COVID-19 5/8: Hoa mắt với loạt địa điểm gồm nhiều chợ và hàng quán các ca cộng đồng từng đến

HÀ ANH - Ngày 05/08/2021 12:10 PM (GMT+7)

Sở Y tế Đà Nẵng đã có thông báo khẩn tìm người đến những địa điểm liên quan các ca Covid-19 mới phát hiện trong cộng đồng.

Trong ngày 4/8, Đà Nẵng ghi nhận thêm 92 ca mắc Covid-19 mới, trong đó có 67 ca F1, 19 ca trong khu vực phong tỏa và 6 ca chưa được cách ly.

Đối với 6 ca mắc chưa được cách ly, có 3 trường hợp có triệu chứng đến khám, lấy mẫu xét nghiệm tại cơ sở y tế; 1 trường hợp lấy mẫu hộ gia đình và 2 trường hợp là sinh viên ngành y được tăng cường cho công tác phòng, chống dịch, thường xuyên đi lấy mẫu SARS-CoV-2 trong cộng đồng.

Quận Sơn Trà vẫn đang là điểm nóng về tình hình Covid-19 với 59 ca mắc Covid-19 được ghi nhận trong ngày, tập trung nhiều ở các phường như: Mân Thái (26 ca), Thọ Quang (18 ca), Nại Hiên Đông (10 ca)…

Những địa điểm có yếu tố dịch tễ, liên quan đến bệnh nhân:

1. Ngày 29 đến 31-7: Tiệm phế liệu Hùng đường Hải Phòng (sát đường ray xe lửa).

2. Ngày 31-7: Tiệm phế liệu 64 Thanh Tịnh (tại địa điểm này, có tiếp xúc với 3 người trên xe tải bỏ hàng) và 18 Đinh Liệt.

3. Từ ngày 28-7 đến 1-8: Quầy tạp hóa tại 325 Hải Phòng, quận Thanh Khê.

4. Khoảng 8 giờ 30 ngày 30 và 31-7: Quầy rau, thịt bán vỉa hè đường Võ Văn Tần.

5. Ngày 2-8: Tạp hóa 356 đường Ngũ Hành Sơn.

6. Khoảng 9 giờ ngày 1-8: Hiệu thuốc trên đường Lê Tấn Trung.

7. Khoảng 17 giờ ngày 1-8: Hiệu thuốc Thanh Tâm đường Lê Tấn Trung.

8. Sáng 3-8: Tiệm bánh bao Ba Hưng gần Công ty giày Hữu Nghị, đường Ngô Quyền.

9. Sáng 31-7 và ngày 1-8: Bán cá tại đường Hồ Thấu, gần nhà sinh hoạt cộng đồng.

10. Khoảng 17 giờ ngày 2-8: Hàng rau ở ngã ba Hà Đặc, giao với đường Lý Văn Tố.

11. Buổi sáng các ngày 30, 31-7 và ngày 1-8: Quầy bánh mì và quầy sữa bên cạnh Công ty CP XNK Thủy sản Miền Trung tại địa chỉ 01 Bùi Quốc Hưng, phường Thọ Quang.

