Theo đánh giá của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh, số ca F0 tăng nhanh trong các nhà máy, xí nghiệp trong và ngoài khu, cụm công nghiệp, các trường học, các khu nhà trọ; vẫn còn một bộ phận người dân chủ quan, lơ là, chưa thực hiện nghiêm quy
9 diễn biến
Hà Nam ghi nhận thêm bệnh nhân COVID-19 tử vong, số ca mắc mới cao kỷ lục
Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Hà Nam, trong ngày 25/2, trên địa bàn ghi nhận 619 trường hợp có kết quả dương tính với SARS-CoV-2. Đây là số ca mắc COVID-19 mới cao nhất từ trước đến nay khi có đến 531 ca cộng đồng được phát hiện qua sàng lọc y tế.
Luỹ kế từ khi xuất hiện ca bệnh BN687.470 ở thôn Lê Lợi, xã Phù vân, TP. Phủ Lý vào chiều 19/9/2021 đến tối 25/2/2022, Hà Nam ghi nhận 11.961 ca mắc COVID-19 đã được Bộ Y tế cấp mã.
Trong ngày 25/2, Hà Nam cũng ghi nhận thêm một bệnh nhân mắc COVID-19 tử vong. Bệnh nhân này 95 tuổi, chưa tiêm vaccine và đang điều trị bệnh tim mạch.
BS. Trương Mạnh Sức - Giám đốc CDC Hà Nam cho biết, cả 16 bệnh nhân tử vong tại Hà Nam đến thời điểm này đều là người cao tuổi (từ 68 đến 95 tuổi), có nhiều bệnh nền và đa số chưa được tiêm vaccine phòng COVID-19 do sức khỏe không bảo đảm.
Ngày 25/2, tỉnh Hà Nam tiếp tục ghi nhận số ca mắc mới COVID-19 cao nhất từ trước đến nay.
Theo đánh giá của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Hà Nam, từ ngày 7/2/2022 đến nay, số ca F0 tăng nhanh trong các nhà máy, xí nghiệp trong và ngoài khu, cụm công nghiệp, các trường học, các khu nhà trọ trên địa bàn các huyện, thị xã, thành phố; vẫn còn một bộ phận người dân chủ quan, lơ là, chưa thực hiện nghiêm quy định 5K trong phòng, chống dịch, chưa chủ động khai báo y tế, tiêm vaccine chưa đầy đủ; việc ứng phó với các trường hợp F0 trong các trường học còn bị động, lúng túng...
Trong thời gian tới, dự báo tình hình dịch COVID-19 vẫn còn diễn biến phức tạp và có xu hướng tăng nhanh trên địa bàn, nhất là trong các khu công nghiệp, nhà máy, trường học và các khu nhà trọ của người lao động; tình trạng người chưa tiêm hoặc tiêm chưa đủ vaccine có nguy cơ chuyển nặng.
Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Hà Nam yêu cầu các đơn vị bám sát các văn bản chỉ đạo của Trung ương Đảng, Chính phủ, hướng dẫn của Bộ Y tế để xây dựng các giải pháp phòng, chống dịch phù hợp với điều kiện thực tế của tỉnh, bảo đảm thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 và phát triển kinh tế - xã hội trong điều kiện bình thường mới.
Tăng cường kiểm soát, ngăn chặn nguy cơ lây lan dịch bệnh, nhất là biến chủng mới của virus SARS-CoV-2. Quản lý chặt các trường hợp F0 điều trị tại nhà, không để lây lan ra cộng đồng; nâng cao hiệu quả thu dung, điều trị kịp thời các trường hợp F0, không để chuyển nặng, nhất là người cao tuổi, người có bệnh nền và trẻ em dưới 12 tuổi chưa được tiêm vaccine; bổ sung thuốc, vật tư y tế đáp ứng yêu cầu khi số ca F0 tăng cao; tiếp tục vận động ủng hộ trang thiết bị, vật tư y tế để phục vụ công tác phòng, chống dịch.
Nguồn: https://suckhoedoisong.vn/ha-nam-ghi-nhan-them-benh-nhan-covid-19-tu-vong-so-ca-mac-moi... Nguồn: https://suckhoedoisong.vn/ha-nam-ghi-nhan-them-benh-nhan-covid-19-tu-vong-so-ca-mac-moi-cao-ky-luc-169220225171734347.htm
Gần 10.000 ca mắc Covid-19 một ngày, 74 xã phường ở Hà Nội chuyển màu cam
UBND TP Hà Nội vừa có thông báo đánh giá cấp độ dịch trong phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn thành phố Hà Nội, cập nhật đến 9 giờ ngày 25/02/2022
Theo đó, với số ca mắc Covid-19 liên tục lập đỉnh mới, Hà Nội đã có 74 xã phường màu cam, cấp độ 3; số xã phường vùng xanh còn 283 (giảm 216 đơn vị so với tuần trước); 222 xã phường cấp độ 2; chưa có xã phường nào cấp độ 4.
