COVID-19 22/7: Người đi tập thể dục ở hồ Tây phải khai báo y tế, cách ly tại nhà

HÀ ANH - Ngày 22/07/2021 12:10 PM (GMT+7)

Một bệnh nhân F0 đã đi tập thể dục, đạp xe tại các tuyến phố quanh Hồ Tây, vườn hoa Lạc Long Quân....

Theo báo Tiền Phong, UBND phường Nhật Tân (Tây Hồ, Hà Nội) vừa có thông báo truy vết những người đi tập thể dục và đi dạo liên quan đến ca mắc COVID-19 tại địa chỉ 40 Thuỵ Khuê.

Những người từng mua vé số trên đường Thụy Khuê và đi tập thể dục ở một số địa điểm xung quanh hồ Tây được yêu cầu khai báo y tế, tự cách ly tại nhà. Ảnh minh họa

Những người từng mua vé số trên đường Thụy Khuê và đi tập thể dục ở một số địa điểm xung quanh hồ Tây được yêu cầu khai báo y tế, tự cách ly tại nhà. Ảnh minh họa

Báo cáo dẫn thông tin truy vết ca mắc COVID-19 cho thấy, trong khoảng thời gian từ 18h30 đến 20h30 phút ngày 15/7, bệnh nhân F0 có địa chỉ tại 40 Thuỵ Khuê, phường Thuỵ Khuê đã tập thể dục và đạp xe tại các tuyến phố quanh hồ Tây, vườn hoa Lạc Long Quân, phố Vũ Tuấn Chiêu (khu vực rặng nhãn) phường Nhật Tân, có tiếp xúc với một số người nhưng không nhớ ai.

Phường Nhật Tân ra thông báo: đề nghị tất cả những ai đã đến mua vé xổ số tại 40 phố Thuỵ Khuê và tất cả những ai đã đi tập thể dục, dạo chơi tại vườn hoa Lạc Long Quân, phố Nhật Chiêu, phố Vũ Tuấn Chiêu (khu vực rặng nhãn), trong thời gian từ 18h 30 đến 20h30 phút ngày 15/7 phải lập tức khai báo y tế với Trạm y tế phường Nhật Tân và tự cách ly để theo dõi sức khoẻ theo hướng dẫn của Trạm y tế phường.

Phường cũng yêu cầu các tổ trưởng dân phố, tổ trưởng, nhóm trưởng COVID cộng đồng, chi hội trưởng các chi hội đoàn thể, tổ dân phố thông báo rộng rãi để những trường hợp có liên quan ca mắc COVID-19 nói trên khai báo với Trạm y tế phường để có các biện pháp phòng chống COVID-19.

Được biết, từ ngày 27/4 đến ngày 22/7, Hà Nội ghi nhận 761 ca mắc COVID-19. Dịch bệnh phức tạp trở lại trong hai tuần gần đây khi thành phố ghi nhận nhiều ca nhiễm chưa rõ nguồn lây.

Từ 0h ngày 19/7, Hà Nội yêu cầu mọi người dân ở tại nhà, chỉ ra ngoài trong trường hợp thật sự cần thiết như công vụ; làm việc tại công sở, nhà máy, cơ sở sản xuất, cơ sở kinh doanh dịch vụ; mua lương thực, thực phẩm, thuốc men và các trường hợp khẩn cấp khác như cấp cứu, khám chữa bệnh, thiên tai, hỏa hoạn… Người dân không tụ tập quá 5 người ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện.

(Theo Đời sống & Pháp luật)

Tìm người đạp xe, thể dục, dạo chơi quanh Hồ Tây liên quan đến ca dương tính ở 40 Thụy Khuê

UBND phường Nhật Tân vừa ra thông báo truy tìm người tập thể dục, đạp xe ở quanh Hồ Tây liên quan đến ca dương tính với SARS-CoV-2 có địa chỉ tại 40 Thụy Khuê.

Liên quan đến ổ dịch số 40 Thụy Khuê, UBND phường Nhật Tân (quận Tây Hồ) vừa có thông báo truy vết những người đi tập thể dục và đi dạo. Theo báo cáo truy vết, trong khoảng thời gian từ 18 giờ 30 đến 20 giờ 30 phút ngày 15 thảng 7 năm 2021, bệnh nhân F0 có địa chỉ tại số 40 Thụy Khuê phường Thụy Khuê quận Tây Hồ đã tập thể dục và đạp xe tại các tuyến phố quanh Hồ Tây, vườn Lạc Long Quân, phố Vũ Tuấn Chiêu (khu vực rặng nhãn ) phường Nhật Tân có tiếp xúc với một số người nhưng không nhớ ai.

Nhằm khẩn trương truy vết những người có liên quan để thực hiện nghiêm công điện số 16/UBND - CĐ ngày 21/07/2021 của Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội. UBND phường Nhật Tân thông báo:

Yêu cầu những tất cả những ai đã đến mua vé sổ số tại số 40 phố Thụy Khuê và tất cả những ai đã đi tập thể dục, dạo chơi tại vườn hoa Lạc Long Quân, phố Nhật Chiêu, phố Vũ Tuấn Chiêu (khu vực rặng nhãn ) trong thời gian từ 18 giờ 30 đến 20 giờ 30 phút ngày 15 tháng 7 năm 2021 phải lập tức khai báo y tế với Trạm Y tế phường Nhật Tân và tự cách ly để theo dõi sức khỏe theo hướng dẫn của trạm y tế phường. Nếu không khai báo hoặc khai báo không trung thực để lây lan dịch bệnh phải hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.

