COVID-19 28/1: Lấy mẫu sàng lọc cộng đồng, phát hiện hàng trăm ca dương tính ngày cận Tết

H.A - Ngày 28/01/2022 12:14 PM (GMT+7)

Trong thời gian ngắn qua lấy mẫu xét nghiệm, tiến hành test nhanh, lực lượng chức năng đã phát hiện 213 ca mắc Covid-19, trong đó có 105 ca không có triệu chứng.

7 diễn biến

Test nhanh phát hiện 105 ca Covid-19 không có triệu chứng

Tối 27-1, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật (CDC) Nghệ An cho biết trong 12 giờ qua (từ 6 giờ đến 18 giờ ngày 27-1-2022), tỉnh Nghệ An ghi nhận 213 ca mắc Covid-19 mới tại 19 địa phương. Cụ thể, huyện Đô Lương: 40, TP Vinh: 36, huyện Quỳnh Lưu: 25, huyện Diễn Châu: 20, huyện Yên Thành: 12, huyện Thanh Chương: 11, huyện Nam Đàn: 11, huyện Nghi Lộc: 10, huyện Tương Dương: 9, huyện Anh Sơn: 9, thị xã Hoàng Mai: 7, huyện Quỳ Hợp: 6, huyện Tân Kỳ: 4, huyện Quỳ Châu: 4, huyện Con Cuông: 3, huyện Hưng Nguyên: 2, huyện Kỳ Sơn: 2, thị xã  Cửa Lò: 1, thị xã Thái Hòa: 1.

Lực lượng chức năng Nghệ An lấy mẫu xét nghiệm cho người dân

Lực lượng chức năng Nghệ An lấy mẫu xét nghiệm cho người dân

Theo cơ quan chức năng thì trong số 213 ca mắc Covid-19 mới tại Nghệ An có 19 ca cộng đồng tại 8 địa phương (TP Vinh: 7, huyện Quỳnh Lưu: 4, huyện Nam Đàn: 3, huyện Quỳ Châu: 1, huyện Yên Thành: 1, huyện Đô Lương: 1, huyện Diễn Châu: 1, huyện Hưng Nguyên: 1); 194 ca còn lại đã được cách ly từ trước (117 ca là F1, 77 ca từ ngoại tỉnh có dịch về).

Theo CDC Nghệ An, trong tổng số 213 ca mắc Covid-19 mới tại Nghệ An thì 108 ca có triệu chứng, 105 ca còn lại không có triệu chứng.

Như vậy, tính từ đầu mùa dịch đến nay trên địa bàn tỉnh Nghệ An đã ghi nhận 13.247 ca mắc Covid-19 ở 21 địa phương: TP Vinh: 1.879, huyện Quỳnh Lưu: 1.397, huyện Nghi Lộc: 957, huyện Thanh Chương: 810, huyện Diễn Châu: 810, thị xã Hoàng Mai: 769, huyện Yên Thành: 738, huyện Quế Phong: 639, huyện Đô Lương: 628, huyện Quỳ Châu: 580, huyện Nam Đàn: 529, huyện Quỳ Hợp: 508, huyện Tân Kỳ: 462, huyện Kỳ Sơn: 457, huyện Con Cuông: 426, huyện Nghĩa Đàn: 417, huyện Hưng Nguyên: 405, thị xã Cửa Lò: 245, huyện Tương Dương: 248, thị xã Thái Hòa: 181, huyện Anh Sơn: 162... Lũy tích số bệnh nhân điều trị đã khỏi bệnh, ra viện: 10.927 người, số bệnh nhân tử vong: 39 người, bệnh nhân hiện đang điều trị: 2.281 người.

Nguồn: https://nld.com.vn/suc-khoe/test-nhanh-phat-hien-105-ca-covid-19-khong-co-trieu-chung-2...

Cận Tết, Đồng Nai cho phép mở lại quán bar, vũ trường, karaoke, massage

Theo UBND tỉnh Đồng Nai, toàn tỉnh được xác định ở cấp độ 1, nguy cơ thấp. Vì vậy, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu UBND các huyện, thành phố và các tổ chức, nhân dân trên địa bàn tỉnh thực hiện nghiêm việc điều chỉnh các biện pháp tạm thời "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19" kể từ 0 giờ ngày 28-1.

