COVID-19 16/7: Thai phụ ở Hà Nội dương tính với SARS-CoV-2, phong tỏa chung cư hơn 1 nghìn dân

H.A - Ngày 16/07/2021 12:10 PM (GMT+7)

UBND phường Mộ Lao (Hà Đông, Hà Nội) đã tạm phong tỏa chung cư Westa sau khi ghi nhận một người phụ nữ mang bầu 6 tháng dương tính với SARS-CoV-2.

Thai phụ dương tính với SARS-CoV-2, phong tỏa chung cư hơn 1 nghìn dân

Chung cư Westa tại ngõ 108 Trần Phú, phường Mộ Lao (Hà Đông, Hà Nội).

Chung cư Westa tại ngõ 108 Trần Phú, phường Mộ Lao (Hà Đông, Hà Nội).

Tối 16/7, ông Nguyễn Văn Long, Chủ tịch UBND phường Mộ Lao, (quận Hà Đông, Hà Nội) cho biết, phường đã tạm phong tỏa chung cư Westa với khoảng 1.200 cư dân sinh sống tại ngõ 108 Trần Phú để truy vết các trường hợp liên quan vì có ca dương tính với SARS-CoV-2.

Theo báo cáo của quận Hà Đông, chung cư Westa tại ngõ 108 đường Trần Phú, phường Mộ Lao ghi nhận một ca dương tính với SARS-CoV-2 là T.H.T. (SN 1991). Chị H. là nhân viên Trung tâm Nghiên cứu thiết kế Cơ khí thuộc Viện Cơ khí năng lượng và mỏ - VINACOMIN (ở 565 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân Nam, Thanh Xuân, Hà Nội).

Chị T. thường trú tại P7B1A chung cư Westa, phường Mộ Lao, quận Hà Đông. Ngày 15/7, người này được lấy mẫu xét nghiệm đã cho kết quả dương tính với SARS-CoV-2. Chị T. hiện tại không có triệu chứng bệnh và đang mang thai 6 tuần. chị T. là F1 của bệnh nhân N.T.H.N. là đồng nghiệp làm cùng phòng 401.

Theo ông Long, sau khi phong toà chung cư Westa, lực lượng chức năng đã phun khử khuẩn, phân loại các trường hợp tiếp xúc gần. Đến chiều nay đã phân loại xong và lấy mẫu xét nghiệm cho gần 100 trường hợp tiếp xúc gần với ca dương tính SARS-CoV-2. Sau khi xét nghiệm có kết quả các trường hợp tiếp xúc gần âm tính thì phường sẽ cho phong tỏa tầng, tùy theo tình hình diễn biến của dịch bệnh tại tòa nhà.

Nữ nhân viên ngân hàng dương tính, phong tỏa tạm thời một chung cư

Ngày 16/7, UBND phường Mai Động (Hoàng Mai, Hà Nội) đã có thông báo về việc việc tạm thời không rời khỏi nơi cư trú đối với cư dân chung cư Sunshine Palace, ngõ 13 đường Lĩnh Nam, phường Mai Động.

Theo UBND phường Mai Động, vào lúc 14h30 ngày 16/7, đơn vị nhận được thông tin về ca dương tính SARS-CoV-2 lần 1 là chị T.T.H. (SN 1990) sinh sống tại tòa nhà chung cư Sunshine Palace, ngõ 13 đường Lĩnh Nam. Chị H. là nhân viên ngân hàng hàng Vietin Bank ở số 25 Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Hiện tại toàn thể cư dân hiện đang sinh sống tại tòa nhà chung cư Sunshine Palace, ngõ 13 đường Lĩnh Nam không rời khỏi tòa nhà kể từ 14h30 ngày 16/7 cho đến khi có thông báo mới

Hiện tại toàn thể cư dân hiện đang sinh sống tại tòa nhà chung cư Sunshine Palace, ngõ 13 đường Lĩnh Nam không rời khỏi tòa nhà kể từ 14h30 ngày 16/7 cho đến khi có thông báo mới

Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh COVID-19 phường Mai Động yêu cầu, trạm y tế phường phối hợp công an phường khẩn trương tổ chức truy vết, xác định ngay các trường hợp F1,F2 và các F liên quan đến ca bệnh này để lấy mẫu xét nghiệm và cách ly y tế theo quy định. Toàn thể cư dân hiện đang sinh sống tại tòa nhà chung cư Sunshine Palace, ngõ 13 đường Lĩnh Nam không rời khỏi tòa nhà kể từ 14h30 ngày 16/7 cho đến khi có thông báo mới. Riêng cư dân tầng 11 Sunshine Palace ở tại trong nhà không rời khỏi tầng 11 để đợi lấy mẫu xét nghiệm.

Ban quản lý khu chung cư Sunshine Palace phối hợp với công an phường bám sát các trường hợp đã rời khỏi khu vực chung cư trong thời gian gần đây và thông tin ngay tới toàn thể các cư dân được biết để thực hiện.

Lãnh đạo UBND phường Mai Động cho biết, trường hợp dương tính SARS-CoV-2 này chưa được Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội thông báo, cũng chưa được Bộ Y tế công bố nên chưa có mã bệnh nhân.