UBND phường cũng yêu cầu các lực lượng phóng chống COVID-19 ở các tổ dân phố, các chi hội trưởng các chi hội đoàn thể tổ dân phố thông báo yêu cầu những tất cả những ai đã đến mua về sổ sổ tại số 40 phố Thụy Khuê và đi tập thể dục, dạo chơi ở các địa điểm và thời gian trên phải lập tức khai báo y tế với Trạm Y tế phường Nhật Tân và tự cách ly để theo dõi sức khỏe theo hướng dẫn của trạm y tế phường.

Lê Phương

20 người Trung Quốc lưu trú trái phép giữa lúc dịch Covid-19 diễn biến phức tạp

Ngày 22-7, thông tin từ Công an tỉnh Hưng Yên cho biết phòng An ninh điều tra - Công an tỉnh Hưng Yên đang phối hợp với cơ quan chức năng điều tra, làm rõ 20 người Trung Quốc nhập cảnh trái phép được phát hiện trên địa bàn huyện Ân Thi, Hưng Yên.

Số người dân Trung Quốc được cơ quan chức năng phát hiện

Số người dân Trung Quốc được cơ quan chức năng phát hiện

Theo đó, ngày 11-7, Phòng Quản lý xuất nhập cảnh, phòng An ninh điều tra - Công an tỉnh Hưng Yên phối hợp Công an huyện Ân Thi đã kiểm tra, phát hiện 20 người Trung Quốc nhập cảnh trái phép, lưu trú tại nhà ông Trần Văn Phương (SN 1971 ở thôn Đào Quạt, xã Bãi Sậy, huyện Ân Thi).

Sau đó, Phòng Quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh Hưng Yên cùng lực lượng chức năng tổ chức lấy mẫu test nhanh Covid-19 đối với 20 công dân Trung Quốc và đưa về Trung tâm cách ly số 2 của tỉnh đặt tại Trường Đại học Thủy lợi ở xã An Viên (huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên) để đảm bảo việc phòng chống dịch bệnh Covid-19. 

Cùng với đó, cơ quan chức năng đã cho cách ly quản lý số người Trung Quốc trên và làm các thủ tục cần thiết khác theo quy định.

(Theo Người Lao Động)

Đà Nẵng triển khai tổng đài gọi tự động thông báo tiếp xúc gần F0, F1

Chiều 22/7, sở Thông tin và Truyền thông TP.Đà Nẵng cho biết, đơn vị và sở Y tế vừa đưa vào sử dụng tổng đài gọi tự động thông báo các trường hợp tiếp xúc gần với F0 và F1, đồng thời hỗ trợ người dân khai báo y tế trong phòng chống dịch Covid-19.

Thông tin hướng dẫn, hỗ trợ người dân được thực hiện tự động từ Trung tâm Thông tin dịch vụ công (1022) với đầu số hiển thị khi gọi đến máy điện thoại của người dân là 090.114.1022 và 091.122.1022; tên nhắn tin SMS là TP.DaNang.

Theo sở Thông tin và Truyền thông TP.Đà Nẵng, mục đích là để người dân biết được sớm thông tin mình có tiếp xúc gần với F0, F1 (đến cùng địa điểm, cùng thời điểm), từ đó chủ động thực hiện các biện pháp phòng chống dịch cho bản thân và gia đình. Đồng thời liên hệ, khai báo thông tin dịch tễ với cơ quan y tế để góp phần phòng chống dịch Covid-19 cho toàn TP.Đà Nẵng. 

Ngay sau khi phát hiện có bệnh nhân nhiễm Covid-19 (F0) trên địa bàn TP.Đà Nẵng, thông qua khai thác trên hệ thống quản lý khai báo y tế, kiểm soát vào ra qua quét QRCode; ứng dụng vé đi chợ qua QRCode có được danh sách người có khả năng tiếp xúc gần với F0 hoặc với F1 của F0 này, CDC Đà Nẵng hoặc Trung tâm Y tế quận, huyện sẽ phê duyệt danh sách và kích hoạt tổng đài gọi điện thoại, nhắn tin ngay đến cho những người này để thông tin và hướng dẫn thực hiện các biện pháp phòng chống dịch.

Việc triển khai tổng đài gọi tự động thông báo các trường hợp tiếp xúc gần F0 và F1 góp phần nâng cao sự chủ động trong công tác phòng chống dịch của thành phố.

Việc triển khai tổng đài gọi tự động thông báo các trường hợp tiếp xúc gần F0 và F1 góp phần nâng cao sự chủ động trong công tác phòng chống dịch của thành phố.