Từ 0 giờ ngày 28-1, Đồng Nai cho phép mở lại karaoke, quán bar, vũ trường...

Từ 0 giờ ngày 28-1, Đồng Nai cho phép mở lại karaoke, quán bar, vũ trường...

Theo đó, các sự kiện, đám cưới, đám tang… không hạn chế số lượng người nhưng người tham gia phải được tiêm vắc-xin ít nhất 2 liều cơ bản hoặc người đã khỏi bệnh Covid-19 không quá 6 tháng.

Các cơ sở ăn uống được phép hoạt động 100% công suất và phải bảo đảm công tác phòng chống dịch.

Về việc dạy học trực tiếp cho trẻ, trước đó, ngày 25-1, Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Sơn Hùng đã ký công văn chỉ đạo về việc cho trẻ em mầm non, học sinh, học viên, sinh viên trở lại trường học trực tiếp sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022.

Lộ trình cụ thể: Từ ngày 7 đến ngày 12-2, các trường tiếp tục duy trì học trực tuyến để có thêm 1 tuần học trực tuyến nhằm theo dõi tình hình sức khỏe của học sinh sau kỳ nghỉ Tết. 

Tiếp đó, từ ngày 14-2 trở đi, các trường tổ chức cho trẻ mầm non, học sinh, học viên, sinh viên học trực tiếp.

Nguồn: https://nld.com.vn/thoi-su/can-tet-dong-nai-cho-phep-mo-lai-quan-bar-vu-truong-karaoke-...

Kiến nghị F0 nhập cảnh ở TP.HCM cách ly tại nhà, bệnh viện tư

Chiều 27/1, Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 và Phục hồi kinh tế TP.HCM tổ chức họp báo cung cấp một số thông tin nổi bật trong công tác phòng chống dịch trên địa bàn TP trong những ngày qua.

Tại họp báo, Chánh Văn phòng Sở Y tế Nguyễn Thị Huỳnh Mai thông tin, nhằm ứng phó với biến chủng mới Omicron, Sở Y tế đã có tờ trình xin phép Ban chỉ đạo TP mở rộng hình thức cách ly đối với những trường hợp nhập cảnh dương tính với COVID-19.

Cụ thể, thay vì chỉ cách ly tại bệnh viện dã chiến số 12 theo hướng dẫn của UBND TP, trường hợp nhập cảnh dương tính, có triệu chứng chuyển nặng, sẽ được chuyển đến các bệnh viện dã chiến 3 tầng.

Đối với người nhiễm COVID-19 được đánh giá ở mức độ trung bình, những trường hợp này sẽ được chuyển về bệnh viện dã chiến số 12 hoặc những bệnh viện tư nhân đủ điều kiện (nếu người nhập cảnh có nhu cầu).

Riêng trường hợp nhẹ, không triệu chứng sẽ được cách ly tại nhà nếu người dân có nhu cầu và nơi cách ly đủ điều kiện.

“Đây là những điểm mới nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất, tốt nhất cho những người nước ngoài về Việt Nam trong dịp Tết Nguyên Đán này”, lãnh đạo Sở Y tế cho hay.

Chánh Văn phòng Sở Y tế Nguyễn Thị Huỳnh Mai thông tin, Sở Y tế có đề xuất mở rộng hình thức cách ly đối với những trường hợp nhập cảnh dương tính với COVID-19

Chánh Văn phòng Sở Y tế Nguyễn Thị Huỳnh Mai thông tin, Sở Y tế có đề xuất mở rộng hình thức cách ly đối với những trường hợp nhập cảnh dương tính với COVID-19

Thông tin về các trường hợp COVID-19 nhiễm chủng Omicron, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM Nguyễn Hồng Tâm cho biết, tính đến nay, TPHCM có 92 ca nhiễm Omicron (87 ca nhập cảnh và 5 ca cộng đồng). Trong các ca nhiễm Omicron có 6 trường hợp triệu chứng nhẹ, 1 trường hợp triệu chứng nặng hơn nhưng hiện đã ổn định.

Ngày 14/12/2021, UBND TP ban hành Kế hoạch số 4192 về thế trận ứng phó với biến chủng Omicron. Với thế trận này, TP đã tính toán các tình huống có thể xảy ra. Vì vậy, dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần và thời gian tới, TP tiếp tục thực hiện các nội dung đã đề ra, tạm thời chưa có thay đổi.