Tối 16/7, ông Nguyễn Quốc Hoàn – Phó Chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm cho biết, lực lượng chức năng đã phong tỏa tạm thời tòa nhà số 25 Lý Thường Kiệt do có ca dương tính với SARS-CoV-2.

Theo ông Hoàn, một nhân viên ngân hàng làm việc ở Vietin Bank trong tòa nhà đi khám tại bệnh viện có kết quả lần 1 dương tính SARS-CoV-2 nên lượng chức năng đang truy vết, rà soát các trường hợp liên quan. Đến thời điểm hiện tại, lực lượng chức năng đã rà soát được 22 trường hợp F1 và đang đợi mẫu xét nghiệm.

“Chúng tôi tạm thời phong toà toà nhà này để chờ kết quả xét nghiệm của 22 trường hợp F1 rồi sẽ có hướng xử lý tiếp theo”, ông Hoàn thông tin.

Một nhân viên y tế về từ vùng dịch rồi cố thủ trong nhà, không khai báo y tế

Sáng 16-7, trao đổi với PLO, ông Trương Tứ, Chủ tịch UBND huyện An Lão, tỉnh Bình Định, xác nhận UBND huyện vừa ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với bà HTHT (47 tuổi, viên chức y tế thuộc Trung tâm Y tế huyện An Lão) 25 triệu đồng.

Lý do bà T. đã có hành vi không thực hiện quyết định kiểm tra, giám sát, xử lý y tế trước khi ra vào vùng dịch COVID-19 thuộc nhóm A.

Theo Chủ tịch UBND huyện An Lão, bà HTHT đã tự ý đi đến vùng có dịch COVID-19 ở thị xã Hoài Nhơn (Bình Định), nơi đang thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16.

Tuy nhiên, khi về lại nhà ở thị trấn An Lão, huyện An Lão, bà T. không chịu khai báo y tế. Cơ quan chức năng thị xã Hoài Nhơn phát hiện, đề nghị cơ quan chức năng huyện An Lão xử lý.

Sau đó, theo đề nghị của Trung tâm Y tế huyện An Lão, Sở Y tế Bình Định đã ra quyết định thực hiện biện pháp cách ly y tế tập trung đối với bà HTHT tại huyện Phù Cát (Bình Định). Tuy nhiên, bà T. không chấp hành, đóng cửa cố thủ trong nhà.

Lực lượng chống dịch COVID-19 của thị trấn An Lão cùng công an, y tế đến vận động, thuyết phục liên tục mấy ngày đối với bà T. nhưng bà vẫn kiên quyết cố thủ trong nhà, không chấp hành. Ngược lại, bà T. còn có nhiều lời lẽ không đúng với các lực lượng chức năng.

Trước tình hình trên, UBND huyện An Lão báo cáo, đề xuất UBND tỉnh, Sở Y tế cho tổ chức cưỡng chế cách ly tập trung. Đây cũng là trường hợp đầu tiên ở Bình Định phải tổ chức cưỡng chế đi cách ly tập trung.

Tuy nhiên, sau khi xem xét, nhận thấy bà T. đang có con nhỏ, Sở Y tế Bình Định đã rút quyết định thực hiện cách ly tập trung đối với bà T.; đồng thời đề nghị chính quyền địa phương ra quyết định cách ly tại nhà. Đến nay, bà T. vẫn đóng cửa cố thủ trong nhà, không hợp tác với cơ quan y tế để lấy mẫu xét nghiệm.

“Mặc dù sống cùng người thân trong gia đình nhưng bà T. tỏ thái độ cố tình vi phạm các quy định về phòng chống dịch. Do đó, UBND huyện An Lão đã xử phạt hành chính với mức cao nhất. UBND huyện cũng đã giao Trung tâm Y tế huyện xử lý kỷ luật nghiêm đối với bà T. theo quy định”- ông Tứ thông tin.

Chủ tịch UBND huyện An Lão cho biết thêm huyện đã cử lực lượng chức năng ứng trực 24/24 giờ khu vực xung quanh nhà bà T. để giám sát, kiểm tra bà T. cũng như người thân trong gia đình bà này thực hiện các quy định về phòng chống dịch COVID-19.

(Theo Pháp luật TP.HCM)

HN: Ca dương tính SARS-CoV-2 đến Cục thuộc Bộ Công Thương, 1 tòa nhà bị tạm phong tỏa

Chiều 16/7, lực lượng chức năng đã tạm thời phong toả trụ sở Bộ Công Thương ở 25 Ngô Quyền (phường Tràng Tiền, quận Hoàn Kiếm, Hà Nôi), do có nhân viên là F1, F2 của ca dương tính với SARS-Cov-2.

Theo báo cáo của Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp (Bộ Công Thương), trường hợp F1 là ông P.T.H, công chức phòng An toàn Khoáng sản và Vật liệu nổ công nghiệp của Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp (ATMT).

Ông H. tiếp xúc với ca dương tính SARS-CoV-2 là ông N.Đ.M, công tác tại Viện Cơ khí năng lượng và mỏ Vinacomin.

