tâm thần gây án và nỗi đau tận cùng để lại cho thân nhân bị hại
Trong bữa tiệc tân gia, chỉ vì mâu thuẫn trong lúc chọn bài hát mà 1 người đã vĩnh viễn ra đi, 1 người chịu cảnh tù tội.
Lê Phương
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Những câu chuyện cảm động