COVID-19 2/3: F0 tăng vọt, địa phương đề nghị toàn dân tự test nhanh COVID-19 2 lần/tuần

H.A - Ngày 02/03/2022 12:14 PM (GMT+7)

Bí thư Tỉnh ủy ban hành văn bản yêu cầu mỗi hộ gia đình, từng cơ quan đơn vị, doanh nghiệp phải tự test nhanh định kỳ 2 lần/tuần, với mẫu gộp.

6 diễn biến

Bí thư Cà Mau đề nghị toàn dân tự test nhanh COVID 2 lần/tuần

Ngày 1-3, Ông Nguyễn Tiến Hải, Bí thư Tỉnh ủy Cà Mau chủ trì hội nghị 3 cấp về công tác phòng chống COVID-19. 

Tại đây, Bí thư Tỉnh ủy Cà Mau đã chỉ đạo UBND tỉnh sớm ban hành văn bản yêu cầu mỗi hộ gia đình, từng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp phải tự test nhanh định kỳ 2 lần/tuần, với mẫu gộp. 

Riêng đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo, từng địa phương sử dụng Quỹ Vì người nghèo, vận động các mạnh thường quân và các nguồn vận động hợp pháp khác để hỗ trợ các đối tượng này.

Đối với học sinh, ngày Chủ nhật test để thứ Hai đi học và thứ Tư test để kiểm tra lại. Học sinh có kết quả test nhanh âm tính mới được đến trường nhằm cắt đường lây từ gia đình vô trường học.

Học sinh Cà Mau trở lại trường sau nhiều tháng học trực tuyến. Ảnh: TRẦN VŨ

Học sinh Cà Mau trở lại trường sau nhiều tháng học trực tuyến. Ảnh: TRẦN VŨ

Việc học trực tiếp vẫn được tiếp tục. Riêng đối với cấp học mầm non, các địa phương vẫn tổ chức dạy nhưng theo nhu cầu của phụ huynh, đảm bảo an toàn theo quy định của ngành y tế.

Theo báo cáo của Sở Y tế Cà Mau, tuần qua trên địa bàn tỉnh ghi nhận 3.619 ca nhiễm mới, tăng 2.638 ca so với tuần trước đó. Số ca nhiễm mới có chiều hướng gia tăng, trong đó, có 639 học sinh và 73 giáo viên nhiễm bệnh. 

Các địa phương cũng báo cáo có tình trạng người dân tự test phát hiện dương tính nhưng không báo cơ sở y tế mà tự điều trị. Tại tỉnh Cà Mau kist test đang khan hiếm, giá tăng cao.

Nguồn: https://plo.vn/thoi-su/bi-thu-ca-mau-de-nghi-toan-dan-tu-test-nhanh-covid-2-lan-tuan-10...

Bộ Y tế: Trong 72 giờ đầu nhập cảnh, du khách không nên rời khỏi nơi cư trú

Mở cửa du lịch cần căn cứ cấp độ dịch

Tham góp ý kiến vào dự thảo Phương án mở cửa lại hoạt động du lịch trong điều kiện bình thường mới, Bộ Y tế đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cân nhắc bổ sung, sửa đổi nội dung liên quan đến công tác phòng chống dịch Covid-19.

Mở cửa hoạt động du lịch trong điều kiện tình hình mới

Mở cửa hoạt động du lịch trong điều kiện tình hình mới

Theo đó, việc mở lại các hoạt động du lịch trong điều kiện bình thường mới cần căn cứ trên kết quả đánh giá cấp độ dịch bệnh tại mỗi địa phương, khu vực dự kiến cung cấp dịch vụ lưu trú, thăm quan, vui chơi, giải trí... cho khách du lịch, đồng thời địa phương cần có kế hoạch dự phòng, đáp ứng với các tình huống dịch bệnh Covid-19 có thể xảy ra trong quá trình mở cửa đón khách du lịch nhằm đảm bảo an toàn tuyệt cho du khách và cộng đồng.

Nội dung Phương án cần quy định, làm rõ trách nhiệm của địa phương, cơ sở cung cấp dịch vụ du lịch, dịch vụ lưu trú và đặc biệt cá nhân hành khách trong việc giám sát, quản lý, thực hiện các biện pháp phòng chống dịch, lưu ý việc kiểm tra giám sát việc xét nghiệm, khai báo y tế, thực hiện 5K của hành khách trong những ngày đầu nhập cảnh (3 ngày đối với người đã tiêm đủ mũi vaccine và 7 ngày đối với người chưa tiêm hoặc tiêm chưa đủ mũi vaccine).