Thông báo tạm phong toả toà 25 Ngô Quyền (Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Thông báo tạm phong toả toà 25 Ngô Quyền (Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Khoảng 14h30, ngày 14/7, ông M. đến Cục ATMT chuyển công văn, hồ sơ và được ông H. hướng dẫn tại bàn tiếp nhận hồ sơ khu vực tiền sảnh của Cục khoảng 1-2 phút. Cả hai có đeo khẩu trang, giữ khoảng cách khi trao đổi công việc. Sau đó ông M. vào văn phòng Cục nộp hồ sơ cho văn thư, có đeo khẩu trang, giữ khoảng cách, nộp xong ra ngay, không trao đổi.

Sáng 16/7, Cục ATMT nhận được thông báo nhanh của Viện Cơ khí năng lượng và mỏ Vinacomin, ông M. được xác định dương tính với SARS-CoV-2 và đã chuyển đi điều trị tập trung theo quy trình của cơ quan y tế quận Thanh Xuân.

Khoảng 10h50 ngày 16/7, H. nhận được điện thoại của Y tế phường Vĩnh Tuy (nơi ông H. đang cư trú) thông báo là đề nghị ở nguyên vị trí để cán bộ Y tế sẽ đến lấy mẫu và hướng dẫn phòng dịch.

(Theo Dân Việt)

Đà Nẵng thêm 40 ca COVID-19, áp dụng Chỉ thị 16 tại 4 phường

Trưa 16-7, ông Phan Văn Sơn, Phó Chánh văn phòng UBND TP Đà Nẵng, cho biết 4 phường gồm An Khê và Thạc Gián (quận Thanh Khê), phường Hòa An (quận Cẩm Lệ) và phường Hòa Khánh Bắc (quận Liên Chiểu) sẽ áp dụng theo Chỉ thị 16 từ 0 giờ ngày 17-7.

TP Đà Nẵng vừa ghi nhận thêm 40 ca mắc COVID-19, trong đó 8 ca liên quan đến Công ty TNHH Điện tử Việt Hoa (Khu công nghiệp Hòa Khánh, quận Liên Chiểu), số còn lại là các F1 của những ca bệnh phát hiện trước đó. Ngay trưa nay, lãnh đạo TP đã tổ chức họp khẩn về các biện pháp phòng chống dịch.

Liên quan đến chuỗi ca mắc tại Công ty Việt Hoa, hiện ghi nhận 27 ca mắc COVID-19, hơn 4.000 công nhân tại công ty này đã được cách ly, lấy mẫu xét nghiệm theo quy định. 

Riêng quận Liên Chiểu có 22 ca mắc COVID-19, nằm ở các phường Hòa Hiệp Bắc, Hòa Khánh Bắc, Hòa Khánh Nam, Hòa Minh. Hiện lực lượng chức năng đã lập 19 điểm phong tỏa cứng và lấy mẫu xét nghiệm đối với tất cả các trường hợp liên quan tại đây. 

(Theo Pháp luật TP.HCM)

Bắt giam chủ xe chở 46 khách từ TP.HCM về Nam Định có người dương tính với SARS-CoV-2

Chiều 16/7, lãnh đạo Công an tỉnh Nam Định cho biết, đơn vị đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam 3 tháng đối với Phạm Hồng Phong (SN 1970, ở Hải Hậu, Nam Định), chủ xe khách Đức Nguyện vì vi phạm quy định phòng chống dịch bệnh COVID-19.

Theo cơ quan điều tra, ngày 11/7, Công an huyện Hải Hậu nhận được thông tin có hai hành khách đi trên xe Đức Nguyện xuống tỉnh Hà Tĩnh dương tính với SARS-CoV-2.

Từ đó, Công an huyện Hải Hậu nắm được thông tin và truy vết, xác minh nhà xe Đức Nguyện cho thấy, xe này xuất phát từ Sài Gòn chở theo 46 hành khách, trong đó có 1 số hành khách khác đã xuống dọc đường. Còn 31 hành khách xuống xe trên địa bàn huyện Hải Hậu.

Trong 31 người, 1 người là công dân ở xóm 31, xã Hải Minh, Hải Hậu có kết quả dương tính SARS-CoV-2. Còn 30 trường hợp F1 đưa đi cách ly tập trung tại Bệnh viện phục hồi chức năng tỉnh Nam Định ở TT. Thịnh Long, huyện Hải Hậu.

Chủ xe khách Đức Nguyện bị bắt tạm giam 3 tháng.

Chủ xe khách Đức Nguyện bị bắt tạm giam 3 tháng.

Ngày 12/7/2021, Chủ tịch UBND huyện Hải Hậu đã ban hành Quyết định số 7 thiết lập vùng cách ly để phòng chống dịch COVID-19 tại khu dân cư thuộc xã Hải Minh gồm 16 hộ dân và 60 nhân khẩu.

Ngay sau khi tiếp nhận vụ việc, cơ quan CSĐT Công an huyện Hải Hậu tích cực thu thập tài liệu chứng cứ, ngày 14/7/2021, 3 ngành làm án cấp huyện Hải Hậu đã họp đánh giá tài liệu chứng cứ, thống nhất quan điểm Phạm Văn Phong phạm tội "Vi phạm quy định về an toàn ở nơi đông người" theo điểm d khoản 1 điều 295 Bộ luật Hình sự. 