12. Sáng 28-7 và ngày 1-8: Chợ Mân Thái.

13. Sáng 1-8: Tiệm bánh mì Anh Quân tại ngã tư Trương Định với Trần Duy Chiến.

14. Sáng 2-8: Quán bún ngay chùa Tân Thái rẽ vào.

15. Sáng 2-8: Tạp hóa sau lưng chợ Mân Thái, đường Phùng Tá Chu.

16. Ngày 31-7: Quầy tạp hoá bà Tính Tổ 44, phường Thọ Quang, quận Sơn Trà.

17. Ngày 3-8: Mua rượu tại quán nhà chị Phượng (anh Thanh) Tổ 44, phường Thọ Quang, quận Sơn Trà.

18. Từ 13 đến 20 giờ các ngày từ 28 đến 30-7: Hàng hải sản tại chợ Chiều, quận Sơn Trà.

19. Chiều 2-8: Tạp hoá bà Tiếp (tại đường Thành Vinh 3, Sơn Trà, gần chỗ phòng cháy chữa cháy).

20. Sáng 30-7: Chợ Mai.

21. Trưa 29 và 30-7: Quán cơm Huế trên đường Trần Bình Trọng.

22. Từ 5 giờ 30 đến 9 giờ các ngày 30, 31-7 và 1, 2-8: Bán bún tại 150 Bùi Hữu Nghĩa, phường Phước Mỹ, quận Sơn Trà.

23. Từ 6 đến 8 giờ 30 các ngày từ 29-7 đến 2-8: Hàng trứng gà, trứng vịt tại chợ Mai.

24. Từ 4 đến 6 giờ ngày 25-7 đến 2-8: Chợ Đầu mối.

25. Khoảng 6 giờ sáng 25-7 đến 2-8: Chợ Chiều

26. Khoảng 18 giờ 45 ngày 30-7: Tạp hoá Yến Nhi ở đường Nguyễn Thị Định và tạp hoá đường Nại Tú 2 giao với Nguyễn Trung Trực.

27. Sáng 31-7: Siêu thị Big C.

28. Sáng từ 6 đến 14 giờ các ngày 29, 30 và 31-7: Bán nước ép trái cây tại K61/3 Trần Bình Trọng, phường Phước Ninh, quận Hải Châu.

29. Khoảng 13 giờ ngày 29-7: Tiệm thuốc tây đường Lê Tấn Trung.

Ban Chỉ đạo phòng, chống Covid-19 đề nghị các tổ chức, cá nhân có liên quan đến những địa điểm trên lập tức liên hệ với cơ sở y tế gần nhất để khai báo và được hướng dẫn các biện pháp phòng, chống Covid-19.

Tình hình dịch COVID-19 tại TP.HCM ngày 5/8

Trong ngày 5/8, TP.HCM có thêm 3.886 ca nhiễm COVID-19 (F0) mới được Bộ Y tế công bố. Số liệu này tiếp tục kéo dài chuỗi 9 ngày biểu đồ F0 tại TP.HCM đi ngang, trong đó có những giai đoạn giảm liên tục và đặc biệt là giảm mạnh từ 4.171 ca (ngày 3/8) xuống 3.330 ca (ngày 4/8).

Biểu đồ số ca nhiễm COVID-19 mới từ ngày 9/7 tới ngày 5/8.

Biểu đồ số ca nhiễm COVID-19 mới từ ngày 9/7 tới ngày 5/8.

Về tình hình điều trị, tính đến 7h ngày 5/8, tại các bệnh viện được Sở Y tế TP.HCM phân công điều trị bệnh nhân COVID-19, số bệnh nhận đang còn điều trị là 33.378 trường hợp. Trong đó, 2.070 người bệnh đang được hỗ trợ hô hấp, 1.331 ca bệnh nặng. Số ca tử vong tới thời điểm nói trên là 2.105 trường hợp (chiếm tỉ lệ 1,94%).

Hiện, TP.HCM đã thành lập mạng lưới “Thầy thuốc đồng hành” thông qua đường dây nóng 093.95.96.999 để hướng dẫn, tư vấn cũng như hỗ trợ sàng lọc các trường hợp cần được chăm sóc y tế.

Đáng chú ý, trong cuộc họp chiều 5/8, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Dương Anh Đức nhắc tới thông tin test nhanh đang có bán tại các cửa hàng trang thiết bị y tế hoặc hiệu thuốc được cấp phép. Người dân chỉ nên mua các sản phẩm nằm trong danh mục được Bộ Y tế ban hành và mua ở nơi được cấp phép.

Lãnh đạo UBND TP.HCM cũng có thêm những lưu ý cho những người dân thực hiện test nhanh tại nhà. Theo đó, nếu có kết quả dương tính thì cần bình tĩnh liên hệ ngay cơ sở y tế để được hỗ trợ. Nếu âm tính thì cũng không nên chủ quan vì vẫn có xác xuất sai số nhất định, cần tiếp tục tuân thủ biện pháp 5K để đảm bảo phòng chống dịch.