Về yêu cầu thực hiện phòng chống dịch với khách du lịch nhập cảnh Việt Nam, Bộ Y tế chia ra các đối tượng khác nhau.

Yêu cầu cụ thể với du khách từ 12 tuổi trở lên

Phải tiêm đủ liều vaccine phòng Covid-19, liều cuối cùng tiêm trong thời gian ít nhất 14 ngày và không quá 6 tháng tính đến thời điểm nhập cảnh (được xác thực bằng Chứng nhận tiêm chủng/hộ chiếu vaccine đã được Việt Nam công nhận hoặc các giấy tờ hợp pháp hoá/xác nhận tại cơ quan có thẩm quyền nếu loại Giấy đó chưa được công nhận để sử dụng trực tiếp tại Việt Nam);

Hoặc đã từng bị nhiễm SARS-CoV-2 (được xác thực bằng giấy tờ hợp pháp, không quá 6 tháng tính đến thời điểm nhập cảnh).

Người có nguy cơ cao như người từ 65 tuổi trở lên, phụ nữ có thai, người có bệnh lý nền (nhưng không phải theo dõi, điều trị tại cơ sở y tế), hạn chế đi du lịch cho đến khi có khuyến cáo mới. Thực hiện nghiêm ngặt việc tuân thủ tiêm đủ mũi vaccine phòng chống dịch Covid-19 trước khi nhập cảnh Việt Nam.

Có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 (PCR) trong vòng 72 giờ trước khi nhập cảnh và được cơ quan có thẩm quyền của nước thực hiện xét nghiệm cấp chứng nhận.

Khai báo y tế trước khi nhập cảnh và bắt buộc sử dụng ứng dụng khai báo y tế (PC-Covid) trong suốt thời gian lưu trú tại Việt Nam.

Tại cửa khẩu nếu có triệu chứng mắc Covid-19 (ho, sốt, đau họng, sổ mũi đau cơ, mất/giảm vị giác...) thì báo ngay cho cơ quan y tế tại cửa khẩu để thực hiện các biện pháp y tế theo quy định.

Phải thực hiện nghiêm khuyến cáo 5K trong suốt quá trình di chuyển từ cửa khẩu nhập cảnh về nơi lưu trú, rất hạn chế dừng, đỗ dọc đường, tiếp xúc với cộng đồng.

Trong vòng 24 giờ đầu (kể từ khi nhập cảnh), hành khách ở lại nơi lưu trú (không rời khỏi nơi lưu trú), thực hiện xét nghiệm SARS-CoV-2, nếu âm tính thì tự theo dõi sức khỏe, nếu dương tính thì thực hiện các biện pháp cách ly, xử lý y tế theo quy định.

Trong vòng 72 giờ đầu kể từ khi nhập cảnh, hành khách không nên rời khỏi nơi lưu trú.

Trường hợp sau 24 giờ (kể từ khi nhập cảnh) cần rời khỏi nơi lưu trú, hành khách cần phải làm xét nghiệm SAR-CoV-2 hàng ngày (xét nghiệm kháng nguyên nhanh hoặc PCR) âm tính (trước khi rời nơi lưu trú) cho đến khi kết thúc 72 giờ, đồng thời tiếp tục thực hiện nghiêm việc tự theo dõi sức khỏe cho đến khi đủ 10 ngày và thường xuyên thực hiện khuyến cáo 5K.

Trường hợp hành khách không rời nơi lưu trú trong vòng 72 giờ (kể từ khi nhập cảnh) chỉ thực hiện xét nghiệm SARS-CoV-2 2 lần (lần 1 trong ngày đầu nhập cảnh, lần 2: lấy mẫu trong ngày thứ 3 kể từ khi nhập cảnh), nếu kết quả xét nghiệm lần 2 âm tính, hành khách có thể rời nơi lưu trú sau 72 giờ kể từ khi nhập cảnh, nhưng cần tiếp tục thực hiện nghiêm việc tự theo dõi sức khỏe cho đến đủ 10 ngày và thường xuyên thực hiện khuyến cáo 5K.

Quy định với du khách dưới 12 tuổi

Không bắt buộc phải có xác nhận đã tiêm vaccine (bao gồm cả trẻ chưa được tiêm hoặc tiêm chưa đủ liều vaccine phòng Covid-19) trước khi vào Việt Nam để tham gia du lịch cùng bố mẹ, người thân (đã đáp ứng yêu cầu).