(Theo Dân Việt)

Lịch trình ca dương tính với COVID-19 ở Hà Nội vừa lây bệnh cho 2 đồng nghiệp

Liên quan đến tình hình dịch bệnh ở TP Hà Nội, trong sáng 16/7, Sở Y tế Hà Nội cho biết đã ghi nhận 6 ca dương tính mới. Đáng chú ý trong các ca bệnh này có trường hợp nữ bệnh nhân N.T.H.N đã lây cho 2 đồng nghiệp ở cùng cơ quan.

Theo thông tin Sở Y tế Hà Nội cung cấp, bệnh nhân N (sinh năm 1980, địa chỉ khu tái định cư Triều Khúc, Tân Triều, Thanh Trì), làm tại Trung tâm Nghiên cứu thiết kế Cơ khi thuộc Viện Cơ khí năng lượng và mỏ - Vinacomin (địa chỉ: 565 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân Nam, Thanh Xuân, Hà Nội). 

Qua điều tra dịch tễ cho thấy trong vòng 2 tuần gần đây, bệnh nhân ra khỏi Hà Nội 2 lần, còn lại không đi đến các khu vực có dịch hay tỉnh thành phố khác. 

COVID-19 16/7: Thai phụ ở Hà Nội dương tính với SARS-CoV-2, phong tỏa chung cư hơn 1 nghìn dân - 5

Cụ thể:

- Ngày 8/7/2021, hai vợ chồng bệnh nhân có về Thanh Hương, Vũ Thư, Thái Bình thăm ông bà ngoại của chồng. Tại đây, hai vợ chồng có ăn cỗ tại Thái Bình sau đó lên Hà Nội bằng xe riêng. 

- Ngày 9-10/7, hàng ngày bệnh nhân đi làm tại cơ quan rồi về nhà, không đi đâu.

- Ngày 11/7/2021, gia đình bệnh nhân (hai vợ chồng và 4 người con) đi về Bắc Ninh thăm người ốm. Tại đây, cả gia đình ở lại nhà bố mẹ đẻ ăn cơm tối trước khi về Hà Nội. Đáng lưu ý, trong bữa ăn này ghi nhận 6 trường hợp dương tính ngày vào 15/7. 

- Từ ngày 12-14/7, bệnh nhân đi làm tại cơ quan, tiếp xúc với mọi người trong trung tâm (nơi bệnh nhân làm việc), hết giờ làm việc thì về nhà, không đi đâu. 

- Trong ngày 14/7, bệnh nhân xuất hiện triệu chứng sốt, ho, đau họng, mệt mỏi, tự mua thuốc tại hiệu thuốc gần nhà điều trị. 

- Ngày 15/7, bệnh nhân xin nghỉ làm ở nhà, đồng thời nhận được tin 4 người nhà ở Bắc Ninh có test nhanh dương tính (đi xét nghiệm do có triệu chứng) nên hai vợ chồng bệnh nhân chủ động đi xét nghiệm PCR tại Viện Kiểm định Vắc xin và sinh phẩm Quốc Gia. Kết quả, vợ có kết quả dương tính, còn chồng bệnh nhân có kết quả âm tính.

Sau khi có thông tin sơ bộ ban đầu điều tra xác minh được 38F1 liên quan đến bệnh nhân N.T.H.N, trong đó có 27 người làm cùng cơ quan. Hiện đã có 2F1 là người cùng cơ quan với bệnh nhân N.T.H.N dương tính với SARS-CoV-2.

Lê Phương

Phú Yên quy định chi tiết về thực hiện thí điểm cách ly F1 tại nhà

Khuya 15-7, trao đổi với PLO, ông Cao Đình Huy, Chủ tịch UBND TP Tuy Hòa (Phú Yên), cho hay đã ký quyết định ban hành quy định thực hiện thí điểm cách ly y tế tại nhà để phòng, chống dịch COVID-19 cho người tiếp xúc gần (gọi tắt là cách ly F1 tại nhà).

“TP Tuy Hòa sẽ thực hiện ngay quy định này. Quy định về thực hiện thí điểm cách ly F1 tại nhà rất nghiêm ngặt, không phải trường hợp F1 nào cũng được cho cách ly tại nhà”- ông Huy thông tin.

Lực lượng quân đội phun hóa chất khử khuẩn trên đường phố TP Tuy Hòa. Ảnh: PHẠM CƯỜNG

Lực lượng quân đội phun hóa chất khử khuẩn trên đường phố TP Tuy Hòa. Ảnh: PHẠM CƯỜNG

Theo ông Cao Đình Huy, quy định về thực hiện thí điểm cách ly F1 tại nhà của TP Tuy Hòa được xây dựng trên cơ sở các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Văn phòng Chính phủ về thí điểm cách ly F1 tại nhà, của Bộ Y tế về giảm thời gian cách ly, thí điểm cách ly y tế F1 tại nhà, quản lý điều trị bệnh nhân COVID-19.