Liên quan đến chế độ chăm lo Tết cho lực lượng y tế, bà Nguyễn Thị Huỳnh Mai chia sẻ, hiện nay, tình hình dịch bệnh cơ bản được kiểm soát; số ca nhiễm đã giảm; một số bệnh viện dã chiến như Bệnh viện dã chiến số 3, 4, 5, 10 tạm thời ngưng hoạt động do không có bệnh nhân.

Tuy vậy, các bệnh viện này vẫn duy trì người trực gác để đáp ứng kịp thời ngay khi có yêu cầu. Lực lượng y bác sĩ tại các bệnh viện này được rút về các bệnh viện khác và tham gia công tác bình thường.

Bên cạnh đó, Ban Giám đốc Sở Y tế cũng đã có văn bản hướng dẫn, chỉ đạo các cơ sở y tế, bệnh viện tổ chức Tết trong đơn vị để bệnh nhân và người nhà bệnh nhân cũng được vui Xuân đón Tết ấm áp nhất trong điều kiện có thể.

Nguồn: http://danviet.vn/kien-nghi-f0-nhap-canh-o-tphcm-cach-ly-tai-nha-benh-vien-tu-502022271...

Giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm COVID-19 trong thời gian nghỉ Tết Nguyên Đán

Ý thức về rủi ro

Theo Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc UNICEF, mức độ rủi ro phụ thuộc rất lớn vào nơi bạn đang sinh sống. Hãy tuân thủ theo hướng dẫn từ chính quyền địa phương và cập nhật tin tức về tỷ lệ lây nhiễm và tiêm phòng COVID-19 trên địa bàn. 

Tại những khu vực có tỷ lệ lây nhiễm COVID-19 thấp và tỷ lệ tiêm chủng cao, những người đã tiêm chủng đầy đủ sẽ ít gặp rủi ro hơn. Tuy nhiên, những người chưa tiêm chủng, bao gồm trẻ em, vẫn có nguy cơ bị lây nhiễm.Bạn nên tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng ngừa như giữ khoảng cách, đeo khẩu trang khi tiếp xúc gần mọi người xung quanh và rửa tay thường xuyên.

Mỗi hoạt động đi kèm những rủi ro khác nhau. Khi tụ họp, hãy cân nhắc xem những người khác trong nhóm đã tiêm phòng hay chưa, họ có thực hiện các biện pháp phòng ngừa hay không, và cuộc họp mặt sẽ diễn ra tại đâu và trong khoảng thời gian bao lâu. Những cuộc họp ngoài trời và trong khoảng thời gian ngắn sẽ ít rủi ro hơn.

Ảnh minh hoạ

Ảnh minh hoạ

Tiêm phòng

Các vắc xin phòng COVID-19 do WHO phê duyệt đã được chứng minh là an toàn và hiệu quả trong việc phòng ngừa các bệnh lý nghiêm trọng và tử vong do COVID-19. Việc tiêm phòng cũng giúp bảo vệ những người xung quanh. Mặc dù vậy, không có loại vắc xin nào có thể bảo vệ bạn tuyệt đối. Do vậy, ngay cả khi đã tiêm phòng, bạn cần tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng ngừa nhằm bảo vệ bản thân và những người xung quanh. Những biện pháp này bao gồm đeo khẩu trang, giữ khoảng cách và thường xuyên rửa tay

Ở nhà nếu cảm thấy không khỏe

Tuyệt đối không tham dự hoặc tổ chức các cuộc họp mặt nếu bạn hay bất cứ thành viên nào trong gia đình cảm thấy không khỏe hoặc có những triệu chứng của COVID-19. Hãy ở nhà, tham vấn các chuyên gia y tế và góp phần ngăn chặn sự lây lan của COVID-19.

Cân nhắc kỹ các kế hoạch đi lại

Bất kỳ dự định đi lại nào cũng tiềm ẩn nguy cơ làm lây lan hoặc lây nhiễm COVID-19. Trước khi đi, hãy kiểm tra về tình hình dịch COVID-19 tại địa phương và tại điểm đến của bạn.