Nếu trẻ đã được tiêm vaccine hoặc đã từng bị nhiễm SARS-CoV-2 thì thực hiện các biện pháp phòng chống dịch và xét nghiệm SARS-CoV- 2 (trừ trẻ dưới 2 tuổi) như đối với du khách từ 12 tuổi trở lên.

Trẻ chưa được tiêm hoặc tiêm chưa đủ liều vaccine hoặc chưa từng bị nhiễm SARS-CoV-2: không được ra khỏi nơi lưu trú trong vòng 24 giờ đầu (kể từ khi nhập cảnh), sau 24 giờ kể từ khi nhập cảnh nếu cần rời khỏi nơi lưu trú thì thực hiện xét nghiệm liên tục hàng ngày (xét nghiệm kháng nguyên nhanh hoặc PCR) trong vòng 7 ngày (trừ trẻ dưới 2 tuổi) trước khi rời khỏi nơi lưu trú; đồng thời, tiếp tục thực hiện nghiêm việc tự theo dõi sức khỏe cho đến khi đủ 10 ngày và thường xuyên thực hiện khuyến cáo 5K.

Trẻ dưới 2 tuổi không bắt buộc phải xét nghiệm và được tham gia các hoạt động ngoài nơi lưu trú cùng bố mẹ, người thân (người đã đáp ứng yêu cầu) dù chưa được tiêm hoặc chưa từng bị nhiễm SARS-CoV-2, tiếp tục theo dõi sức khỏe và thường xuyên thực hiện các biện pháp phòng chống dịch theo quy định.

Nguồn: https://www.baogiaothong.vn/bo-y-te-trong-72-gio-dau-nhap-canh-du-khach-khong-nen-roi-k...

Nghệ An thêm 4.329 F0, Tp.Vinh thay đổi cấp độ dịch

Tối 1/3/2022, thông tin từ Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Nghệ An, trong 24 giờ qua, tỉnh này ghi nhận thêm 4.329 ca nhiễm, trong đó có 1.046 ca cộng đồng, 2 ca tử vong.  

Cụ thể, từ 18h00 ngày 28/02/2022 đến 6h00 ngày 01/3/2022, Nghệ An ghi nhận 1.535 ca dương tính mới.

Trong đó, có 409 ca cộng đồng, 1.126 ca đã được cách ly từ trước (1.112 ca là F1, 12 ca trong khu cách ly, 2 ca từ ngoại tỉnh có dịch về). 

Số địa phương có số bệnh nhân cao nhất: Yên Thành, Quỳnh Lưu, Tp.Vinh, Diễn Châu, Qùy Hợp.

Từ 6h00 đến 18h00 ngày 1/3/2022, Nghệ An ghi nhận 2.794 ca dương tính mới. Trong đó, có 637 ca cộng đồng, 2.157 ca đã được cách ly từ trước (2.144 ca là F1, 12 ca trong khu cách ly, 13 ca từ ngoại tỉnh có dịch về).

Số địa phương có số bệnh nhân cao nhất: Yên Thành, Quỳnh Lưu, Tp.Vinh, Diễn Châu, Qùy Hợp. Số ca tử vong 2 bệnh nhân.

Lực lượng ngành chức năng lấy mẫu xét nghiệm cho người dân.

Lực lượng ngành chức năng lấy mẫu xét nghiệm cho người dân. 

Lũy kế từ đầu mùa dịch đến nay, trên địa bàn tỉnh đã ghi nhận 80.120 ca mắc Covid-19.

Lũy kế số bệnh nhân điều trị đã khỏi bệnh, ra viện 51.985 bệnh nhân. Lũy kế số bệnh nhân tử vong 107 bệnh nhân. Số bệnh nhân hiện đang điều trị 28.030 bệnh nhân.

UBND Tp.Vinh cũng vừa thông báo cấp độ dịch của các phường, xã trên địa bàn thành phố. Theo đó, 25 phường, xã trên địa bàn thành phố là cấp độ 3.

Các phường căn cứ vào cấp độ dịch được công bố để triển khai các biện pháp hành chính “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19" theo quy định.

Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Nghệ An khuyến cáo: Dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến hết sức phức tạp, số ca bệnh tăng nhanh, nhiều ca bệnh không có triệu chứng. Để phòng, chống dịch Covid-19 hiệu quả, người dân cần thực hiện tốt khuyến cáo 5K và tiêm vắc-xin phòng Covid-19 đầy đủ.