Theo đó, những người được cách ly tại nhà là các trường hợp F1 có kết quả xét nghiệm kháng nguyên nhanh âm tính với SARS-CoV-2 (trong khi chờ thực hiện xét nghiệm PCR) và thuộc một trong các nhóm: người tiếp xúc gần với ca bệnh COVID-19 nhưng không thường xuyên; có mang khẩu trang y tế trong quá trình tiếp xúc; người làm việc cùng phòng với ca bệnh những vị trí làm việc cách xa trên 2 m và không có sự tiếp xúc trực tiếp với ca bệnh; người tiếp xúc gần là người già trên 60 tuổi, trẻ em, thai phụ, người tàn tật... cần sự chăm sóc hỗ trợ.

Người ở cùng nhà với F1 được cách ly cùng với F1 tại nhà; người trực tiếp chăm sóc, hỗ trợ F1 được cách ly cùng với F1 tại nhà. Những người đang cách ly tập trung đủ bảy ngày, có kết quả xét nghiệm PCR ngày thứ 7 âm tính với SARS-CoV-2 được chuyển về cách ly tại nhà.

Thời gian cách ly y tế tại nhà, nơi lưu trú là 14 ngày liên tục kể từ ngày bắt đầu cách ly. Riêng người đã được cách ly tập trung bảy ngày thì tiếp tục cách ly tại nhà  ngày. Sau cách ly y tế, tiếp tục theo dõi sức khỏe 14 ngày tiếp theo.

Để được cho cách ly tại nhà, phải đảm bảo yêu cầu về cơ sở vật chất, trang thiết bị như nhà ở riêng lẻ. Phải có phòng cách ly riêng, khép kín và tách biệt với khu sinh hoạt chung của gia đình. UBND TP Tuy Hòa khuyến khích lắp camera để giám sát người cách ly.

Phòng cách ly phải đáp ứng các yêu cầu sau như phải có nhà vệ sinh, nhà tắm dùng riêng, có đủ dụng cụ vệ sinh cá nhân, xà phòng rửa tay, nước sạch, dung dịch sát khuẩn tay chứa ít nhất 60% cồn; có dụng cụ đo thân nhiệt cá nhân trong phòng. Không được dùng điều hòa trung tâm, có thể dùng điều hòa riêng; đảm bảo thông thoáng khí, tốt nhất nên thường xuyên mở cửa sổ.

Phòng cách ly phải được vệ sinh khử khuẩn hằng ngày. Phải trang bị đầy đủ phương tiện phòng hộ cá nhân phòng, chống lây nhiễm (khẩu trang y tế, găng tay y tế, giày, kính bảo hộ, quần, áo) để người nhà sử dụng khi bắt buộc phải tiếp xúc gần với người cách ly.

Bố trí bàn trước cửa phòng cách ly để cung cấp suất ăn riêng, nước uống và các nhu yếu phẩm khác cho người cách ly. Nghiêm cấm không được mang đồ dùng, vật dụng của người cách ly ra khỏi nhà.

(Theo Pháp luật TP.HCM)

Còn 7 ngày để đưa TP.HCM về trạng thái bình thường mới

Chiều 15-7, UBND TP.HCM đã tổ chức hội nghị trực tuyến sơ kết bảy ngày thực hiện cách ly xã hội toàn TP theo tinh thần Chỉ thị 16 của Thủ tướng.

Phó Thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình, Bí thư Thành ủy TP Nguyễn Văn Nên, Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong dự hội nghị.

Tại hội nghị, Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong đã ghi nhận những nỗ lực, đóng góp và hy sinh của toàn hệ thống chính trị, trong đó lớn nhất là sự đồng lòng ủng hộ của nhân dân TP.

Việc chuyển F0 lên tuyến trên còn lúng túng

“Chúng ta chỉ còn bảy ngày nữa để thực hiện cho bằng được mục tiêu của đợt giãn cách này, đó là tách cơ bản F0 ra khỏi cộng đồng, khống chế hoàn toàn dịch bệnh tại TP, đưa TP trở về trạng thái bình thường mới” - ông Phong nói và cho biết Thủ tướng Chính phủ, bộ trưởng Bộ Y tế khẳng định TP đang đi đúng hướng trong công tác phòng chống dịch.

Ông Nguyễn Thành Phong tại buổi họp báo ngày 15-7. Ảnh: Trung tâm báo chí

Ông Nguyễn Thành Phong tại buổi họp báo ngày 15-7. Ảnh: Trung tâm báo chí

Theo ông Phong, vừa qua công tác xét nghiệm vẫn còn vài nơi không tuân thủ giãn cách tại nơi lấy mẫu, trả mẫu PCR còn chậm, dẫn đến việc chậm chuyển số F0 đến nơi điều trị. Vẫn còn chậm thành lập tổ xét nghiệm tại các quận, huyện, làm ảnh hưởng đến công tác xét nghiệm, phát hiện F0, truy vết, khoanh vùng.

Có nơi triển khai tổ xét nghiệm COVID-19 còn chậm, giao hẳn cho trung tâm y tế. “Trong điều kiện hiện nay, trung tâm y tế không thể đảm đương được mà cần phối hợp đồng bộ giữa các lực lượng” - ông Phong nói.