Trong tuần qua có 74 xã, phường, thị trấn dịch diễn biến phức tạp, đánh giá cấp độ dịch từ mức cấp độ 3 trở lên như sau: Ba Đình 2 đơn vị, Bắc Từ Liêm 4 đơn vị, Chương Mỹ 5 đơn vị, Đan Phượng 3 đơn vị, Đông Anh 8 đơn vị, Đống Đa 1 đơn vị, Gia Lâm 2 đơn vị, Hà Đông 3 đơn vị, Hai Bà Trưng 2 đơn vị, Hoài Đức 3 đơn vị, Hoàn Kiếm 1 đơn vị, Hoàng Mai 1 đơn vị, Long Biên 3 đơn vị, Mê Linh 5 đơn vị, Nam Từ Liêm 6 đơn vị, Quốc Oai 2 đơn vị, Sóc Sơn 5 đơn vị, Tây Hồ 1 đơn vị, Thạch Thất 8 đơn vị, Thanh Oai 2 đơn vị, Thanh Trì 3 đơn vị, Thanh Xuân 1 đơn vị, Thường Tín 3 đơn vị .
Chi tiết 74 xã phường màu cam, cấp độ 3 ở Hà Nội:
Nguồn: https://www.anninhthudo.vn/gan-10-000-ca-mac-covid-19-mot-ngay-74-xa-phuong-o-ha-noi-ch... Nguồn: https://www.anninhthudo.vn/gan-10-000-ca-mac-covid-19-mot-ngay-74-xa-phuong-o-ha-noi-chuyen-mau-cam-post496730.antd
Campuchia cảnh báo làn sóng Omicron trong trường học ở Phnom Penh
Theo TTXVN, Thủ đô Phnom Penh của Campuchia đang phải đối mặt với đợt lây nhiễm Covid-19 mới, đặc biệt là những ca nhiễm biến thể Omicron.
Số ca mắc ở trẻ em đang liên tục được ghi nhận và hơn 10 trường học trên địa bàn đã phải đóng cửa. Theo báo Khmer Times, đến nay đã có hơn 500 học sinh tại thủ đô bị nhiễm Covid-19.
Nhiều chuyên gia khuyến cáo, các trường nên đẩy mạnh các nhóm học trực tuyến cho tới khi kiềm chế được đợt lây nhiễm mới của biến thể Omicron có tốc độ lan rất nhanh này.
Phát biểu với báo giới ngày 24/2, Giám đốc Sở Giáo dục Phnom Penh Hem Sinareth cho biết, sau khi đợt dịch mới bắt đầu lan rộng từ ngày 10/1, trên địa bàn thủ đô đã có hơn 500 học sinh bị nhiễm biến thể Omicron và nguy cơ số ca mắc sẽ tăng rất cao. Ông thông tin thêm, 333/503 học sinh nói trên đã bình phục và 177 em đang được điều trị tại nhà hoặc tại các cơ sở y tế.
Ông Hem Sinareth cho biết, hiện rất khó kiểm soát sự lây lan của biến thể Omicron và các cơ quan chức năng cùng các bậc phụ huynh cần nỗ lực nhiều hơn nữa để chặn đứng làn sóng lây lan trong các học sinh ở Phnom Penh.
Ông Hem Sinareth lưu ý, nhiều phụ huynh còn không thông báo với nhà trường khi con em họ bị nhiễm Covid-19 để nhà trường có biện pháp ứng phó.
Trong một diễn biến liên quan, Phó Đô trưởng Phnom Penh, ông Noun Pharoth cho biết, biến thể Omicron hiện đang tập trung lây lan chính trong các trường học ở thủ đô của Campuchia nhưng triệu chứng của những ca nhiễm này là khá nhẹ.
Trước đó, ngày 21/2, VOV đưa tin, chỉ trong khoảng thời gian rất ngắn kể từ tháng 11/2021 cho tới nay, Campuchia đã ghi nhận hơn 6.000 trường hợp nhiễm biến thể Omicron, trong đó chỉ có 730 trường hợp nhập cảnh, hơn 5.300 trường hợp trong cộng đồng.
Theo Quốc vụ khanh Bộ Y tế Campuchia, bà Or Vandine, với tình hình dịch bệnh phức tạp hiện nay, cùng với ý thức phòng chống dịch Covid-19 của một số bộ phận người dân còn kém, nước này có nguy cơ ghi nhận các ca nhiễm lên 4 con số.
Trước sự gia tăng nhanh chóng các ca nhiễm biến thể Omicron, Thủ tướng Campuchia Hun Sen đã ban hành chỉ thị về việc tăng cường thực hiện các biện pháp chống và ngăn chặn sự lây lan của Covid-19 trong cộng đồng, đặc biệt là biến thể Omicron; đồng thời kêu gọi người dân nâng cao ý thức và chấp hành nghiêm các quy định về phòng chống dịch do chính phủ và Bộ Y tế Campuchia ban hành.
