Cổng làng có 1-0-2 ở Hà Nội, nơi ai đi xa cũng muốn trở về chốn yên bình ấy

LÊ PHƯƠNG. - Ngày 28/04/2021 06:45 AM (GMT+7)

Cổng làng không chỉ là nơi để người dân Yên Cốc tự hào, mà trong ký ức của nhiều người đó còn là cánh cửa bảo vệ dân làng những lúc nguy hiểm nhất.

Thôn Yên Cốc, xã Hồng Phong (Chương Mỹ, Hà Nội) là một ngôi làng cổ đã có từ lâu đời. Theo xu thế phát triển, giờ đây cả đời sống vật chất và tinh thần của người dân nơi đây đã có nhiều đổi thay.

Dọc con đường làng, nhiều ngôi nhà cao tầng với lối kiến trúc hiện đại được dựng lên, thế nhưng với những người con được sinh ra và lớn lên ở Yên Cốc, hình ảnh in đậm trong ký ức của họ chính là cây đa và chiếc cổng làng cổ kính.

Cổng làng có 1-0-2 ở Hà Nội, nơi ai đi xa cũng muốn trở về chốn yên bình ấy - 1

Phía trong làng, những ngôi nhà cao tầng hiện đại mọc lên nhưng hình ảnh chiếc cổng làng cổ kính vẫn in đậm trong ký ức mỗi người dân Yên Cốc.

Các bô lão trong làng kể rằng, xưa kia mỗi làng mỗi xã đều được xây dựng hai chiếc cổng ở đầu và cuối làng. Đầu làng thì được gọi là cổng tiền, còn cuối làng được gọi là cổng hậu. Theo quan niệm, cổng tiền để đón khách vào làng, còn cổng hậu thường để đưa tang người đã khuất.

Thế nhưng trải qua bao năm tháng, các cổng làng và phong tục ấy dần biến mất và cổng làng Yên Cốc là một trong những chiếc cổng làng cổ từ xa xưa vẫn còn sót lại, được gốc đa cổ thụ bên cạnh “ôm chặt” bảo vệ.

Cổng làng có 1-0-2 ở Hà Nội, nơi ai đi xa cũng muốn trở về chốn yên bình ấy - 2

Những người cao tuổi trong làng cũng không biết gốc đa và cổng làng có từ bao giờ.

Khi được hỏi về nguồn gốc và số tuổi của cây đa, chiếc cổng làng, các bô lão ai cũng lắc đầu vì không thể biết được số tuổi chính xác. Họ chỉ biết rằng chiếc cổng cổ kính này là cổng trước (cổng tiền), từ khi họ sinh ra và lớn lên đã thấy cây đa và chiếc cổng, thậm chí đời bố mẹ họ cũng chẳng biết nó được xây dựng và có từ bao giờ.

Cụ Phạm Thị Nhấm (81 tuổi, hay còn gọi là bà Hùng) người đang trông coi ngôi miếu nhỏ dưới gốc đa, đồng thời cũng là người hàng ngày quyết dọn, chăm sóc cho gốc đa tự hào nói rằng: “Cổng làng và gốc đa là linh hồn của người dân Yên Cốc”.

Cổng làng có 1-0-2 ở Hà Nội, nơi ai đi xa cũng muốn trở về chốn yên bình ấy - 3

Gốc đa, cổng làng là "linh hồn" của người dân Yên Cốc.

Cũng giống như những cụ cao niên trong làng, cụ Nhấm cũng chẳng biết cổng làng và cây đa có từ bao giờ, từ ngày bà còn bé đã thấy bộ rễ đa ôm chặt lấy cổng làng, cho đến bây giờ đã ở tuổi xưa nay hiếm, chiếc cổng làng vẫn vậy.

“Từ ngày tôi còn nhỏ đã cùng đám bạn vui chơi dưới gốc đa này, rồi đời con tôi, cháu tôi đều nô đùa ở đây. Gốc đa là nơi lưu giữ kỷ niệm cho bao thế hệ người dân làng Yên Cốc, thậm chí còn bảo vệ dân làng trong những lúc khó khăn”, bà Nhấm kể.

Theo bà, cổng làng dù nhìn bề ngoài vẫn rõ phần bê tông, nhưng thực chất qua những lần kiểm tra cho thấy phía trong từng chiếc rễ của cây đa ôm chặt lấy lớp bê tông. Có lẽ vì sự hòa quyện độc đáo ấy mà trải qua bao thăng trầm, chiếc cổng làng cổ kính vẫn hiên ngang vượt qua thời gian, bão táp và cả bom đạn chiến tranh.