Công tác kiểm tra an toàn trong sản xuất còn có nơi thiếu quan tâm, không tái kiểm tra, hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện đúng tiêu chí phòng chống dịch.

Các khu cách ly, khu phong tỏa còn có hiện tượng người dân giao lưu, tiếp xúc, không đảm bảo giãn cách. Tại khu phong tỏa, ông Phong cho rằng nhiều ca nhiễm phát sinh là do lây nhiễm chéo, còn lại là do ủ bệnh. Quy trình xử lý F0 còn nhiều bất cập, thời gian điều chuyển F0 từ địa phương đến các bệnh viện điều trị còn chậm, lúng túng. Quận, huyện còn mất nhiều thời gian chờ giường bệnh, tìm bệnh viện có đủ năng lực tiếp nhận, gây mất thời gian cấp cứu cho bệnh nhân.

“Tối hôm trước, khoảng 7-8 giờ, chủ tịch quận 7 gọi tôi giúp cho một ca F0 rất nguy cấp, em gọi BV nào cũng không tiếp nhận, tôi gọi cho anh Bỉnh giải quyết là xong” - ông Phong kể và thừa nhận quy trình thực hiện F0 còn rất lúng túng, bất cập.

“Ban chỉ đạo COVID-19 cấp TP vẫn còn lúng túng do công tác phòng chống dịch là những vấn đề mới, chưa có tiền lệ, các hướng dẫn phải điều chỉnh liên tục, gây khó khăn trong công tác triển khai thực tế tại cơ sở” - ông Phong nói nhưng cho rằng thời gian tới khâu vận hành sẽ suôn sẻ hơn.

Đề nghị các sở, ngành, quận, huyện phải tận dụng tối đa thời gian vàng, Chủ tịch UBND TP.HCM khẳng định mục tiêu của việc xét nghiệm là làm sao tách F0 ra khỏi cộng đồng nhanh nhất, đưa đi điều trị và mở rộng nguồn xanh trên bản đồ COVID-19.

Các tổ công tác chỉ đạo xét nghiệm tại các quận, huyện phải được vận hành thông suốt trên cơ sở kết nối với trung tâm điều phối. Tổ này phải do phó chủ tịch UBND quận, huyện làm tổ trưởng, có trách nhiệm điều hành lấy mẫu, nhập liệu, xét nghiệm, trả kết quả với phương châm “rõ, chắc nhưng nhanh”.

Cần hạn chế thấp nhất việc F0 tử vong

Về công tác cách ly và điều trị, ông Phong cho biết phần lớn số ca nhiễm mới từ khu cách ly và khu phong tỏa. “Chúng ta cần thẳng thắn nhìn nhận với nhau rằng không loại trừ khả năng lây chéo tại các khu cách ly và khu phong tỏa. Do đó trong bảy ngày tới cần đặt mục tiêu giảm dần số ca F0 tăng mới từ khu vực này” - ông Phong nhấn mạnh và đề nghị Sở TT&TT phối hợp với các đơn vị có liên quan phân tích tình hình phát sinh ca nhiễm mới, nhận định khả năng lây nhiễm chéo, giúp TP đề ra đối sách phù hợp...

Tại khu phong tỏa, ông đề nghị phát huy tổ giám sát và tuyên truyền phòng chống COVID-19 tại cộng đồng. Kết hợp tuyên truyền, kiểm tra nhắc nhở, yêu cầu người dân phải ở nhà; không để tình trạng người dân trong khu phong tỏa vi phạm giãn cách; nghiên cứu lắp đặt camera tại nơi này và xử nghiêm vi phạm. Sắp tới lực lượng thanh niên xung phong nằm trong khu phong tỏa sẽ phối hợp với tổ COVID-19 cộng đồng để kiểm tra thường xuyên; không để tình trạng khu phong tỏa tổ chức hoạt động giao lưu sẽ dễ lây chéo.

“Cần tập trung điều trị cho các ca F0 nặng, hạn chế các ca tử vong” - ông nhấn mạnh và đề nghị Sở Y tế tham mưu cho Ban chỉ đạo TP việc giảm áp lực cho hệ thống điều trị, tập trung các nguồn lực điều trị cho ca F0 nặng, người có bệnh nền, trình Ban chỉ đạo TP, đồng thời rút ngắn thời gian chờ di chuyển các ca F0 có chuyển biến nặng từ quận, huyện lên tuyến trên bằng các giải pháp công nghệ, đường dây nóng.

Ông yêu cầu 100% quận, huyện thành lập tổ hỗ trợ, phản ứng nhanh, lập đường dây nóng để tiếp nhận, xử lý các phản ánh của người dân. Từ đó hỗ trợ tối đa người dân cùng vượt qua khó khăn, bất tiện trong thời gian giãn cách; không để xảy ra tình trạng phiền hà về thái độ giao tiếp, ứng xử với người dân…

Về việc tiêm vaccine đợt 5, Chủ tịch UBND TP khẳng định TP chỉ phân bổ số lượng, còn giao toàn quyền điều phối về cho quận, huyện, TP Thủ Đức.