Nguồn: https://www.nguoiduatin.vn/campuchia-canh-bao-lan-song-omicron-trong-truong-hoc-o-phnom... Nguồn: https://www.nguoiduatin.vn/campuchia-canh-bao-lan-song-omicron-trong-truong-hoc-o-phnom-penh-a544308.html
Hà Nội kêu gọi người dân thực hiện nếp sống ‘Văn hóa phòng, chống dịch bệnh COVID-19’
UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch về đẩy mạnh tuyên truyền pháp luật về phòng, chống dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn thành phố.
Theo đó, UBND thành phố yêu cầu tuyên truyền, phổ biến kịp thời các văn bản pháp luật, văn bản chỉ đạo của Trung ương và thành phố về phòng, chống dịch COVID-19; đẩy mạnh tuyên truyền các quy định liên quan đến phòng, chống dịch bệnh COVID-19, nhất là quy định mới, hướng dẫn mới liên quan đến phòng, chống dịch bệnh COVID-19 trong chủ động thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch; đánh giá cấp độ dịch, các biện pháp phòng, chống dịch.
Đồng thời, tuyên truyền các quy định về tiêm phòng, khám, điều trị, cách ly y tế trong phòng, chống dịch bệnh COVID-19; các biện pháp bảo đảm an toàn phòng, chống dịch khi tham gia các hoạt động kinh tế, xã hội, sinh hoạt, học tập, làm việc, sản xuất, giao thông, du lịch…
Đẩy mạnh tuyên truyền quy định pháp luật liên quan đến chế độ chính sách cho người lao động, người gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 như: Bộ luật Lao động, Luật Bảo hiểm xã hội, Luật Việc làm…
Bên cạnh đó, tuyên truyền quy định pháp luật liên quan các chế tài xử phạt các hành vi, nhóm hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến phòng, chống dịch bệnh COVID-19 như không đeo khẩu trang nơi công cộng, không giữ khoảng cách theo quy định khi tiếp xúc, vứt khẩu trang đã qua sử dụng không đúng nơi quy định, không thực hiện quyết định áp dụng biện pháp hạn chế tập trung đông người, không khai báo y tế, khai báo y tế không đầy đủ hoặc khai báo y tế gian dối gây lây truyền dịch bệnh cho người khác…
UBND thành phố Hà Nội yêu cầu công tác tuyên truyền cần thực hiện rộng khắp, kịp thời, với nhiều hình thức và nội dung phù hợp để mỗi cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, học sinh, sinh viên và người dân Thủ đô tích cực thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 để tự bảo vệ sức khỏe cá nhân và cộng đồng, thực hiện nếp sống “Văn hóa phòng, chống dịch bệnh COVID-19”.
Qua đó, vận động người có nguy cơ nhiễm bệnh hoặc nhiễm bệnh tin tưởng, tự giác khai báo y tế, thực hiện theo dõi hướng dẫn điều trị, chăm sóc sức khỏe tại nhà hoặc đến các cơ sở y tế khám, điều trị… Kết hợp tuyên truyền với việc xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống dịch bệnh COVID-19.
UBND thành phố cũng yêu cầu các tổ chức đoàn thể đưa công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống COVID-19 vào sinh hoạt định kỳ, là nhiệm vụ thường xuyên; đưa việc chấp hành pháp luật về phòng, chống dịch bệnh là tiêu chí để bình xét thi đua.
Nguồn: https://tienphong.vn/ha-noi-keu-goi-nguoi-dan-thuc-hien-nep-song-van-hoa-phong-chong-di... Nguồn: https://tienphong.vn/ha-noi-keu-goi-nguoi-dan-thuc-hien-nep-song-van-hoa-phong-chong-dich-benh-covid-19-post1419151.tpo
Nghệ An thêm 3985 F0, giảm tối đa các trường hợp tử vong vì Covid-19
Tối 25/2, thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Nghệ An, trong 24 giờ qua tỉnh ghi nhận 3985 ca nhiễm Covid-19, trong đó có 880 ca cộng đồng.
Từ 18h00 ngày 24/2 đến 6h00 ngày 25/2, Nghệ An ghi nhận 1.570 ca dương tính mới với Covid-19 tại 9 địa phương. Trong đó, có 352 ca cộng đồng; 1.218 ca đã được cách ly từ trước (1.192 ca là F1, 19 ca trong khu cách ly, 7 ca từ ngoại tỉnh có dịch về).
Số địa phương có số bệnh nhân cao nhất: Hoàng Mai, Tp.Vinh, Diễn Châu, Nghi Lộc, Hưng Nguyên...
Từ 6h00 đến 18h00 ngày 25/02/2022, Nghệ An ghi nhận 2.415 ca dương tính mới với Covid-19 tại 20 địa phương. Trong đó có 528 ca cộng đồng; 1.887 ca đã được cách ly từ trước (1.883 ca là F1, 02 ca trong khu cách ly, 02 ca từ ngoại tỉnh có dịch về).