Cổng làng có 1-0-2 ở Hà Nội, nơi ai đi xa cũng muốn trở về chốn yên bình ấy - 4
Cổng làng có 1-0-2 ở Hà Nội, nơi ai đi xa cũng muốn trở về chốn yên bình ấy - 5
Cổng làng có 1-0-2 ở Hà Nội, nơi ai đi xa cũng muốn trở về chốn yên bình ấy - 6
Cổng làng có 1-0-2 ở Hà Nội, nơi ai đi xa cũng muốn trở về chốn yên bình ấy - 7
Cổng làng có 1-0-2 ở Hà Nội, nơi ai đi xa cũng muốn trở về chốn yên bình ấy - 8
Cổng làng có 1-0-2 ở Hà Nội, nơi ai đi xa cũng muốn trở về chốn yên bình ấy - 9
Cổng làng có 1-0-2 ở Hà Nội, nơi ai đi xa cũng muốn trở về chốn yên bình ấy - 10

Ngồi dưới tán cây đa rợp bóng mát, bà Nhấm chia sẻ rằng, bà vẫn nhớ hồi còn nhỏ, khi các cán bộ kháng chiến bị truy lùng chạy vào trong cổng làng đã trèo lên cây đa để trốn và thoát được nạn.

Rồi những năm tháng chiến tranh, bà và nhiều người đã từng chứng kiến những câu chuyện có thật mà không thể lý giải vì sao. “Khi địch bắn phá bằng bom mìn, những quả bom rơi ở ngoài đồng nổ thành hố sâu. Thế nhưng cứ quả nào thả rơi vào trong làng là lại xịt (bom thối), không nổ. Nhiều người nghe không tin, nhưng người dân Yên Cốc chúng tôi tin thần cây đa che chở cho dân làng”, bà Nhấm kể lại.

Năm tháng qua đi, dân cư ngày một đông đúc, nhu cầu đi lại nhiều hơn trong khi cổng làng thì nhỏ, vì thế đường vào thôn Yên Cốc đã được mở rộng hơn. Dù nhu cầu mở đường ai cũng muốn nhưng khi nhìn những rễ đa cổ thụ cuốn quanh, ôm chặt lấy cổng làng người dân gắn bó với mảnh đất quê hương này, không ai đồng ý phá bỏ.

Cổng làng có 1-0-2 ở Hà Nội, nơi ai đi xa cũng muốn trở về chốn yên bình ấy - 11

Chiếc cổng làng được giữ nguyên, còn đường mới được mở ra bên cạnh.

Cuối cùng chiếc cổng làng được giữ lại, còn đường được mở rộng ra bên cạnh, dù đường mới không thẳng nhưng người dẫn vẫn vui. “Hàng ngày đi bộ hoặc đạp xe qua đây, tôi vẫn đi qua dưới cổng làng chứ không đi đường mới mở. Khi qua cổng có một cảm giác rất thư thái, nhẹ nhõm và yên bình đến lạ”, bác Hùng người dân làng Yên Cốc chia sẻ.

Tiếp tục câu chuyện, bà Nhấm cho biết có một thời gian không hiểu vì lý do gì, lá cây đa bỗng vàng úa, khi đó ai cũng lo lắng điều xấu nhất xảy ra. Sau rồi, chính bà Nhấm là người tự bỏ tiền túi mua phân về đào rãnh xung quanh gốc, rồi bón cho cây đa suốt nhiều năm trời, may mắn cây đã xanh tốt trở lại.

Cổng làng có 1-0-2 ở Hà Nội, nơi ai đi xa cũng muốn trở về chốn yên bình ấy - 12

Cổng làng có 1-0-2 ở Hà Nội, nơi ai đi xa cũng muốn trở về chốn yên bình ấy - 13

Cổng làng và gốc đa cổ thụ là nơi lưu giữ kỷ niệm của bao thế hệ người dân làng Yên Cốc.

Người phụ nữ này cho rằng, có thể do việc xây dựng làm cống, đổ nền bê tông khiến cây mất đi chất dinh dưỡng dẫn đến héo úa. Theo quan điểm của bà Nhấm, cây cũng giống như người, không được ăn uống đầy đủ là sẽ ốm và sau khi ốm nếu không được chăm sóc thì sẽ chết.

Ngồi dưới tán cây đa, ngắm chiếc cổng làng cổ kính và những đứa trẻ - thế hệ tương lai của làng Yên Cốc vui đùa, bà Nhâm nở nụ cười hiền hậu và nói: “Mong rằng cây đa, cổng làng sẽ tồn tại vĩnh cửu để che chở cho dân làng và hy vọng thế hệ tương lai cũng sẽ bảo vệ “linh hồn” của làng Yên Cốc”.

Quán tạp hóa gần 60 tuổi của cụ bà ở Hà Nội, nơi lưu giữ thanh xuân bao thế hệ
Quán tạp hóa nhỏ cũ kỹ đã nhuốm màu thời gian, nhưng đó là nơi để bao thế hệ người ở làng Chản nhớ về một thời tuổi thơ với đầy ắp kỷ niệm.
LÊ PHƯƠNG.
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Tin tức Hà Nội