Thông qua tổng đài, người dân sẽ được cung cấp số điện thoại đầu mối thuộc Trung tâm Y tế gần nhất để người dân khai báo y tế được hướng dẫn. Đăc biệt, tổng đài sẽ hỗ trợ người dân tự cung cấp thông tin dịch tễ để các cơ quan y tế, địa phương thực hiện phòng chống dịch. Cung cấp thông tin qua điện thoại đại diện Trung tâm y tế hoặc trực tuyến tại https://bit.ly/thongtindichte hoặc tại chuyên mục Khai thông tin F1, F2 trên Zalo Tổng đài 1022. 

Từ thông tin dịch tễ này, cơ quan y tế kịp thời thực hiện các nghiệp vụ về phòng chống dịch, bảo vệ người dân và cộng đồng…

Sở sở Thông tin và Truyền thông TP.Đà Nẵng cho biết, việc triển khai tổng đài gọi tự động thông báo các trường hợp tiếp xúc gần với F0, F1 không chỉ thông tin, hỗ trợ kịp thời cho người dân mà còn góp phần nâng cao sự chủ động trong công tác phòng chống dịch của TP.Đà Nẵng, đặc biệt trong điều kiện chủng Delta có chu kỳ nhanh, khoảng 2 ngày.

(Theo Người Đưa Tin)

Khánh Hòa tiếp tục thực hiện giãn cách xã hội thêm 14 ngày

Chiều ngày 22/7, UBND tỉnh Khánh Hòa đã có công điện khẩn về việc tiếp tục tăng cường thực hiện một số giải pháp cấp bách về phòng, chống dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn tỉnh.

Theo đó, UBND tỉnh quyết định tiếp tục thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 đối với TP. Nha Trang, thị xã Ninh Hòa và huyện Vạn Ninh. Các huyện, thành phố còn lại (Diên Khánh, Khánh Sơn, Khánh Vĩnh, Cam Lâm, Cam Ranh) giãn cách xã hội theo Chỉ thị 15. Thời gian thực hiện giãn cách trong vòng 14 ngày, kể từ 0h ngày 23/7.

Công điện nêu rõ, qua hơn 13 ngày thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 đối với 3 địa phương TP. Nha Trang, thị xã Ninh Hòa và huyện Vạn Ninh; Chỉ thị 15 đối với các huyện, thành phố còn lại, tình hình dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn tỉnh vẫn diễn biến phức tạp. Từ ngày 23/6 đến 7h ngày 22/7, toàn tỉnh ghi nhận 795 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2, trong đó có 7 ca tử vong. Dự báo, trong thời gian tới tình hình dịch bệnh trên địa bàn tỉnh sẽ còn diễn biến phức tạp, khó lường.

UBND tỉnh Khánh Hòa yêu cầu các ngành, các cấp, các cơ quan, đơn vị và nhân dân phải xác định công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19 là nhiệm vụ ưu tiên; siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong việc tổ chức, triển khai công tác phòng chống dịch.

Bên cạnh đó, UBND tỉnh này đề nghị các tầng lớp nhân dân thực hiện nghiêm túc các quy định phòng, chống dịch bệnh Covid-19, khuyến cáo 5K để bảo vệ bản thân, cộng đồng, không ra khỏi nhà trong trường hợp không cần thiết.

(Theo Người Đưa Tin)

TP.HCM: Từ 20h ngày 22/7, người dân gặp khó khăn vì COVID-19 có thể gọi tổng đài 1022 để được hỗ trợ 

Ngày 22/7, Sở Thông tin và Truyền thông (TT&TT) TP.HCM đã triển khai “Kênh tiếp nhận và xử lý thông tin hỗ trợ người dân gặp khó khăn do dịch bệnh COVID-19” qua Cổng thông tin 1022.

Theo đó, từ 20 giờ ngày 22/7, khi gặp khó khăn do COVID-19, người dân có thể gọi 1022 – nhấn phím 2 để cung cấp thông tin đề nghị được hỗ trợ.

Các thông tin sẽ được tiếp nhận qua “Kênh tiếp nhận và xử lý thông tin hỗ trợ người dân gặp khó khăn do dịch bệnh COVID-19” bao gồm: 

- Thông tin về bản thân, gia đình hoặc hàng xóm, những người xung quanh có hoàn cảnh khó khăn tại địa phương cần được hỗ trợ nhu yếu phẩm; 

- Thông tin về bản thân hoặc gia đình người dân thuộc đối tượng bị tác động, ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19 được hưởng chính sách hỗ trợ theo quy định của Trung ương và Thành phố Hồ Chí Minh nhưng chưa nhận được hỗ trợ; 

- Thông tin về các trường hợp khác trong xã hội cần hỗ trợ (người già neo đơn, trẻ cơ nhỡ,…)

Sở TT&TT TP.HCM cho biết: Thông tin tiếp nhận sẽ được Cổng thông tin 1022 chuyển đến UBND TP. Thủ Đức và các quận huyện, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội xử lý, hỗ trợ người dân trong thời gian nhanh nhất. Ngoài ra, Hội đồng nhân dân Thành phố và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố cũng sẽ giám sát việc xử lý, hỗ trợ người dân khi gặp khó khăn của các đơn vị.

Với việc đưa vào hoạt động “Kênh tiếp nhận và xử lý thông tin hỗ trợ người dân gặp khó khăn do dịch bệnh COVID-19” thông qua Cổng thông tin 1022, Sở TT&TT TP.HCM và các đơn vị liên quan hướng đến mục tiêu giúp đỡ, tạo thuận tiện cho người dân khi gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 có thể được các cơ quan chức năng hỗ trợ kịp thời. 