Số địa phương có số bệnh nhân cao nhất: Diễn Châu, Nghi Lộc, Quỳnh Lưu, Hoàng Mai, Tp.Vinh.
Lũy kế từ đầu mùa dịch đến nay trên địa bàn tỉnh đã ghi nhận 63.937 ca mắc Covid-19.Lũy kế số bệnh nhân điều trị đã khỏi bệnh, ra viện 38.211 bệnh nhân. Lũy kế số bệnh nhân tử vong 90 bệnh nhân. Số bệnh nhân hiện đang điều trị 25.636 bệnh nhân.
Lực lượng ngành y tế lấy mẫu xét nghiệm cho người dân.
Trong bối cảnh dịch bệnh đang bùng phát mạnh mẽ, số ca bệnh trong ngày liên tục ghi nhận kỷ lục thì việc phân tầng điều trị, giảm thiểu tối đa các trường hợp tử vong đang là ưu tiên hàng đầu trong công tác chống dịch.
UBND tỉnh Nghệ An vừa có văn bản về việc triển khai công điện của Bộ Y tế. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bùi Đình Long yêu cầu Sở Y tế; các sở, ban, ngành cấp tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã căn cứ chức năng, nhiệm vụ tổ chức triển khai quyết liệt, tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 theo các nội dung chỉ đạo của Bộ Y tế tại Công điện số 235/CĐ-BYT ngày 21/02/2022.
Theo đó, nội dung công điện yêu cầu các đơn vị, địa phương thực hiện nghiêm các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo Quốc gia và các hướng dẫn của Bộ Y tế về chủ động phòng, chống dịch COVID-19. UBND các cấp thực hiện nghiêm Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ về “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19” và Quyết định số 218/QĐ-BYT ngày 27/01/2022 của Bộ Y tế.
Tiếp tục quán triệt và thực hiện nghiêm các biện pháp y tế (giám sát, xét nghiệm, cách ly, điều trị,...), hành chính liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh, du lịch, mở cửa trường học, đi lại của người dân đảm bảo khoa học, thống nhất trong công tác phòng, chống dịch gắn với thực hiện tốt việc khôi phục, phát triển kinh tế, xã hội.
Điều trị toàn diện, phân tầng điều trị, giảm tối đa các trường hợp tử vong là ưu tiên hàng đầu. Thực hiện nghiêm công tác phân luồng, phân tuyến; tổ chức thu dung, điều trị hiệu quả ở các tuyến. Cung ứng và bảo đảm đủ thuốc, sinh phẩm xét nghiệm, vật tư tiêu hao, trang thiết bị, trang bị phòng hộ..., đặc biệt là ô xy y tế tại các cơ sở điều trị. Tăng cường tổ chức cách ly, chăm sóc, điều trị tại nhà; công tác kết nối, hội chẩn, theo dõi, tư vấn điều trị từ xa; kịp thời chuyển tuyến, chuyển tầng điều trị; không để xảy ra tình trạng người mắc Covid-19 không liên hệ được với cơ sở y tế, không được quản lý, theo dõi y tế, cấp phát thuốc điều trị.
Công điện cũng yêu cầu phải tiếp tục triển khai tiêm chủng phòng Covid-19 “thần tốc hơn nữa”; đảm bảo bao phủ liều bổ sung, liều nhắc lại cho các đối tượng từ 18 tuổi trở lên và đủ liều cơ bản cho các đối tượng từ 12-17 tuổi. Chuẩn bị sẵn sàng các nguồn lực để tiêm vắc- xin phòng Covid-19 cho trẻ từ 5 đến 11 tuổi ngay khi Bộ Y tế có hướng dẫn. Tổ chức tiêm chủng tại nhà cho những đối tượng khó khăn trong việc di chuyển.
Đồng thời, triển khai mạnh mẽ, toàn diện “Chiến dịch bảo vệ đối tượng nguy cơ với các biện pháp truyền thông, tư vấn về phòng, chống Covid-19; tiêm chủng vắc- xin phòng Covid-19; xét nghiệm tầm soát phát hiện người mắc Covid-19; chăm sóc và điều trị người mắc Covid-19 thuộc nhóm nguy cơ; bảo vệ người thuộc nhóm nguy cơ khi người sống chung, người cùng gia đình bị mắc Covid-19: hỗ trợ chăm sóc thể chất và tâm lý xã hội.
Đảm bảo an toàn phòng, chống dịch Covid-19 trong trường học. Căn cứ vào việc đánh giá cấp độ dịch của địa phương đến địa bàn cấp xã, tổ chức sớm đưa học sinh trở lại trường để tổ chức dạy, học trực tiếp; chủ động các biện pháp xử lý khi có trường hợp F0, F1 trong trường học một cách phù hợp, tránh xử lý cực đoan; bảo đảm an toàn phòng, chống dịch, tạo sự yên tâm, đồng thuận cho trẻ em mầm học sinh đến trường an toàn.