Với trường hợp có triệu chứng của COVID-19, ngay cả khi test nhanh có kết quả âm tính thì vẫn cần liên lạc với cơ sở y tế để được theo dõi thêm.

Nói về công tác phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn TP.HCM thời gian qua, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TP.HCM Phan Văn Mãi đánh giá: Thời gian qua, việc tổ chức thực hiện của cơ quan các cấp và ý thức tự chấp hành của người dân đều có chuyển biến tích cực. Các hoạt động chính như giãn cách, điều trị, chăm lo người dân đã được vận hành bài bản, đi vào nề nếp, giải quyết được nhiều vướng mắc.

Bên cạnh đó, theo lãnh đạo TP.HCM, các cộng đồng tự quản được phát huy, việc xây dựng vùng xanh ở các địa bàn đã có kết quả tốt. TP.HCM sẽ tiếp tục theo dõi, thúc đẩy người dân tham gia để mở rộng thêm nhiều vùng xanh trên toàn Thành phố.

(Theo Dân Việt)

Hà Nội lên phương án dự phòng kéo dài thời gian giãn cách xã hội

Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chu Ngọc Anh vừa có văn bản chỉ đạo các đơn vị trực thuộc về việc tập trung thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm trong tháng 8 và các tháng cuối năm 2021.

Trong đó, cần quyết tâm cao nhất để sớm khống chế, đẩy lùi dịch Covid-19.

Hà Nội yêu cầu các cơ quan chức năng lên phương án dự phòng nếu phải kéo dài giãn cách

Hà Nội yêu cầu các cơ quan chức năng lên phương án dự phòng nếu phải kéo dài giãn cách

Chủ tịch Hà Nội yêu cầu từng cấp, ngành, đơn vị cần rút kinh nghiệm, phân tích kỹ những tồn tại, hạn chế trong công tác phòng chống dịch vừa qua trên địa bàn Thành phố. Trong bất cứ tình huống nào tuyệt đối không được chủ quan, lơ là, mất cảnh giác.

Khi tình hình dịch ổn định, không phát sinh thêm ca nhiễm mới cần canh gác thật chặt, bảo vệ vững chắc Thủ đô, giữ vững thành quả chống dịch, hạn chế tối đa sơ hở để dịch bệnh xâm nhập Thành phố.

Sở Y tế được giao nhiệm vụ kiên định các giải pháp chống dịch “3 trước”, “4 tại chỗ”. Triển khai các kịch bản chi tiết chủ động ứng phó với dịch bệnh theo từng cấp độ, diễn biến thực tế. Có phương án dự phòng trong tình huống phải kéo dài thời gian thực hiện giãn cách xã hội.

Xử lý khẩn trương, quyết liệt khi có ca nhiễm mới; rà soát kỹ F0, cách ly triệt để các trường hợp F1, F2 và người liên quan với mục tiêu dập tắt nhanh nhất các ổ dịch mới. Khoanh vùng, điều tra, xử lý triệt để ổ dịch tại ngõ 651 Minh Khai, quận Hai Bà Trưng và các ổ dịch khác trong thời gian sớm nhất, không để dịch lan rộng trên địa bàn.

Tập trung triển khai phương án về chiến dịch tiêm chủng vaccine phòng Covid-19 trên địa bàn Thành phố với phương châm “vaccine về tới đâu phải tiêm ngay cho người dân tới đó”. Đôn đốc đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng tại các quận, huyện, thị xã bảo đảm công khai, minh bạch, đúng đối tượng tiêm, đúng nguyên tắc, quy định, an toàn, hiệu quả.

(Báo Giao Thông)

Hà Nội tìm người đến điểm tiêm vaccine Covid-19 tại trường THCS Trưng Vương

Chiều 5/8, Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội phát đi thông báo khẩn, tìm người đã đến điểm tiêm chủng vaccine Covid-19 tại trường THCS Trưng Vương từ 14h30 đến 16h ngày 3/8.