Do đó, lãnh đạo quận, huyện nhanh hình thành tổ tiêm vaccine, vận hành cơ chế tương tự tổ công tác xét nghiệm nhưng không làm ảnh hưởng đến công tác chống dịch. Với tinh thần lực lượng tiêm vaccine và lực lượng phòng chống dịch là hai lực lượng khác nhau, phấn đấu trong 2-3 tuần tiêm 930.000 liều.

Ông Phong còn nói: Đặt mục tiêu đến ngày 23-7, các địa phương giải ngân 95% gói hỗ trợ theo Nghị quyết 68.

(Theo Pháp luật TP.HCM)

Cận cảnh phong toả quán Pizza có ca F0 phức tạp là đầu bếp kiêm shipper

Sáng 16-7, Sở Y tế Hà Nội công bố ca dương tính SARS-CoV-2 mới là nam bệnh nhân tên Đ.Q.H. (nam, SN 2000) địa chỉ 54 ngõ 94 Hoàng Mai, phường Hoàng Văn Thụ, quận Hoàng Mai.

img src/upload/3-2021/images/2021-07-16/1626410976-e40b95f7a3328a1ad1946b48b66c25dd.jpg width660 /

COVID-19 16/7: Thai phụ ở Hà Nội dương tính với SARS-CoV-2, phong tỏa chung cư hơn 1 nghìn dân - 9

Bệnh nhân làm đầu bếp kiêm shipper tại quán Pizza (địa chỉ số 30 Đoàn Trần Nghiệp, Hai Bà Trưng ngay cạnh toà nhà 189 Bà Triệu nơi có 6 bệnh nhân dương tính làm việc).

img src/upload/3-2021/images/2021-07-16/1626410977-60aa9e93870d9e1bfead6c8662b5b407.jpg width660 /

COVID-19 16/7: Thai phụ ở Hà Nội dương tính với SARS-CoV-2, phong tỏa chung cư hơn 1 nghìn dân - 11

Hàng ngày, bệnh nhân đi làm có gửi xe tại Vincom Bà Triệu, nơi bệnh nhân Covid-19 số 32710 cũng hay gửi xe ở đây. Ngày 14-7, bệnh nhân xuất hiện triệu chứng sốt nên đi khám tại Bệnh viện Thanh Nhàn và được lấy mẫu xét nghiệm cho kết quả dương tính SARS-CoV-2.

img src/upload/3-2021/images/2021-07-16/1626410978-dbc3a94f05337e230b031d49e7f10534.jpg width660 /

COVID-19 16/7: Thai phụ ở Hà Nội dương tính với SARS-CoV-2, phong tỏa chung cư hơn 1 nghìn dân - 13

Công tác phòng chống dịch Covid-19 quanh khu vực bị phong toả được siết chặt

Từ tối 15-7, lực lượng chức năng đã phong toả toàn bộ quán Pizza trên phố Đoàn Trần Nghiệp (quận Hai Bà Trưng) do có nhân viên nghi mắc Covid-19. Toàn bộ những người có liên quan thuộc diện F1 được đưa đi cách ly tập trung - Ảnh: Hà Nội

Từ tối 15-7, lực lượng chức năng đã phong toả toàn bộ quán Pizza trên phố Đoàn Trần Nghiệp (quận Hai Bà Trưng) do có nhân viên nghi mắc Covid-19. Toàn bộ những người có liên quan thuộc diện F1 được đưa đi cách ly tập trung - Ảnh: Hà Nội

COVID-19 16/7: Thai phụ ở Hà Nội dương tính với SARS-CoV-2, phong tỏa chung cư hơn 1 nghìn dân - 15

Hiện Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Hà Nội cùng với Trung tâm y tế các quận, huyện, thị xã đang tích cực điều tra các trường hợp tiếp xúc gần với các ca bệnh, lấy mẫu xét nghiệm kịp thời, đồng thời khoanh vùng để xử lý dịch.

Như vậy, từ ngày 29-4 đến nay, Hà Nội ghi nhận 360 ca dương tính SARS-CoV-2, trong đó số mắc ghi nhận ngoài cộng đồng 187 ca, số mắc là đối tượng đã được cách ly 173 ca. Riêng từ ngày 5-7 đến nay đã ghi nhận 101 trường hợp dương tính SARS-CoV2.

Thực hư chuyện người dân bị phong tỏa rồi bỏ rơi ở Bình tân, TP HCM

Liên tục những ngày qua, xuất hiện nhiều bài viết được cho là của người dân sống tại phường An Lạc, quận Bình Tân, TP HCM phản ánh "bị phường bỏ rơi" sau khi thực hiện lệnh phong tỏa, cách ly y tế.

Phóng viên báo Người Lao Động liên lạc với chị Nguyễn Thị Thu Nguyệt (một trong số người viết bài chia sẻ) để xác minh.

Theo chị Nguyệt chị sống ở khu phố 4, phường An Lạc, quận Bình Tân, TP HCM - nơi đã bị phong tỏa từ ngày 20-6. Trong những ngày đầu chính quyền tiến hành lấy mẫu xét nghiệm cho người dân. Tuy nhiên tính đến nay, dù đã cách ly hơn 21 ngày không phát sinh thêm ca nhiễm nhưng không có thông báo dỡ bỏ phong toả.