Tuyệt đối không đi đâu khi bạn hay thành viên trong gia đình bạn cảm thấy không khỏe, có bất kỳ triệu chứng nào của COVID-19 hay đã tiếp xúc gần với người mắc COVID-19 trong vòng 14 ngày qua. Những thành viên chưa tiêm phòng trong gia đình là những người có nguy cơ cao mắc các bệnh lý nghiêm trọng (thành viên lớn tuổi trong gia đình, người có bệnh lý nền). Họ cần cân nhắc tạm hoãn mọi kế hoạch đi lại cho đến khi tiêm phòng đầy đủ.

Tiêm vắc xin đầy đủ để phòng ngừa dịch bệnh. Ảnh minh hoạ

Tiêm vắc xin đầy đủ để phòng ngừa dịch bệnh. Ảnh minh hoạ

Nếu bạn vẫn quyết định đi, hãy tránh đi vào những giờ cao điểm. Hãy kiểm tra xem địa bàn bạn sinh sống và điểm đến của bạn có bất kỳ lệnh hạn chế đi lại, lệnh giãn cách tại nhà, lệnh cách ly và yêu cầu xét nghiệm nào hay không. Lưu ý rằng những chính sách này có thể thay đổi đột xuất và làm gián đoạn kế hoạch đi lại của bạn. Nếu bạn di chuyển bằng đường hàng không, hãy kiểm tra kỹ các yêu cầu mà hãng hàng không đó đặt ra đối với hành khách.

Khi trở về nhà, hãy làm theo các khuyến cáo hoặc yêu cầu của chính phủ hoặc chính quyền địa phương, và tiếp tục tuân thủ các biện pháp phòng ngừa chính, bao gồm theo dõi các triệu chứng COVID-19 và tham vấn các cán bộ y tế nếu có triệu chứng.

Phòng ngừa khi ở nơi công cộng 

Dưới đây là một số biện pháp phòng ngừa chính dành cho bạn và gia đình khi ở nơi công cộng:

- Tránh những nơi đông người, không gian khép kín, chật hẹp và bí, và cố gắng giữ khoảng cách tối thiểu 1 mét với người khác khi bạn ở nơi công cộng

- Đeo khẩu trang ở những địa điểm công cộng nơi dịch COVID-19 đang lây lan và khi bạn không thể giữ khoảng cách với những người xung quan

- Rửa tay thường xuyên bằng nước và xà phòng hoặc dung dịch khử khuẩn có cồn

- Hạn chế chạm tay lên mặt (mắt, mũi, miệng)

- Tìm đến các dịch vụ y tế sớm nếu bạn hoặc con bạn có biểu hiện sốt, ho, khó thở hoặc các triệu chứng khác của COVID-19

Hạn chế tụ tập đông người

Những nơi đông người, khép kín, chật hẹp và bí như các buổi hòa nhạc, sự kiện và tiệc tùng tiềm ẩn rủi ro rất lớn. Nếu có thể, hãy họp mặt ngoài trời để giảm thiểu nguy cơ. Nếu bạn đang lên kế hoạch gặp mặt bạn bè và người thân không sống chung một nhà, hãy cân nhắc thực hiện các biện pháp phòng ngừa bổ sung trước khi buổi họp mặt diễn ra, chẳng hạn như xét nghiệm COVID-19 (nếu có thể).

Quan tâm đến nhu cầu của người thân

Đại dịch COVID-19 đã gây ra căng thẳng cho mọi người. Nhiều người sẽ cảm thấy lo lắng khi tiếp xúc gần với các hội nhóm, thậm chí cả người thân của họ. Nếu có thể, bạn hãy liên lạc với bạn bè và họ hàng trước khi gặp mặt để hỏi thăm tình hình và trao đổi về bất kỳ nỗi lo nào của họ.

Cân nhắc tạm hoãn việc đi thăm hoặc thực hiện các biện pháp phòng ngừa bổ sung khi tiếp xúc gần với người thân hoặc bạn bè nếu họ chưa tiêm phòng. Họ là những người có nguy cơ cao bị bệnh nặng nếu mắc COVID-19 (thành viên lớn tuổi trong gia đình, ông bà, thành viên gia đình có các bệnh lý nền). Các biện pháp phòng ngừa bao gồm đeo khẩu trang (dù bạn đã tiêm phòng hay chưa) và cố gắng giữ khoảng cách giữa trẻ em và những thành viên trong gia đình kể trên.