Đây là giải pháp nhằm đảm bảo an sinh xã hội, quan tâm đời sống người dân, nhất là người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn, phát huy cao nhất tinh thần nghĩa tình, những nghĩa cử cao đẹp, tương thân tương ái, san sẻ, giúp đỡ nhau vượt qua được giai đoạn khó khăn này, hướng đến mục tiêu chung “không một người dân nào bị bỏ lại phía sau” trong “cuộc chiến” chống đại dịch COVID-19 trên địa bàn Thành phố.

Hữu Huy

Một gia đình 3 người về từ TP.HCM vội vã lên xe đi Hà Nội để "trốn" cách ly

Chiều 21-7, trao đổi với PV, một lãnh đạo văn phòng UBND tỉnh Thái Nguyên cho biết lực lượng chức năng vẫn chưa liên lạc được với 3 người về từ TP.HCM nhưng không chấp hành cách ly tập trung để phòng, chống dịch Covid-19.

Các địa phương đang tăng cường kiểm soát người di chuyển giữa các địa phương để phòng chống dịch Covid-19 - Ảnh: Vân Anh

Các địa phương đang tăng cường kiểm soát người di chuyển giữa các địa phương để phòng chống dịch Covid-19 - Ảnh: Vân Anh

UBND TP Sông Công (tỉnh Thái Nguyên) cũng đã có báo cáo gửi các cơ quan liên quan về việc 3 công dân (quê ở Thái Nguyên, có hộ khẩu thường trú ở TP.HCM) trở về địa phương ở xã Tân Quang (TP Sông Công) nhưng không chấp hành cách ly tập trung để phòng, chống dịch Covid-19.

Theo đó, khoảng 17 giờ chiều 19-7, Trạm Y tế xã Tân Quang tiếp nhận 3 công dân vừa di chuyển từ vùng có dịch TP HCM về địa phương là ông D.T.N. (SN 1979), bà N.T.L. (SN 1983) và D.T.B.L. (SN 2002). 3 người này là vợ chồng và con gái trong nhà.

Tuy nhiên, khi cán bộ y tế yêu cầu hoàn thiện các thủ tục để cách ly tập trung, 3 người này đã không chấp hành và tự ý lên xe ôtô mang BKS 51G-68285 rời đi.

Sau đó, khi lực lượng chức năng làm việc với bà P.T.N. (mẹ đẻ của ông N.), người phụ nữ này cho hay sau khi nghe tin phải thực hiện cách ly y tế tập trung, con trai, con dâu và cháu nội đã lên xe ôtô cá nhân di chuyển xuống Hà Nội. Bà N. không rõ 3 người này đến địa điểm nào ở Hà Nội.

Đến chiều 21-7, lực lượng chức năng vẫn chưa tìm thấy 3 công dân trên để tiến hành đưa đi cách ly tập trung theo quy định.

(Theo Người Lao Động)

Quảng Nam siết kiểm soát, người từ Đà Nẵng không được vào tỉnh

Tối 21-7, Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 tỉnh Quảng Nam phát đi thông tin nhanh về các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19.

Theo đó, trước tình hình dịch Covid-19 bùng phát mạnh ở TP Đà Nẵng, nhiều chuỗi lây nhiễm trong cộng đồng không truy vết được, nguy cơ rất cao, để kịp thời ứng phó, được sự thống nhất của Bí thư Tỉnh uỷ, ông Lê Trí Thanh, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng ban Ban Chỉ đạo cấp tỉnh phòng, chống dịch Covid-19, yêu cầu Giám đốc Công an tỉnh, Bí thư, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, TP chỉ đạo tăng cường siết chặt các chốt kiểm soát, không để người dân từ Đà Nẵng vào Quảng Nam.

Quảng Nam siết công tác quản lý người về từ địa phương có dịch

Quảng Nam siết công tác quản lý người về từ địa phương có dịch

Đối với người dân, người lao động từ Quảng Nam ra Đà Nẵng phải quay về trước 12 giờ trưa nay (22-7). Tất cả các trường hợp vướng mắc, khó khăn phải xin ý kiến giải quyết. Phân công ông Trần Văn Tân – Phó Chủ tịch UBND tỉnh giải quyết các trường hợp cụ thể.

Đối với các nhà quản lý, chuyên gia của các công ty, cho phép trong thời gian 24 giờ (hạn cuối đến 0 giờ ngày 23-7) phải thu xếp ở lại Quảng Nam.

Đối với người lao động tại Đà Nẵng nếu vào Quảng Nam làm việc phải ở lại Quảng Nam không được quay về Đà Nẵng, trường hợp quay về Đà Nẵng, khi vào lại Quảng Nam phải cách ly theo quy định.

Đối với các phương tiện vận chuyển hàng hoá vào Quảng Nam thực hiện theo quy định hiện hành (bàn giao lái xe và người trên xe tại điểm kiểm soát vào Quảng Nam; trừ xe chuyên dụng, đặc chủng, xe chở thuốc men, hàng thiết yếu).

Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam yêu cầu kích hoạt cao nhất các Tổ giám sát Covid-19 trong cộng đồng, đặc biệt là tại các huyện Đại Lộc, Duy Xuyên, Đông Giang, thị xã Điện Bàn, TP Hội An.

Như Báo Người Lao Động đã thông tin, chiều 21-7, Ban Chỉ đạo Phòng chống dịch Covid-19 TP Đà Nẵng, cho biết trong vòng 24 giờ, địa phương này ghi nhận 28 ca nghi mắc Covid-19 mới. Trong đó có 16 ca là F1, đã được cách ly tập trung. 12 ca còn lại được phát hiện trong cộng đồng, trong đó có 8 ca chưa xác định được nguồn lây.

(Theo Dân Việt)

Hà Nội: 13 đối tượng được ưu tiên tiêm vắc-xin COVID-19 trong chiến dịch tiêm chủng lớn nhất

Ngày 21/7, UBND thành phố Hà Nội ban hành Phương án triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Yêu cầu trong phương án được đặt ra là tiêm chủng sớm nhất, nhanh nhất và an toàn nhất với yêu cầu thực hiện tối đa 200.000 mũi tiêm/ngày; bảo đảm an toàn phòng, chống dịch cho các lực lượng tham gia tiêm chủng và người dân; huy động sự vào cuộc của tất cả các cấp ủy Đảng, chính quyền, các tổ chức chính trị xã hội, các ban, ngành, đoàn thể...

(Ảnh minh họa).

(Ảnh minh họa).

Đối tượng tiêm chủng được áp dụng căn cứ Quyết định của Bộ Y tế về việc Ban hành hướng dẫn tạm thời khám sàng lọc trước tiêm chủng vắc-xin phòng COVID-19. Đó là “người trong độ tuổi tiêm chủng theo khuyến cáo trong hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất và không quá mẫn với hoạt chất hoặc với bất kỳ tá dược nào liệt kê trong thành phần của vắc-xin”.

Thành phố sẽ ưu tiên 13 đối tượng tiêm vắc-xin phòng COVID-19.

Cụ thể:

1.Lực lượng tuyến đầu phòng, chống dịch, gồm: Người làm việc trong các cơ sở y tế công lập và tư nhân, người tham gia phòng, chống dịch (thành viên Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch các cấp, người làm việc ở các khu cách ly, làm nhiệm vụ truy vết, điều tra dịch tễ, tổ COVID19 cộng đồng, tình nguyện viên, phóng viên...);

2. Lực lượng Quân đội.

3. Lực lượng Công an.

4. Nhân viên, cán bộ ngoại giao của Việt Nam và thân nhân được cử đi nước ngoài; hải quan, cán bộ làm công tác xuất nhập cảnh; cán bộ, người lao động của các cơ quan, đơn vị đã tích cực tham gia các hoạt động phòng, chống dịch, các đơn vị hỗ trợ công tác phòng, chống dịch bệnh.

5. Người cung cấp dịch vụ thiết yếu: Hàng không, vận tải, du lịch; cung cấp dịch vụ điện, nước, ngân hàng, kho bạc, chứng khoán, bưu chính, viễn thông, xuất, nhập khẩu hàng hóa, cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú, ăn uống, cơ sở chăm sóc sức khỏe, dược, vật tư y tế, người dân ở vùng/khu du lịch...

6 Giáo viên, người làm việc tại các cơ sở giáo dục, đào tạo.

7. Người làm việc tại các cơ quan, đơn vị hành chính.

8. Các tổ chức thường xuyên tiếp xúc với nhiều người người được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cử đi công tác, học tập, lao động ở nước ngoài.

9. Công nhân tại các khu công nghiệp, khu chế xuất, cụm công nghiệp, điểm công nghiệp; người mắc các bệnh mạn tính; người trên 65 tuổi.

10. Người nghèo, các đối tượng chính sách xã hội; người sinh sống ở các khu vực có dịch; các chức sắc, chức việc tôn giáo; các đối tượng là lao động phổ thông thường xuyên tiếp xúc với nhiều người tại những nơi tập trung đông người.

11. Nhóm người lao động tự do, thường xuyên tiếp xúc với nhiều người như lái xe taxi, xe ôm, bốc vác, đánh giày, bán hàng rong...

12. Người làm việc trong các trại giam, trại tạm giam và phạm nhân.

13. Người dân không nằm trong các nhóm đối tượng nêu trên, nhưng có thể ưu tiên theo yêu cầu của công tác phòng, chống dịch tại từng thời điểm thể theo diễn biến tình hình dịch bệnh.

(Theo Dân Việt)

TP.HCM có thể tiếp tục thực hiện Chỉ thị 16 với một số biện pháp tăng cường

Tối 21-7, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TP.HCM Phan Văn Mãi đã chủ trì buổi họp báo cung cấp thông tin về dịch COVID-19 tại TP.

Tại buổi họp, ông Phan Văn Mãi cho biết, thời gian qua, số ca dương tính được phát hiện hàng ngày tại TP tăng cao và còn đang diễn biến phức tạp.