Tăng cường công tác truyền thông nâng cao cảnh giác, chủ động phòng, chống dịch của người dân, tự theo dõi sức khỏe và thực hiện nghiêm "5K", đeo khẩu trang khi ra nơi công cộng, tiếp xúc với người xung quanh, không tụ tập, không đến nơi đông người khi không cần thiết; tham gia tiêm vắc -xin phòng COVID-19 đầy đủ, không vì đã tiêm vắc- xin mà lơ là, chủ quan trong phòng, chống dịch.
Tuyên truyền người dân, các cơ quan, đơn vị, trường học, xí nghiệp,... thực hiện thông thoáng nhà cửa, nơi làm việc để giảm nguy cơ lây nhiễm. Khi có dấu hiệu bất thường về sức khỏc (ho, sốt, khó thở, đau rát họng, mất vị giác...) thì báo ngay cơ quan y tế để được hỗ trợ, tư vấn, theo dõi và xử trí kịp thời.
Nâng cao năng lực hệ thống y tế, nhất là y tế cơ sở; có phương án huy y động, điều động, bổ sung nhân lực y tế, hỗ trợ công tác phòng, chống dịch trong trường học. Quan tâm xây dựng bổ sung các chính sách, chế độ và các hình thức động viên, khen thưởng đối với đội ngũ nhân viên y tế và mạng lưới tham gia y tư vấn, điều trị, chăm sóc người nhiễm SARS-CoV-2 tại các cơ sở y tế dự phòng, các trung tâm hồi sức tích cực, các cơ sở thu dung, điều trị Covid-19.
Nguồn: https://www.nguoiduatin.vn/nghe-an-them-3985-f0-giam-toi-da-cac-truong-hop-tu-vong-vi-c... Nguồn: https://www.nguoiduatin.vn/nghe-an-them-3985-f0-giam-toi-da-cac-truong-hop-tu-vong-vi-covid-19-a544296.html
Ghi nhận hơn 1.600 ca mới, Khánh Hòa vượt 73.000 ca mắc Covid-19
Phát hiện thêm 1.631 ca mắc Covid-19
Ngày 25/2, thông tin từ Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Khánh Hòa cho biết từ 17h ngày 24/2 đến 17h ngày 25/2, toàn tỉnh ghi nhận thêm 1.631 ca nhiễm Covid-19 mới.
Các ca bệnh được ghi nhận tại Tp.Nha Trang 615, thị xã Ninh Hòa 172 ca, huyện Vạn Ninh 68 ca, huyện Diên Khánh 170 ca, Tp.Cam Ranh 446 ca, huyện Khánh Vĩnh 9 ca, huyện Khánh Sơn 20 ca, huyện Cam Lâm 131 ca.
Trong đó, có 505 ca ghi nhận trong cộng đồng, 995 ca cách ly tại nhà, 61 ca ghi nhận trong khu cách ly tập trung, 70 ca ghi nhận trong khu cách ly y tế tại dân cư.
Như vậy, trong 24 giờ qua số ca nhiễm mới ghi nhận trên địa bàn tỉnh tăng 402 ca so với ngày 24/2. Số ca nhiễm mới tại thị xã Ninh Hòa giảm 18 ca, huyện Vạn Ninh giảm 23 ca, huyện Khánh Vĩnh giảm 12 ca, huyện Khánh Sơn giảm 4 ca, Tp.Nha Trang tăng 12 ca, huyện Diên Khánh tăng 88 ca, Tp.Cam Ranh tăng 308 ca, huyện Cam Lâm tăng 51 ca.
Kể từ đầu dịch đến nay, tỉnh Khánh Hòa có 73.653 ca nhiễm, đứng thứ 6/63 tỉnh, thành phố trên cả nước.
Riêng đợt dịch từ ngày 23/6/2021 đến nay, số ca nhiễm mới ghi nhận trên địa bàn tỉnh là 73.320 ca. Ba huyện, thị xã, thành phố ghi nhận số mắc cao là Tp.Nha Trang với 38.349 ca, thị xã Ninh Hòa với 10.669 ca, huyện Diên Khánh 7.777 ca.
Trong ngày 25/2, có 802 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh. Tổng số ca được điều trị khỏi, ra viện là 66.439 ca. Số bệnh nhân tử vong cộng dồn từ ngày 20/7/2021 đến nay là 308 trường hợp. Số bệnh nhân đang điều trị là 6.906 người. Số bệnh nhân đang điều trị tại nhà là 6.488 người.
Trong 24 giờ qua, tỉnh Khánh Hòa đã thực hiện xét nghiệm test nhanh kháng nguyên cho 5.345 lượt người, xét nghiệm RT-PCR cho 91 lượt người.
Tính từ 27/4/2021 đến nay, Tỉnh này đã thực hiện xét nghiệm test nhanh kháng nguyên cho 6.485.732 lượt người, xét nghiệm RT-PCR cho 1.665.933 lượt người.