Nguồn: https://www.nguoiduatin.vn/nghe-an-them-4329-f0-tpvinh-thay-doi-cap-do-dich-a544811.htm...

F0 tăng cao, Bà Rịa-Vũng Tàu ghi nhận thêm 839 ca mắc Covid-19

Tối 1/3, tin từ Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 (gọi tắt BCĐ) tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cho biết, trong 24 giờ qua, trên địa bàn ghi nhận 839 ca mắc Covid-19 mới, trong đó có 209 ca phát hiện ngoài cộng đồng.

Theo đó, Tp.Vũng Tàu ghi nhận 189 ca, gồm 185 ca đang cách ly tại nhà và 4 ca ngoài cộng đồng tại các phường: 10, Nguyễn An Ninh, Thắng Nhất.

Tp. Bà Rịa ghi nhận 185 ca, trong đó 154 ca đang cách ly tại nhà và 31 ca ngoài cộng đồng, nhiều nhất ở phường Phước Hưng.

Thị xã Phú Mỹ ghi nhận 184 ca, trong đó 183 ca đang cách ly tại nhà và 1 ca ngoài cộng đồng tại phường Tân Phước.

Huyện Châu Đức ghi nhận 76 ca, gồm 52 ca đang cách ly tại nhà và 24 ca ngoài cộng đồng, phát hiện chủ yếu ở thị trấn Ngãi Giao.

Huyện Đất Đỏ ghi nhận 27 ca, trong đó 24 ca đang cách ly tại nhà và 3 ca ngoài cộng đồng tại thị trấn Đất Đỏ, xã Phước Hội, xã Long Mỹ.

Huyện Long Điền ghi nhận 43 ca, trong đó 12 ca đang cách ly tại nhà và 31 ca ngoài cộng đồng, chủ yếu phát hiện tại thị trấn Long Hải.

Huyện Xuyên Mộc ghi nhận 62 ca, trong đó 4 ca đang cách ly tại nhà và 58 ca ngoài cộng đồng, nhiều nhất phát hiện tại xã Hòa Hiệp.

Huyện Côn Đảo ghi nhận 73 ca, trong đó 16 ca đang cách ly tại nhà và 57 ca ngoài cộng đồng.

Số ca mắc Covid-19 mới tăng cao, nhiều vùng xanh ở Bà Rịa - Vũng Tàu chuyển thành vùng vàng.

Số ca mắc Covid-19 mới tăng cao, nhiều vùng xanh ở Bà Rịa - Vũng Tàu chuyển thành vùng vàng.

Trong ngày, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có thêm 54 bệnh nhân Covid-19 được điều trị khỏi (tỉ lệ F0 khỏi bệnh là 89,8%).

Trước tình hình số ca F0 tăng nhanh và diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn, BCĐ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đề nghị người dân, doanh nghiệp không lơ là, chủ quan, chấp hành nghiêm các quy định về phòng, chống dịch.

Nâng cao trách nhiệm trong việc tự nguyện xét nghiệm nhanh SARS-CoV-2 và thông tin kịp thời cho các cơ sở y tế gần nhất để cách ly, truy vết, điều trị hạn chế dịch bệnh lây lan trong cộng đồng.

Bên cạnh đó, tiếp tục ủng hộ công tác tiêm chủng vắc-xin mũi 3 phòng Covid-19 của địa phương theo tinh thần “Tiêm vắc- xin là quyền lợi đối với cá nhân, là trách nhiệm đối với cộng đồng”. Tuân thủ hướng dẫn điều trị của bác sĩ, cán bộ, nhân viên y tế đảm nhiệm công tác điều trị bệnh nhân...

Nguồn: https://www.nguoiduatin.vn/f0-tang-cao-ba-ria-vung-tau-ghi-nhan-them-839-ca-mac-covid-1...

Cấp bách đưa kit test COVID-19 vào bình ổn giá

Giá kit test “nhảy múa” và người dân đang chịu gánh nặng về chi phí này. Các cơ quan chức năng và đặc biệt là Quốc hội (QH) đã cho phép Chính phủ đưa mặt hàng trang thiết bị y tế phục vụ công tác phòng chống dịch COVID-19 áp dụng biện pháp bình ổn giá.

Tuy nhiên đến nay, giá kit test vẫn nhảy múa và người dân phải cắn răng chịu chi phí này. Vì sao có việc này?