Từ đó, TP đánh giá đỉnh dịch chưa đạt và còn diễn biến phức tạp trong vài ngày tới. Do vậy, trong ba tình huống mà TP đã đề ra trước đây, cho đến thời điểm này, thì tình hình TP phù hợp hơn với tình huống thứ 2 là tiếp tục thực hiện Chỉ thị 16, thậm chí là phải tăng cường một số biện pháp.

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TP.HCM Phan Văn Mãi. Ảnh: HOÀNG LAN

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TP.HCM Phan Văn Mãi. Ảnh: HOÀNG LAN

Ông Phan Văn Mãi cho biết, hôm qua, Bí thư Thành ủy TP Nguyễn Văn Nên cũng đã đề cập đến vấn đề này. Hiện tại Ban chống dịch COVID-19 TP cũng đang chuẩn bị các biện pháp cho Chỉ thị 16 tăng cường. Cụ thể như sau:

Thứ nhất, TP sẽ tập trung tuyên truyền, vận động, giám sát để người dân, các tổ chức, cá nhân trên địa bàn TP thực hiện giãn cách xã hội triệt để hơn. Như ý kiến của Công an TP là triệt để giữa nhà với nhà, người với người trong gia đình để làm sao hạn chế tối đa việc tiếp xúc, có thể lây lan mầm bệnh mà TP đánh giá là mầm bệnh hiện đang rất nhiều trong cộng đồng.

Với một số khu vực nguy cơ rất cao, rất đông dân cư như khu nhà trọ của công nhân, người lao động, vừa qua giãn cách chưa đảm bảo thì TP sẽ có biện pháp giãn dân phù hợp, tạo điều kiện để người dân ít tiếp xúc.

“Đây là việc đầu tiên để giãn cách triệt để người với người, nhà với nhà” – ông Mãi nhấn mạnh và đề nghị cơ quan báo chí tiếp tục tuyên truyền, để mọi người thực hiện thực sự triệt để trong thời gian một tuần hoặc 10 ngày tới. Từ đó ngăn chặn dòng lây lan, có thể lập đỉnh dịch trong thời gian này rồi thực hiện các biện pháp tiếp theo.

Thứ hai, ông Mãi cho biết song song với việc thực hiện nghiêm, triệt để giãn cách xã hội thì TP sẽ tập trung cao vào phân loại, phân tầng, quản lý, chăm sóc điều trị F0. Theo đó, ngành y tế TP đã đề ra mô hình 5 tầng.

Tầng thứ nhất là đối với người vừa test nhanh kháng nguyên cho kết quả dương tính, tức nghi nhiễm COVID-19 thì sẽ tạm thời chờ ở phường, xã, thị trấn.

Sau khi lấy mẫu đơn PCR, có kết quả dương tính; nếu không triệu chứng, không bệnh nền, không có bất thường thì sẽ được cách ly tập trung tại địa phương để theo dõi chăm sóc. Theo số liệu thống kê thì số này chiếm khoảng trên dưới 70%.

Tầng thứ hai là tầng có triệu chứng, cần điều trị thì chủ yếu điều trị ở các bệnh viện (BV) quận, huyện.

Tầng thứ ba là có triệu chứng, có bệnh nền, cần điều trị ở tuyến cao hơn. Như vậy sẽ điều trị một phần ở BV quận và một phần ở các BV tuyến cao hơn.

Ông Mãi nhìn nhận TP.HCM đánh giá ở tầng 2, 3, 4 thì chiếm khoảng 20-25%. Còn lại tầng thứ 5 là là tầng rất nặng, tầng hồi sức mà có 4 BV đang tập trung trang thiết bị, nguồn lực cho điều trị bệnh nhân nặng, làm sao hạn chế tử vong thấp nhất.

Phó Bí thư Phan Văn Mãi khẳng định, mô hình phân nhóm 5 tầng sẽ giúp giảm tải, không cần thiết đưa người dương tính chưa có triệu chứng đi vào các cơ sở điều trị mà chủ yếu ở các địa phương cách ly theo dõi, chăm sóc.

Đối với việc F0 ở BV dã chiến chuyển nặng nhưng chuyển viện còn khó khăn, ông Mãi thừa nhận thời gian qua TP nỗ lực hết sức nhưng ở từng thời điểm cụ thể, từng BV cụ thể đã có sự quá tải. “TP đang rất khẩn trương nhưng chưa phải đồng bộ 100% nên còn tình trạng này” – ông nói.

(Theo Dân Việt)

Test nhanh COVID-19 người bán hàng ở chợ hàng tuần, phát thẻ đi chợ ngày chẵn - lẻ

Đây là chỉ đạo mới nhất của Bộ Y tế tại Công văn hoả tốc hướng dẫn phòng chống dịch tại chợ đầu mối, chợ bán lẻ trong thời gian áp dụng Chỉ thị 16.

Cụ thể, trước tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, một số tỉnh, thành phố đang giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16, để đảm bảo an toàn phòng, chống dịch tại các chợ đầu mối, chợ bán lẻ, Bộ Y tế đề nghị UBND các tỉnh, thành hướng dẫn tổ chức xét nghiệm SARS-CoV-2 bằng test nhanh cho người quản lý, làm việc, bán hàng tại chợ hàng tuần.