Nguồn: https://giadinh.net.vn/giam-thieu-nguy-co-lay-nhiem-covid-19-trong-thoi-gian-nghi-tet-n...

3 bước để xác định cấp độ dịch Covid-19 mới nhất

Ngày 27/1, Bộ Y tế đã ban hành Quyết định 218/QĐ-BYT Hướng dẫn tạm thời về chuyên môn y tế thực hiện Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ ban hành Quy định tạm thời "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19".

Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành và thay thế Quyết định số 4800/QĐ-BYT ngày 12/10/2021 của Bộ Y tế.

Cấp độ dịch được đánh giá trên 3 chỉ số (Vùng xanh tại Hà Nội. Ảnh VGP)

Cấp độ dịch được đánh giá trên 3 chỉ số (Vùng xanh tại Hà Nội. Ảnh VGP)

Theo đó, cấp độ đáp ứng dịch Covid-19 tại tuyến xã được xác định bằng cách tổng hợp từ kết quả về mức độ lây nhiễm và mức độ đáp ứng của địa bàn cấp xã, thực hiện theo 3 bước sau:

Bước 1: Xác định Mức độ lây nhiễm (4 mức)

Mức độ lây nhiễm của một địa bàn cấp xã là mức độ cao nhất của 2 chỉ số (1a, 1b) của tiêu chí 1 và được hiệu chỉnh của 2 chỉ số (2a, 2b) của tiêu chí 2 được liệt kê theo bảng dưới đây:

COVID-19 28/1: Lấy mẫu sàng lọc cộng đồng, phát hiện hàng trăm ca dương tính ngày cận Tết - 7

Sau đó kết hợp với chỉ số 2a (Chỉ số tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ các mũi tiêm theo khuyến cáo tại thời điểm đánh giá của Bộ Y tế của địa bàn cấp xã tính trên toàn bộ dân số trên điạ bàn. Yêu cầu tỷ lệ tiêm chủng đủ mũi phải đạt tối thiểu 75% tổng dân số tại thời điểm đánh giá. Chỉ số này được sử dụng để điều chỉnh mức độ lây nhiễm trên địa bàn cấp xã) và 2b (Chỉ số tỷ lệ tiêm chủng đủ mũi trở lên ở người thuộc nhóm nguy cơ cao (không chống chỉ định tiêm chủng) trong số đối tượng ở nhóm nguy cơ cao của địa bàn cấp xã. Yêu cầu tỷ lệ tiêm chủng đủ mũi ở người thuộc nhóm nguy cơ cao phải đạt tối thiểu 90% số đối tượng phải tiêm chủng tại thời điểm đánh giá). Nếu một trong hai chỉ số hoặc cả hai chỉ số 2a 2b không đạt mức tối thiểu thì phải nâng mức độ lây nhiễm lên một mức độ (trừ trường hợp đang ở mức độ 4).

Bước 2: Xác định khả năng đáp ứng

Khả năng đáp ứng của một địa phương là khả năng thấp nhất của 2 chỉ số 3a, 3b của tiêu chí 3 và được hiệu chỉnh của chỉ số 3c (Chỉ số tỷ lệ giường điều trị tích cực (ICU) có đủ nhân viên y tế phục vụ/100.000 dân. 

Yêu cầu tỷ lệ giường ICU có đủ nhân viên y tế phục vụ trên địa bàn cấp tỉnh phải đạt tối thiểu 4/100.000 dân) của tiêu chí 3 được liệt kê theo bảng dưới đây

COVID-19 28/1: Lấy mẫu sàng lọc cộng đồng, phát hiện hàng trăm ca dương tính ngày cận Tết - 8

Sau đó kết hợp với chỉ số 3c, nếu chỉ số 3c không đạt mức tối thiểu thì phải giảm khả năng đáp ứng xuống một mức (trừ trường hợp đang ở khả năng thấp).

Bước 3: Xác định cấp độ dịch Covid-19

Cấp độ dịch được xác định dựa trên tổng hợp kết quả đánh giá Mức độ lây nhiễm (4 mức tại bước 1) và Khả năng đáp ứng (3 khả năng tại bước 2), sau đó có thể được hiệu chỉnh bởi chỉ số 1c (Tỷ lệ ca tử vong trong tuần trên địa bàn cấp xã/100.000 dân. 