Chưa trình Chính phủ bình ổn giá kit test là khó hiểu

Theo TS Trần Huỳnh Thanh Nghị, Trưởng bộ môn Luật kinh tế, Khoa luật Trường ĐH Kinh tế TP.HCM, hiện khung pháp luật cho vấn đề trên tương đối đầy đủ. Luật Giá 2012 trao quyền cho Ủy ban Thường vụ (UBTV) QH mở rộng phạm vi hàng hóa thực hiện bình ổn giá theo tờ trình của Chính phủ, thêm vào đó là Nghị quyết 12/2021 của UBTVQH và các nghị định 177/2013, 149/2016, 98/2021.

Tuy nhiên, ở Điều 7 Nghị quyết 12/2021 nêu: “Căn cứ tình hình thực tế, Chính phủ quy định cụ thể mặt hàng trang thiết bị y tế phục vụ công tác phòng chống dịch COVID-19 áp dụng biện pháp bình ổn giá”.

Hiểu theo quy định trên thì cần có văn bản của Chính phủ quy định kit test COVID-19 thuộc diện bình ổn giá và xác định thẩm quyền của Bộ Y tế đối với bình ổn giá kit test này.

Tức điều kiện cần là Chính phủ phải ban hành văn bản xác định rõ nội dung kit test COVID-19 thuộc mặt hàng trang thiết bị y tế phải bình ổn giá và xác định thẩm quyền của Bộ Y tế trong công tác này.

Bộ Y tế cũng cần ban hành thông tư mới thực thi Nghị định 98/2021, trong đó phân loại rõ kit test COVID-19 thuộc trang thiết bị y tế nào.

Có thể khẳng định cơ sở pháp lý hiện đã tương đối đủ, chỉ cần tháo nút thắt nêu trên là được.

Hiện đang là tháng 3, tức đã qua tháng thứ ba thực hiện Nghị quyết 12 và Nghị định 98/2021 nhưng Bộ Y tế, Bộ Tài chính vẫn chưa trình Chính phủ ban hành văn bản để cụ thể hóa Nghị quyết 12 bình ổn giá kit test là khó hiểu, khiến việc thực hiện Nghị quyết 12 còn nằm trên lý thuyết.

Bình ổn giá kit test là nhu cầu cấp thiết

Tương tự, ThS Lưu Đức Quang, giảng viên Khoa luật Trường ĐH Kinh tế - Luật, ĐH Quốc gia TP.HCM, cũng cho là đã có đủ căn cứ pháp lý. Ông nêu: Theo Luật Giá 2012 thì “Trường hợp cần thiết phải điều chỉnh danh mục hàng hóa, dịch vụ thực hiện bình ổn giá được quy định tại khoản 2 điều này, Chính phủ trình UBTVQH xem xét, quyết định”. Ngày 30-12-2021, UBTVQH có Nghị quyết 12, đồng ý bổ sung trang thiết bị y tế phục vụ công tác phòng chống dịch COVID-19 vào danh mục hàng hóa, dịch vụ thực hiện bình ổn giá.

Vì vậy, Chính phủ hoàn toàn có đủ cơ sở pháp lý để bổ sung kit test vào danh mục hàng hóa, dịch vụ thực hiện bình ổn giá. Việc trì hoãn áp dụng các biện pháp bình ổn giá đối với dụng cụ thiết yếu này không chỉ gây thêm khó khăn cho đời sống người dân vốn đã khốn khó vì đại dịch mà còn chưa tương thích với chủ trương “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19” mà Chính phủ đã đề ra.

Với tư cách là cơ quan tham mưu trực tiếp cho Chính phủ trong hoạt động này, Bộ Y tế cần đáp ứng yêu cầu hết sức chính đáng này của người dân.

Cần mức giá trần về kit test

Theo PGS-TS Ngô Trí Long, chuyên gia về giá, kit test COVID-19 là mặt hàng tác động và ảnh hưởng đến đời sống của người dân. Trong bối cảnh hiện nay, nhu cầu của người dân rất lớn, lợi dụng tình hình đó, nhiều thương nhân đã đẩy giá lên cao. Vì vậy, cơ quan chức năng cần vào cuộc.

“Nhà nước cần quản lý, phải xem xét từng loại kit test về nguồn gốc, xuất xứ… để có thể quy định mức giá trần. Điều này vẫn tạo ra sự cạnh tranh nhưng không được vượt quá mức giá cho phép” - ông Long nói.

Theo ông Long, việc tra cứu về thông tin các mặt hàng, giá rất cụ thể, không quá khó khăn. Bởi nếu là hàng nhập khẩu đều phải thông qua hải quan.