Bộ Y tế cũng đề nghị Bộ Công Thương đôn đốc các địa phương đang thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16, yêu cầu các chợ đánh giá an toàn COVID-19 và cập nhật lên hệ thống antoancovid.vn.

Cùng đó, chỉ đạo các cơ quan tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác phòng, chống dịch tại các chợ trên địa bàn, dừng hoạt động ngay những chợ không đảm bảo an toàn phòng, chống dịch.

COVID-19 22/7: Người đi tập thể dục ở hồ Tây phải khai báo y tế, cách ly tại nhà - 8

Đồng thời, ban hành kèm Công văn này là hướng dẫn người dân ở khu vực giãn cách theo Chỉ thị 16 khi đi chợ phải tuân thủ các yêu cầu sau đây:

- Không đến chợ nếu mệt mỏi, sốt, ho, đau rát họng, khó thở hoặc đang trong thời gian cách ly tại nhà theo yêu cầu.

- Khai báo y tế khi đến chợ mua hàng.

- Đeo khẩu trang, giữ khoảng cách tối thiểu, hạn chế tiếp xúc với người xung quanh.

- Thường xuyên rửa tay với xà phòng và nước sạch hoặc sát khuẩn tay bằng dung dịch sát khuẩn tay trong thời gian có mặt tại chợ…

Đối với UBND các cấp, Bộ Y tế hướng dẫn thực hiện phương án phân chia tần suất đi chợ của người dân trên địa bản bằng Thẻ vào chợ cho các hộ gia đình, học sinh, sinh viên, người lao động thuê nhà trên địa bàn.

Theo đó, thẻ vào chợ được phân chia theo ngày chẵn, lẻ (hoặc theo phương thức khác như thông qua các ứng dụng đặt lịch đi chợ online/tổng đài đặt lịch đi chợ...) cho các gia đình để bảo đảm tần suất một gia đình nhà 3 ngày thì đi chợ 1 lần (tần suất này có thể thay đổi theo thực tế, yêu cầu phòng, chống dịch tại địa phương), luân phiên giữa các hộ gia đình/nhà. 

Thẻ vào vào chợ nên được phát 1 lần cho từng hộ gia đình nhà bảo đảm bằng thời gian giãn cách xã hội do UBND tỉnh đã thông báo.

(Theo Gia đình & Xã hội)

Nữ sinh Hải Dương không thể về chịu tang cha vì tham gia chống dịch tại TP.HCM

Ngày 22/7, ông Trần Quang Cảnh - Chủ tịch hội đồng trường Đại học Kỹ thuật y tế Hải Dương cho biết, tối 21/7, khi em Dương Thị Anh, lớp Xét nghiệm 11 (Bắc Giang) đang hỗ trợ lấy mẫu xét nghiệm cho người dân tại TP.HCM thì có điện của người nhà thông báo cha là ông Dương Đức Bình (SN 1975) qua đời đột ngột. 

"Từ lâu em Dương Thị Anh chưa về thăm nhà do vừa chống dịch ở Bắc Giang xong lại vào TP.HCM luôn. Vì tình hình dịch bệnh COVID-19 đang phức tạp nên nữ sinh này không thể về chịu tang cha", ông Cảnh chia sẻ.

Trước sự việc trên, đoàn trường Đại học kỹ thuật y tế Hải Dương đã lập bàn thờ vọng ngay tại địa điểm đoàn ở để em chịu tang cha.

Đoàn trường Đại học Kỹ thuật y tế Hải Dương lập bàn thờ vọng để em Dương Thị Anh chịu tang cha.

Đoàn trường Đại học Kỹ thuật y tế Hải Dương lập bàn thờ vọng để em Dương Thị Anh chịu tang cha.

Ngay sau khi nhận được thông tin, trong sáng 22/7, Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn cùng đoàn công tác Bộ Y tế thường trực tại TP.HCM cùng đại diện Sở Y tế TP HCM đã đến động viên, chia sẻ sự mất mát này với sinh viên Dương Thị Anh.

Cùng ngày, đoàn Bộ Y tế do Thứ trưởng Trần Văn Thuấn làm trưởng đoàn, cùng đại diện Cục Khoa học công nghệ và đào tạo, Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam, cùng đại diện Trường Đại học kỹ thuật y tế Hải Dương sẽ đến viếng và chia buồn với gia đình tại xã Thượng Lan, huyện Việt Yên, Bắc Giang. Bộ trưởng Bộ Y tế gửi vòng hoa đến kính viếng ông Bình tại quê nhà.

Người Hà Nội chen chúc xét nghiệm Covid-19: Cơ sở y tế tạm dừng dịch vụ

Sáng 22/7, Hệ thống Bệnh viện, Phòng khám MEDLATEC tại Hà Nội phát đi thông tin tạm dừng thực hiện xét nghiệm COVID-19 (bao gồm cả 2 phương pháp test nhanh kháng nguyên và PCR) với đối tượng khách hàng lẻ.

Theo đại diện của BV, hoạt động này sẽ sớm quay trở lại sau khi bệnh viện nâng cấp cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, ứng dụng, từ đó giúp khách hàng đặt lịch chủ động từ xa nhằm quản lý, phân luồng, và hạn chế tối đa tập trung đông người phòng chống dịch Covid-19.