Yêu cầu chỉ số này không được vượt quá 6/100.000 dân trên địa bàn cấp xã. Chỉ số này là hệ quả của tổng hợp mức độ lây nhiễm và khả năng đáp ứng, đồng thời đây là mục tiêu cần phải khống chế bằng được; do đó chỉ số này được sử dụng để đánh giá điều chỉnh cấp độ dịch trên địa bàn cấp xã) của tiêu chí 1.

Chẳng hạn, một xã thuộc cấp độ dịch 4 nếu mức độ lây nhiễm ở mức độ 4 và khả năng đáp ứng thấp hoặc mức độ lây nhiễm trung bình nhưng khả năng đáp ứng thấp.

Sau khi tính được cấp độ dịch ở địa bàn cấp xã theo bảng 3 cần sử dụng chỉ số 1c trong tiêu chí 1 để hiệu chỉnh và xác định cấp độ dịch. Nếu chỉ số 1c vượt ngưỡng 6/100.000 dân trên địa bàn cấp xã thì phải nâng cấp độ dịch lên một cấp độ (trừ trường hợp đang ở cấp độ 4). 

Nguồn: https://danviet.vn/3-buoc-de-xac-dinh-cap-do-dich-covid-19-moi-nhat-20220128023305731.h...

Bệnh viện 199 lập 2 phòng tuyến chống dịch, hỗ trợ Đà Nẵng xử lý F0

Ngày 27/1, Bệnh viện 199 (Bộ Công an) đóng tại Đà Nẵng phối hợp Ban quản lý Khu công nghệ cao và các KCN Đà Nẵng triển khai trạm y tế lưu động phòng, chống dịch Covid-19 tại 2 KCN An Đồn, KCN Hòa Khánh (TP Đà Nẵng).

Bệnh viện 199 - Bộ Công an lập 2 trạm y tế lưu động tại các KCN nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp, chia sẻ gánh nặng với y tế địa phương trong phòng, chống dịch

Bệnh viện 199 - Bộ Công an lập 2 trạm y tế lưu động tại các KCN nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp, chia sẻ gánh nặng với y tế địa phương trong phòng, chống dịch

Lãnh đạo Bệnh viện 199 cho hay, 2 trạm y tế lưu động này nhằm mục đích “thần tốc” xử lý dịch, hỗ trợ tốt nhất cho doanh nghiệp và chia sẻ gánh nặng với y tế địa phương, bên cạnh đó kịp thời cách ly các F0 được phát hiện khi đang có mặt tại các doanh nghiệp thuộc KCN, ngăn chặn kịp thời việc lây lan ra cộng đồng.

Tại các trạm y tế lưu động, Bệnh viện 199 sẽ phối hợp cung cấp trang thiết bị theo dõi từ xa, thăm khám lưu động như đo huyết áp, đo mạch, nhịp tim, đo Sp02, máy siêu âm, máy xét nghiệm hiện đại...

Đại tá, Bác sĩ Quách Hữu Trung – Giám đốc Bệnh viện 199 cho hay, đơn vị bố trí 8 y bác sĩ, xe cứu thương thường xuyên tại trạm y tế, nhằm hỗ trợ tốt nhất cho các doanh nghiệp trên địa bàn.

"Với phương châm vừa bảo đảm an toàn phòng chống dịch, vừa tổ chức phục hồi, phát triển hoạt động của doanh nghiệp. Bệnh viện 199 cam kết sẽ hỗ trợ tối đa nhằm bảo vệ các doanh nghiệp trước đại dịch Covid-19", bác sĩ Trung cho hay.

Ông Trần Văn Tỵ - Phó Trưởng Ban quản lý Khu công nghệ cao và các KCN Đà Nẵng cho biết, sự ra đời của trạm y tế tại các khu công nghiệp sẽ là “lá chắn” bảo vệ các doanh nghiệp tại khu công nghiệp, giúp các doanh nghiệp hoạt động tốt trong đại dịch Covid-19, góp phần phục hồi kinh tế của địa phương.