Bên cạnh đó, việc quản lý giá phải gắn với chất lượng, các cửa hàng kinh doanh phải niêm yết giá công khai, điều này hết sức quan trọng với tình hình hiện nay. Đồng thời, cơ quan chức năng cần có chế tài mạnh tay đối với những cửa hàng bán sai quy định.

Ngoài phạt tiền, đơn vị quản lý có thể rút giấy phép kinh doanh vĩnh viễn đối với cửa hàng đó.

Nguồn: https://plo.vn/thoi-su/cap-bach-dua-kit-test-covid19-vao-binh-on-gia-1046088.html

NÓNG: Dừng hỗ trợ đoàn viên, người lao động bị ảnh hưởng bởi Covid-19

Đây là nội dung tại Quyết định 4292/QĐ-TLĐ về việc dừng thực hiện Quyết định 3749/QĐ-TLĐ chi hỗ trợ cho đoàn viên, người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19.

Theo đó, Đoàn chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã quyết định:

- Dừng thực hiện Quyết định 3749/QĐ-TLĐ ngày 15-1-2021 về việc chi hỗ trợ cho đoàn viên và người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19 kể từ ngày 1-3-2022.

NÓNG: Dừng hỗ trợ đoàn viên, người lao động bị ảnh hưởng bởi Covid-19 - 1

Lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 cho công nhân tại Đà Nẵng ẢNH: BÍCH VÂN

Việc tiếp nhận hồ sơ giải quyết chi hỗ trợ cho các đối tượng bị nhiễm Covid-19 trước ngày 1-3-2022 theo Quyết định 3749/QĐ-TLĐ được thực hiện chậm nhất đến ngày 31-3-2022.

- Kể từ ngày 1-3-2022, việc chi hỗ trợ cho đoàn viên, người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19 (kể cả F0 tử vong) được thực hiện theo quy định về chi hỗ trợ, thăm hỏi, trợ cấp tại các Quyết định 4290/QĐ-TLĐ ngày 1-3-2022 về việc ban hành quy định thu, chi, quản lý tài chính, tài sản Công đoàn cơ sở, Quyết định 4291/QĐ-TLĐ ngày 1-3-2022 về việc ban hành quy định về tiêu chuẩn, định mức chế độ chi tiêu trong các cơ quan Công đoàn.

Lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 cho công nhân tại Đà Nẵng ẢNH: BÍCH VÂN

Lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 cho công nhân tại Đà Nẵng ẢNH: BÍCH VÂN

Đoàn viên, người lao động là ca bệnh F0, không vi phạm các quy định của pháp luật về phòng, chống dịch Covid-19 được hỗ trợ với 02 mức sau:

- Tối đa là 3.000.000 đồng/người nếu có triệu chứng bệnh nặng, phải điều trị từ 21 ngày trở lên tại bệnh viện, cơ sở y tế được thu dung điều trị Covid- 19 theo các giấy tờ xác nhận của cơ quan y tế có thẩm quyền.

- Tối đa là 1.500.000 đồng/người nếu phải điều trị ngoại trú từ 21 ngày trở lên hoặc điều trị nội trú dưới 21 ngày tại bệnh viện, cơ sở y tế được thu dung điều trị Covid-19 theo các giấy tờ xác nhận của cơ quan y tế có thẩm quyền.

- Đoàn viên, người lao động tại các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp có đóng kinh phí công đoàn bị tử vong do nhiễm vi rút SARS-CoV-2 thì thân nhân của họ được hỗ trợ là 5.000.000 đồng/người.

- Các trường hợp bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19 khác cần hỗ trợ giao Ban thường vụ Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố, Công đoàn ngành trung ương và tương đương, Công đoàn Tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn, Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở chủ động xem xét, quyết định theo các quy định về phân cấp tài chính của Tổng Liên đoàn phù hợp với tình hình thực tế, yêu cầu phòng, chống dịch và nguồn tài chính Công đoàn được phê duyệt trong năm.

Nguồn: https://nld.com.vn/cong-doan/nong-dung-ho-tro-doan-vien-nguoi-lao-dong-bi-anh-huong-boi...

Cô gái trẻ nhiễm COVID-19 sợ bị đuổi đi, cách hành xử của chủ trọ khiến tất cả ngỡ ngàng
"Mình mới chỉ chuyển đến nhà chú ở được 1 tháng thôi nhưng cảm giác ở đây không khác gì ở nhà là mấy. Mọi người có gì cũng giúp đỡ nhau, chú chủ thì...

Tin tức 24h

H.A (Tổng hợp)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Dịch COVID-19