Tính đến 23h ngày 24/2, có 5.484 liều vắc-xin phòng Covid-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vắc-xin đã được tiêm là 2.746.495 liều. Trong đó, mũi 1 là 1.092.157 người, mũi 2 là 1.083.272 người, mũi 3 là 760.080 người.
Trong số này, từ 18 tuổi trở lên, tiêm mũi 1 là 976.281 người (tỉ lệ 102.45%); tiêm mũi 2 là 973.079 người (tỉ lệ 102,11%); tiêm mũi 3 là 760.080 người (tỉ lệ 79,76%). Trẻ em từ 12 đến 17 tuổi, tiêm mũi 1 là 115.876 người (tỉ lệ 101,77%); tiêm mũi 2 là 110.193 người (tỉ lệ 96,78%).
Theo đánh giá của Ban Chỉ đạo phong trào “Toàn dân tham gia xây dựng địa bàn an toàn trong phòng, chống Covid-19”, tính đến chiều ngày 25/2, trong toàn tỉnh có 649 thôn, tổ dân phố bình thường mới - “vùng xanh”; 113 thôn, tổ dân phố nguy cơ - “vùng vàng”; 87 thôn, tổ dân phố vùng nguy cơ cao - “vùng cam” và 119 thôn, tổ dân phố nguy cơ rất cao - “vùng đỏ”.
Tăng cường kiểm tra, xử lý hiện tượng tăng giá vật tư, thiết bị y tế… điều trị Covid-19
Ngày 25/2, UBND tỉnh Khánh Hòa đã có văn bản chỉ đạo về việc tăng cường kiểm tra, xử lý hiện tượng tăng giá vật tư, trang thiết bị y tế, thuốc hỗ trợ, điều trị Covid-19 trên địa bàn tỉnh.
Theo đó, trong những ngày gần đây, số lượng ca nhiễm Covid-19 trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa tăng, theo thông tin của một số cơ quan báo chí, truyền thông hiện nay ở một số địa phương có hiện tượng tăng giá một số vật tư y tế, bộ test kháng nguyên Covid-19, máy đo nồng độ oxy trong máu SpO2. Cùng với đó là việc lưu thông, kinh doanh thuốc hỗ trợ, điều trị Covid-19 chưa được phép lưu hành, hàng kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc để trục lợi, gây bức xúc trong dư luận và ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân.
Trước tình hình trên, UBND tỉnh Khánh Hòa yêu cầu các đơn vị: Cục Quản lý thị trường tỉnh; các sở Y tế, Công thương, Tài chính; Công an tỉnh, Cục thuế tỉnh và UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo tổ chức triển khai ngay công tác kiểm tra, kiểm soát và xử lý nghiêm các vi phạm về giấy phép, việc đầu cơ, tăng giá, kinh doanh hàng kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc, nhãn mác đối với các mặt hàng vật tư, trang thiết bị y tế, bộ test kháng nguyên Covid-19, máy đo nồng độ oxy trong máu SpO2; lưu thông, kinh doanh thuốc hỗ trợ, điều trị Covid-19 chưa được phép lưu hành theo quy định của pháp luật.
Nguồn: https://www.nguoiduatin.vn/ghi-nhan-hon-1600-ca-moi-khanh-hoa-vuot-73000-ca-mac-covid-1... Nguồn: https://www.nguoiduatin.vn/ghi-nhan-hon-1600-ca-moi-khanh-hoa-vuot-73000-ca-mac-covid-19-a544272.html
Đắk Lắk ghi nhận thêm 1.895 trường hợp mắc Covid-19
Chiều 25/2, thông tin từ ngành y tế tỉnh Đắk Lắk cho biết, trên địa bàn vừa ghi nhận thêm 1.895 trường hợp mắc Covid-19.
Trong đó, có đến 1.567 trường hợp ghi nhận trong cộng đồng gồm: Tp.Buôn Ma Thuột 1.021 ca, huyện Krông Pắk 107 ca, huyện Cư Mgar 100 ca, huyện Buôn Đôn 59 ca, huyện Ea H’leo 54 ca, huyện Ea Kar 41 ca, huyện Ea Súp 39 ca, huyện Krông Ana 31 ca, huyện Krông Bông 30 ca, huyện Krông Năng 29 ca, huyện Cư Kuin 25 ca, thị xã Buôn Hồ 16 ca, huyện Lắk 9 ca, huyện Krông Búk 4 ca, huyện M’Đrắk 2 ca.
Bên cạnh đó, có 318 trường hợp ghi nhận cách ly tại nhà gồm: Tp.Buôn Ma Thuột 55 ca, thị xã Buôn Hồ 39 ca, huyện Krông Nông 28 ca, huyện Krông Ana 26 ca, huyện Cư Mgar 26 ca, huyện Krông Năng 26 ca, huyện Lắk 24 ca, huyện Ea Kar 22 ca, huyện Cư Kuin 19 ca, huyện Ea H’leo 10 ca, huyện Krông Búk 9 ca, huyện Krông Pắk 7 ca, huyện Ea Súp 4 ca, huyện Buôn Đôn 4 ca.