TP Hà Nội tìm người từng đến tiêm vaccine Covid-19 tại trường THCS Trưng Vương (phường Hàng Bài, quận Hoàn Kiếm)

TP Hà Nội tìm người từng đến tiêm vaccine Covid-19 tại trường THCS Trưng Vương (phường Hàng Bài, quận Hoàn Kiếm)

Theo đó, người dân từng đến điểm tiêm chủng vaccine Covid-19 tại trường THCS Trưng Vương (phường Hàng Bài, quận Hoàn Kiếm) từ 14h30 đến 16h ngày 3/8 cần tự cách ly tại nhà và liên hệ ngay với Trạm Y tế phường, Trung tâm Y tế quận Hoàn Kiếm (số điện thoại: 0243.8284.827 - 0243.8258.277) hoặc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) thành phố Hà Nội (số điện thoại: 0949.396.115).

Ông Nguyễn Quốc Hoàn, Phó chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm cho biết, một người dân trú tại phường Phan Chu Trinh từng đến tiêm chủng tại THCS Trưng Vương, liên quan ca F0 của Công ty CP Những Trang Vàng, đường Giải Phóng, phường Giáp Bát, quận Hoàng Mai.

"Vào chiều ngày 3/8, chị N.G.H (31 tuổi, ở phường Phan Chu Trinh) có trong danh sách của phường đăng ký tiêm vaccine có ra điểm tiêm chủng tại THCS Trưng Vương. Tuy nhiên, do chị H. có tiền sử huyết áp cao nên sau khi khám sàng lọc đã quay ra khu vực sân rồi ra về.

Đến 18h ngày 3/8, Công ty thông báo phát hiện có ca F0 nên người làm cùng Công ty đã gọi điện cho chị H đến để xét nghiệm. Ngày 4/8, bệnh nhân H. có kết quả xét nghiệm dương tính", ông Hoàn nói.

Theo ông Hoàn, bước đầu xác định vào khoảng thời gian trên, nữ bệnh nhân chỉ tiếp xúc với khu vực khám sàng lọc, có khoảng 70 người có liên quan nhưng nguy cơ lây nhiễm thấp.

"Chúng tôi đã thông báo để người dân liên quan tự theo dõi sức khoẻ, đồng thời tiến hành lấy mẫu xét nghiệm những trường hợp này", ông Hoàn thông tin thêm.

Trưa 5/8, Sở Y tế Hà Nội thông tin đã ghi nhận bà P.H.G. (42 tuổi), trú tại phường Mai Động, quận Hoàng Mai, là nhân viên làm việc tại Công ty CP Những Trang Vàng, cùng phòng làm việc với bộ phận phòng Xã hội hóa. Ngày 2/8, bà G. xuất hiện triệu chứng, ngày 3/8 chủ động khai báo y tế, được lấy mẫu xét nghiệm sàng lọc cho kết quả dương tính với SARS-CoV-2 do CDC Hà Nội thực hiện.

Trong sáng nay, Hà Nội có tổng 47 ca mắc. Đợt dịch thứ 4 tính từ ngày 29/4, Hà Nội có tổng 1.514 ca, trong đó 912 người ngoài cộng đồng và 602 người trong khu cách ly tập trung.

Tính riêng từ ngày 5/7 đến trưa 5/8, Hà Nội có 1.245 trường hợp dương tính Covid-19. Từ 6h ngày 24/7, Hà Nội giãn cách toàn xã hội theo Chỉ thị 16, quyết tâm "chặn đứng" Covid-19.

Lê Phương

TP. HCM có 312 tổ phản ứng nhanh hỗ trợ chăm sóc, cấp cứu F0 cách ly tại nhà

Ngày 5/8, UBND TP. HCM đã có văn bản khẩn giao các quận, huyện, TP. Thủ Đức ban hành quyết định thành lập ngay tổ phản ứng nhanh tại mỗi phường, xã, thị trấn.

Thành phần mỗi tổ phản ứng nhanh gồm: bác sĩ, điều dưỡng của Trạm Y tế của phường, xã, thị trấn, các nhân viên y tế là tình nguyện viên, Công an, Đoàn thanh niên,...