Nguồn: https://www.baogiaothong.vn/benh-vien-199-lap-2-phong-tuyen-chong-dich-ho-tro-da-nang-x...

Người dân về tỉnh Đắk Lắk đón Tết không phải cách ly y tế

Chiều 27/1, thông tin từ ngành y tế tỉnh Đắk Lắk cho biết, trên địa bàn vừa ghi nhận thêm 146 ca mắc Covid-19.

Trong đó, có 89 trường hợp được ghi nhận trong cộng đồng gồm: Huyện Ea Súp 30 ca, huyện Cư Mgar 18 ca, Tp.Buôn Ma Thuột 16 ca, huyện Krông Pắk 6 ca, huyện Ea Kar 6 ca, huyện Buôn Đôn 4 ca, huyện Cư Kuin 3 ca, huyện Krông Bông 2 ca, huyện Krông Ana 2 ca, huyện Krông Búk 1 ca, thị xã Buôn Hồ 1 ca.

Bên cạnh đó, có 51 trường hợp ghi nhận cách ly tại nhà gồm: Huyện Cư Mgar 19 ca, huyện M’Đrắk 6 ca, huyện Krông Búk 5 ca, huyện Lắk 3 ca, huyện Krông Năng 3 ca, Tp.Buôn Ma Thuột 2 ca, huyện Krông Pắk 2 ca, huyện Cư Kuin 2 ca, thị xã Buôn Hồ 2 ca, huyện Krông Bông 1 ca, huyện Ea Kar 1 ca. Ngoài ra, tỉnh Đắk Lắk cũng vừa ghi nhận thêm 6 trường hợp qua sàng lọc.

Như vậy, tính đến chiều 27/1, toàn tỉnh Đắk Lắk đã ghi nhận tổng cộng 15.861 trường hợp mắc Covid-19. Trong đó, đang điều trị 2.534 trường hợp, 13.241 bệnh nhân đã điều trị khỏi bệnh và 86 trường hợp tử vong.

Toàn tỉnh Đắk Lắk đã ghi nhận tổng cộng 15.861 trường hợp mắc Covid-19.

Toàn tỉnh Đắk Lắk đã ghi nhận tổng cộng 15.861 trường hợp mắc Covid-19.

Hiện, trên toàn tỉnh có 435 trường hợp cách ly tập trung và 9.777 trường hợp cách ly tại nhà, nơi cư trú.

Cũng trong ngày 27/1, Sở Y tế tỉnh Đắk Lắk có văn bản gửi UBND huyện, thị xã, thành phố về việc phòng chống dịch Covid-19 cho người dân về quê ăn Tết.

Theo nội dung văn bản, ngày 22/1, Bộ Y tế có công văn về việc tạo điều kiện thuận lợi cho người dân trong nước về quê nhân dịp Tết Nguyên đán.

Do đó, Sở Y tế tỉnh Đắk Lắk đề nghị UBND huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo trung tâm y tế và các đơn vị liên quan hướng dẫn người dân về quê nhân dịp Tết Nguyên đán thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 gồm thực hiện 5K, tự theo dõi sức khỏe.

Sở Y tế tỉnh Đắk Lắk cũng đề nghị UBND các huyện, thị xã, thành phố không cách ly y tế tất cả người dân về quê đón Tết. Người dân nếu có biểu hiện nghi ngờ mắc Covid-19 như sốt, ho, khó thở... thì hạn chế tiếp xúc và hạn chế đi lại, thông báo ngay cho y tế địa phương để được hướng dẫn, xét nghiệm SARS-COV-2 và xử trí theo quy định.

Ngoài ra, Sở Y tế tỉnh Đắk Lắk cũng đề nghị tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch theo đúng quy định.

Nguồn: https://www.nguoiduatin.vn/nguoi-dan-ve-tinh-dak-lak-don-tet-khong-phai-cach-ly-y-te-a5...

COVID-19 27/1: Một huyện ở Thanh Hóa phát hiện gần 60% người trở về quê ăn Tết dương tính SARS-CoV-2
Lập chốt kiểm soát, tiến hành test nhanh tầm soát, huyện Mường Lát (Thanh Hóa) phát hiện gần 60% người dân trở về quê ăn Tết dương tính với COVID-19

Dịch COVID-19

H.A
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Dịch COVID-19