Ngoài ra, còn có 7 trường hợp ghi nhận qua sàng lọc và 3 trường hợp trong khu cách ly tập trung.
Tỉnh Đắk Lắk đã ghi nhận tổng cộng 29.789 trường hợp mắc Covid-19.
Ngay sau khi ghi nhận các trường hợp mắc Covid-19 nói trên, ngành y tế tỉnh Đắk Lắk tổ chức điều tra, truy vết, triển khai cách ly y tế và lấy mẫu xét nghiệm các trường hợp liên quan có yếu tố tiếp xúc gần với bệnh nhân.
Sở Y tế đã hướng dẫn trung tâm y tế các huyện thực hiện phun hóa chất khử khuẩn môi trường tại khu vực nhà bệnh nhân và những nơi bệnh nhân có ghé đến. Đồng thời, phản hồi thông tin cho các đơn vị liên quan để giám sát, truy vết các trường hợp tiếp xúc trong quá trình đi lại của bệnh nhân.
Ngành y tế cũng tiến hành theo dõi diễn biến điều trị bệnh nhân Covid-19 thường xuyên, đặc biệt công tác chăm sóc điều trị cho các bệnh nhân chuyển mức độ bệnh nhằm giảm thấp nhất tỉ lệ tử vong ở bệnh nhân Covid-19.
Như vậy, tính đến chiều 25/2, tỉnh Đắk Lắk đã ghi nhận tổng cộng 29.789 trường hợp mắc Covid-19. Trong đó, đang điều trị 11.603 trường hợp, 18.073 bệnh nhân đã điều trị khỏi bệnh và 113 trường hợp tử vong.
Hiện, trên toàn tỉnh có 106 trường hợp cách ly tập trung và 11.701 trường hợp cách ly tại nhà, nơi cư trú.
Nguồn: https://www.nguoiduatin.vn/dak-lak-ghi-nhan-them-1-895-truong-hop-mac-covid-19-a544318.... Nguồn: https://www.nguoiduatin.vn/dak-lak-ghi-nhan-them-1-895-truong-hop-mac-covid-19-a544318.html
Số ca mắc COVID-19 ở Bà Rịa-Vũng Tàu tăng, Bình Thuận giảm
Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu cho biết, tính từ 18h ngày 24/2 đến 18h ngày 25/2 tỉnh này ghi nhận 833 ca nghi mắc COVID-19 mới đang chờ Bộ Y tế cấp mã bệnh nhân. So với ngày hôm qua, số ca mắc mới ở Bà Rịa-Vũng Tàu tăng 318 ca.
Cụ thể, thành phố Vũng Tàu 222 ca, gồm 215 ca đang cách ly tại nhà; 7 ca ngoài cộng đồng. Thành phố Bà Rịa ghi nhận 97 ca, trong đó 49 ca đang cách ly tại nhà; 48 ca ngoài cộng đồng. Thị xã Phú Mỹ 317 ca, gồm 313 ca đang cách ly tại nhà; 4 ca ngoài cộng đồng.
Huyện Châu Đức 37 ca, gồm 25 ca đang cách ly tại nhà; 12 ca ngoài cộng đồng. Huyện Đất Đỏ ghi nhận 21 ca, trong đó 12 ca đang cách ly tại nhà; 9 ca ngoài cộng đồng. Huyện Long Điền 34 ca, gồm 5 ca đang cách ly tại nhà; 29 ca ngoài cộng đồng. Huyện Xuyên Mộc ghi nhận 70 ca, trong đó 11 ca đang cách ly tại nhà; 59 ca ngoài cộng đồng. Huyện Côn Đảo 35 ca, gồm 12 ca đang cách ly tại nhà; 23 ca ngoài cộng đồng.
Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đề nghị các địa phương kiên trì thực hiện nguyên tắc “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19”, thực hiện nguyên tắc 5K + vắc xin + thuốc + công nghệ thông tin + ý thức của người dân; tăng cường giám sát, chủ động phát hiện sớm F0; quản lý chặt chẽ người nhập cảnh; tập trung nâng cao năng lực điều trị nhằm giảm nguy cơ chuyển nặng và tử vong; kiện toàn các trạm y tế lưu động để sẵn sàng đối phó tình hình dịch diễn biến phức tạp; huy động nhân lực từ các nguồn có thể, tăng cường cho tuyến cơ sở, nhất là các trạm y tế lưu động, tổ chăm sóc F0 tại nhà; bảo đảm tất cả mọi người dương tính với SARS-CoV-2 đều được theo dõi, chăm sóc y tế phù hợp; tuyệt đối không để tình trạng người dân xét nghiệm có kết quả dương tính mà không tiếp cận được dịch vụ y tế, không được cấp phát thuốc, không được quản lý, theo dõi sức khỏe.