Phản hồi việc này, ông Tô Hoàng Giang, Chủ tịch UBND phường An Lạc gửi lời xin lỗi đến người dân ngụ tại khu phố 4 vì để xảy ra những bức xúc không đáng có. Theo ông Giang, hơn một tháng qua địa phương liên tục "gồng mình" chống dịch. Từ ổ dịch ban đầu tại chung cư Ehom3 phát sinh thêm nhiều điểm khác nên lãnh đạo Thành phố đồng ý phong tỏa một phần cụm dân cư thuộc phường An Lạc. 

"Tại khu phố 4 địa phương thành lập một đội riêng biệt thực hiện các việc khử khuẩn, xét nghiệm chứ không hề bỏ rơi. Tuy nhiên, để xảy ra việc người dân bức xúc cũng có phần trách nhiệm của chính quyền sở tại" – ông Giang nêu.

Ông Giang cho biết sau phản ánh của Báo Người Lao Động, phường sẽ chủ động liên lạc trực tiếp người dân để hỗ trợ và thông tin cho người dân rõ về tình hình dịch bệnh tại khu phố 4.

Theo ghi nhận của chúng tôi, ngay sau khi kết thúc cuộc trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, UBND phường An Lạc, quận Bình Tân đã lập tức cử cán bộ xuống trao đổi trực tiếp người dân khu vực phong tỏa và gửi lời xin lỗi.

Nói về hành động trên của địa phương, chị Nguyệt bày tỏ: "Rất cảm ơn sự hỗ trợ từ Báo Người Lao Động khi những phản ánh của người dân được phản hồi tích cực. Chính quyền đã xin lỗi và cam kết quan tâm nhiều hơn khiến người dân yên tâm một phần".

(Theo Người Lao Động)

TP HCM chuẩn bị đợt tiêm vắc-xin Covid-19 thứ 5

Ngày 15-7, thêm 921.400 liều vắc-xin Covid-19 AstraZeneca đã đến sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất (TP HCM).

Đây là lần giao vắc-xin thứ 4 với số lượng lớn nhất từ trước đến nay trong hợp đồng đặt mua trước giữa AstraZeneca Việt Nam và Công ty Cổ phần Vắc-xin Việt Nam (VNVC), dưới sự hỗ trợ của Bộ Y tế. Hợp đồng này đã mang về Việt Nam hơn 1,9 triệu liều, tương đương gần 30% số lượng vắc-xin AstraZeneca ở nước ta.

Ông Ngô Chí Dũng, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc VNVC, cho biết sẽ tiếp tục chuyển giao 921.400 liều vắc-xin này cho Bộ Y tế theo nguyên tắc phi lợi nhuận để kịp thời triển khai tiêm chủng cho người dân, đặc biệt là ở khu vực có dịch.

COVID-19 16/7: Thai phụ ở Hà Nội dương tính với SARS-CoV-2, phong tỏa chung cư hơn 1 nghìn dân - 16

"VNVC đã xác nhận hợp đồng chuyển giao cho Bộ Y tế toàn bộ 30 triệu liều vắc-xin được mua từ rất sớm của AstraZeneca và cam kết đồng hành trong quá trình tiếp nhận và chuyển giao cho Bộ Y tế một cách nhanh chóng, bảo đảm các tiêu chuẩn cao nhất về chất lượng" - ông Dũng thông tin.

Theo ông Nitin Kapoor, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc AstraZeneca Việt Nam và các thị trường châu Á mới nổi, AstraZeneca sẽ tiếp tục hợp tác với các đơn vị liên quan để đưa vắc-xin đến Việt Nam nhanh chóng và an toàn nhất để người dân sớm được trở lại cuộc sống bình thường và đoàn tụ với gia đình.

Cùng ngày, Bệnh viện Pháp - Việt (FV) TP HCM cho biết đã được Tổng Lãnh sự Pháp tại TP HCM lựa chọn là đơn vị thực hiện tiêm chủng cho gần 5.000 cư dân Pháp tại TP HCM. Khoảng 10.000 liều vắc-xin Covid -19 Moderna sẽ do Lãnh sự quán Pháp chịu trách nhiệm về nguồn cung cấp và đưa về Việt Nam. Sau đó, số vắc-xin này được chuyển đến Bệnh viện FV để thực hiện tiêm chủng trong vòng 1 tháng. Ngày 25-7, số vắc-xin này sẽ về tới Việt Nam và bắt đầu tiêm từ ngày 27-7 tại bệnh viện. Đối tượng được tiêm ngừa vắc-xin Covid-19 là công dân Pháp sinh sống, làm việc tại Việt Nam từ 18 tuổi trở lên.

(Theo Người Lao Động)

                                  Tử tù Nguyễn Kim An đã làm gì và ở đâu sau khi trốn khỏi Chí Hòa?
Bác xe ôm thương người liền đồng ý cho An lên xe mà không hề hay biết đây là kẻ giết người mang án tử hình đang bị truy nã rất đặc biệt.

Tin tức 24h

H.A (Tổng hợp)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Dịch COVID-19