Hình ảnh ghi lại cảnh chen chúc đợi đăng ký lại xét nghiệm tại Viện Kiểm định Quốc gia Vắc xin và Sinh phẩm Y tế vào sáng 22/7

Hình ảnh ghi lại cảnh chen chúc đợi đăng ký lại xét nghiệm tại Viện Kiểm định Quốc gia Vắc xin và Sinh phẩm Y tế vào sáng 22/7

Còn tại Viện Kiểm định Quốc gia Vắc xin và Sinh phẩm Y tế, Phó Viện trưởng Phạm Văn Hùng thông tin, Viện vẫn tiếp tục nhận làm xét nghiệm cho người dân đúng theo năng lực là 300 – 350 lượt người/ngày, đồng thời để đảm bảo các quy định chặt chẽ của Bộ Y tế về giãn cách, an toàn phòng, chống dịch.

Người dân đến xét nghiệm cần làm theo hướng dẫn đầy đủ của Viện, nên đăng ký qua mạng Internet, tránh tụ tập đông người, đáp ứng yêu cầu đảm bảo phòng, chống dịch. Giờ đăng ký tiêm buổi sáng bắt đầu từ 7 giờ 30 và chiều từ 13 giờ 30.

Thời gian tới Viện tiếp tục phối hợp với Phường Đại Kim bảo đảm công tác giãn cách đối với người dân khi đến đây làm xét nghiệm hoặc tiêm theo chiến dịch tiêm vaccine của Bộ Y tế.

Ngày hôm qua, tại Hà Nội ghi nhận tình trạng người dân chen lấn, tụ tập đông người để chờ đợi đăng ký xét nghiệm Covid-19 tại một số điểm như: Viện Kiểm định Quốc gia vắc xin và sinh phẩm y tế (Đại Kim, Hoàng Mai), PKĐK Medlatec (số 3 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân).

Chia sẻ về nguy cơ lây nhiễm với các tụ điểm tập trung lấy mẫu xét nghiệm, PGS. Lê Thị Anh Thư, Chủ tịch Hội kiểm soát nhiễm khuẩn TP.HCM cho biết, việc tập trung đông người lấy mẫu xét nghiệm sẽ làm quá tải khâu xét nghiệm, cũng là nguyên nhân lây nhiễm cho người tới lấy mẫu.

Việc thực hiện thao tác lấy mẫu xét nghiệm là một thao tác giúp cho virus SARS-CoV-2 có thể phát tán trong không khí, như vậy sẽ tạo nguy hiểm cho những người đến lấy mẫu, ngay cả khi có đảm bảo khoảng cách 2m.

Ngoài ra, áp lực số lượng lấy mẫu quá nhiều trong 1 thời gian ngắn nên nhân viên lấy mẫu không thể tuân thủ đúng việc thay găng, rửa tay giữa mỗi lần lầy mẫu và có thể làm lây nhiễm chéo qua đường tiếp xúc cho những người đến lấy mẫu.

"Việc lấy mẫu xét nghiệm sàng lọc phải tuân thủ đúng các biện pháp kiểm soát nhiễm khuẩn cơ bản, phải có lịch hẹn từng người, tránh tiếp xúc, tránh tập trung đông người, nhân viên lấy mẫu phải tuân thủ đúng quy trình kiểm soát nhiễm khuẩn. Khi số lượng công việc càng tăng, nguy cơ lây nhiễm cũng sẽ tăng", bà Thư cho biết.

(Theo Báo Giao Thông)

Đình chỉ hoạt động nhà thuốc Đức Tâm ở Láng Hạ do không đảm bảo quy định phòng chống dịch

Liên quan đến ổ dịch COVID-19 tại nhà thuốc Đức Tâm, mới đây ông Vũ Cao Cương đã ký quyết định Đình chỉ hoạt động kinh doanh dược của nhà thuốc này tại địa chỉ" Quầy 8A, nhà D, số 95 Láng Hạ, phường Láng Hạ, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội. Người phụ trách chuyên môn là dược sĩ đại học Mai Anh Trung.

Lý do đình chỉ là do nhà thuốc Đức Tâm không đảm bảo công tác phòng chống dịch COVID-19 theo hướng dẫn của Bộ Y tế. 

Theo quyết định này, nhà thuốc Đức tâm không được phép kinh doanh thuốc tại địa điểm trên kể từ ngày quyết định có hiệu lực.

Trước đó, ngày 19/7 tại nhà thuốc Đức Tâm đã ghi nhận 3 ca dương tính đầu tiên sau khi có biểu hiện ho, sốt và tự đi khám, làm xét nghiệm. Sau đó, liên tiếp những ngày sau đó đã ghi nhận tổng cộng hơn 10 ca dương tính liên quan đến nhà thuốc này.

Lê Phương

Nữ điều dưỡng tại bệnh viện dã chiến ở TP.HCM: Lâu rồi không trang điểm, soi gương
Khi dịch bùng phát ở TP.HCM, chị Thủy Nguyên xung phong vào tâm dịch, để lại sau lưng tất cả, chỉ mong cùng các đồng nghiệp chăm sóc, cứu sống được...

Những câu chuyện cảm động

HÀ ANH
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Tin tức 24h