Bình Thuận có 1.159 bệnh nhân đang điều trị COVID-19
Cùng ngày, tỉnh Bình Thuận có 254 ca mắc COVID-19, giảm 30 ca so với hôm qua. Trong đó, huyện Hàm Tân 98 ca, huyện Hàm Thuận Nam 60 ca, huyện Tánh Linh 32 ca, huyện Tuy Phong 14 ca, huyện Hàm Thuận Bắc 12 ca, thị xã La Gi 10 ca ngoài cộng đồng, thành phố Phan Thiết 9 ca, huyện đảo Phú Quý 7 ca, huyện Đức Linh 6 ca, huyện Bắc Bình 6 ca cộng đồng sàng lọc tại cơ sở y tế.
Trong 24 giờ qua, Bình Thuận có thêm 99 bệnh nhân mắc COVID-19 được điều trị khỏi bệnh và xuất viện. Đồng thời, có 38 ca đang điều trị diễn tiến nặng và 1 ca tử vong ở huyện Hàm Tân. Hiện nay, số ca mắc COVID-19 đang điều trị tại Bình Thuận là 1.159 ca.
Nguồn: https://tienphong.vn/so-ca-mac-covid-19-o-ba-ria-vung-tau-tang-binh-thuan-giam-post1419... Nguồn: https://tienphong.vn/so-ca-mac-covid-19-o-ba-ria-vung-tau-tang-binh-thuan-giam-post1419059.tpo
TP.HCM: Mỗi trường học sẽ là điểm tiêm vaccine COVID-19 cho trẻ 5-11 tuổi
Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) TP.HCM vừa có văn bản gửi Trưởng phòng GD-ĐT TP Thủ Đức và 21 quận, huyện, các cơ sở giáo dục về chuẩn bị công tác tổ chức tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ em và học sinh từ 5 đến 11 tuổi năm học 2021 - 2022.
Theo đó, Sở GD&ĐT TP đề nghị Phòng GD&ĐT TP Thủ Đức và 21 quận, huyện, các cơ sở giáo dục trên địa bàn TP lập thông tin tài khoản điểm tiêm vaccine phòng COVID-19.
Đối với trường mầm non, mẫu giáo, tiểu học, THCS, trường nhiều cấp có cấp tiểu học hoặc lớp 6, Sở dự kiến mỗi trường sẽ thành lập một điểm tiêm. Mỗi trường nhập thông tin theo mẫu để được cấp tài khoản trên nền tảng quản lý tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 phục vụ cho công tác nhập dữ liệu tiêm chủng.
Đối với trẻ ở lớp mầm non, mẫu giáo độc lập, nhóm nhà trẻ độc lập, Phòng GD&ĐT phối hợp với Trung tâm Y tế địa phương thành lập các điểm tiêm cho trẻ. Sau khi thống nhất điểm tiêm, Trung tâm Y tế sẽ báo về Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP để được hướng dẫn thực hiện.
Về công tác lập danh sách trẻ em và học sinh đăng ký tiêm vaccine phòng COVID-19, Sở GD&ĐT TP yêu cầu các trường mầm non, mẫu giáo, tiểu học, THCS, trường nhiều cấp có cấp tiểu học hoặc lớp 6, nhà trường lập danh sách học sinh có ngày sinh từ 1-4-2017 trở về trước, nhập vào nền tảng quản lý tiêm vaccine phòng COVID-19 sau khi được cấp tài khoản; cử nhân sự tham dự lớp tập huấn về sử dụng, quản lý dữ liệu tiêm chủng trên nền tảng tiêm chủng và tổ chức buổi tiêm chủng an toàn.
Đối với lớp mầm non độc lập, mẫu giáo độc lập, nhóm nhà trẻ độc lập, Sở GD&ĐT yêu cầu lập danh sách trẻ em có ngày sinh từ 1-4-2017 trở về trước. Phòng GD&ĐT hướng dẫn nhập danh sách trẻ vào nền tảng quản lý tiêm chủng sau khi đã thống nhất với Trạm y tế các điểm tiêm, cử nhân sự tham dự lớp tập huấn, sử dụng quản lý dữ liệu tiêm chủng trên nền tảng quản lý tiêm chủng, tổ chức tiêm an toàn.
Được biết, theo thống kê, TP.HCM có khoảng 970.000 trẻ trong độ tuổi từ 5 đến 11 tuổi có nhu cầu tiêm vaccine phòng COVID-19.
Vừa qua, các cơ sở giáo dục đã triển khai khảo sát ý kiến phụ huynh về việc đồng ý hay không tiêm vaccine COVID-19 cho trẻ trong độ tuổi này. Công tác khảo sát và chuẩn bị này để TP.HCM sẵn sàng triển khai tiêm ngay khi kế hoạch ban hành.
Nguồn: https://plo.vn/giao-duc/tphcm-moi-truong-hoc-se-la-diem-tiem-vaccine-covid19-cho-tre-51... Nguồn: https://plo.vn/giao-duc/tphcm-moi-truong-hoc-se-la-diem-tiem-vaccine-covid19-cho-tre-511-tuoi-1045333.html