Trong đó, một Phó Chủ tịch UBND phường, xã, thị trấn làm tổ trưởng và bác sĩ, điều dưỡng Trạm y tế cấp xã là thành viên thường trực, chịu trách nhiệm chính trong chỉ đạo công tác sơ cấp cứu cho người dân trên địa bàn.

Việc thành lập các tổ phản ứng nhanh ở phường, xã, thị trấn nhằm đảm bảo kịp thời tiếp cận và hỗ trợ chăm sóc khi F0 cách ly tại nhà có dấu hiệu chuyển nặng.

Theo quy trình, khi nhận cuộc gọi của người dân trên địa bàn, tổ phản ứng nhanh của phường, xã, thị trấn phải sàng lọc nhanh mức độ nguy cơ dựa vào triệu chứng qua khai báo của người gọi (khó thở, tím tái, lơ mơ,...) để xử lý theo 2 hướng.

Nếu người bệnh không có dấu hiệu bất thường thì trấn an tâm lý người bệnh và người nhà, đồng thời hướng dẫn người bệnh theo dõi sức khỏe tại nhà.

Còn nếu người bệnh có các triệu chứng bất thường như sốt cao, cảm giác mệt, khó thở,... cho người bệnh thở oxy, vận chuyển người bệnh đến khu vực cấp cứu của cơ sở cách lỵ tập trung F0 của Thành phố Thủ Đức, quận, huyện hoặc Bệnh viện dã chiến, điều trị COVID-19 tại địa phương để được theo dõi và điều trị.

Các tổ phản ứng nhanh sử dụng xe vận chuyển người bệnh đã được phân bổ, đảm bảo trên xe có bình oxy, dụng cụ thở oxy (mask, canulam...), máy đo Sp02.

Trong trường hợp xe đã được huy động cho trường hợp cấp cứu khác thì gọi Tổng đài 115 hoặc bệnh viện của TP. Thủ Đức, quận, huyện để được hỗ trợ.

Hữu Huy

Thêm một số chợ truyền thống tại TP. HCM bắt đầu hoạt động trở lại

Theo báo cáo của Sở Công thương TP. HCM, tính từ ngày 19/7 đến chiều 4/8, trên địa bàn thành phố có thêm 14 chợ truyền thống được khôi phục hoạt động sau khi đóng để thực hiện các công tác phòng, chống dịch (như khử khuẩn, xét nghiệm, truy vết…). 

Các chợ đủ điều kiện mở lại gồm chợ Kiến Thành (quận Bình Tân); Tân Đoàn Việt, Tạm ấp 4 Vĩnh Lộc A, Hưng Long (huyện Bình Chánh); Thạnh Xuân, Thới An, Hiệp Thành (Quận 12); Thái Bình, Đa Kao (Quận 1); Tân Thông Hội, Phước Thạnh (huyện Củ Chi); Bình Thới (Quận 11).

Trong ngày 4/8, có 2 chợ trên địa bàn Quận 10 là chợ Nguyễn Tri Phương (25 tiểu thương) và chợ Hòa Hưng (15 tiểu thương),  kinh doanh bán các mặt hàng thực phẩm như thịt, cá, rau, củ.

Các chợ này được mở cửa hoạt động trở lại sau khi đáp ứng các điều kiện đảm bảo các điều kiện về phòng chống dịch COVID-19 và đảm bảo tổ chức giãn cách giữa các sạp xếp hàng theo đúng quy định.

Như vậy, tính đến nay, TP. HCM có 33/237 chợ đang hoạt động. Bên cạnh đó có 204 chợ tạm ngưng hoạt động, gồm 3 chợ đầu mối và 201 chợ truyền thống.

Cũng theo báo cáo của Sở Công thương TP.HCM, tính đến ngày 4/8, trên địa bàn TP. HCM có 6/106 siêu thị và 132/2.895 cửa hàng tiện lợi phải tạm ngưng hoạt động do dịch COVID-19. So với ngày 3/8,  thêm 5 cửa hàng tiện lợi ngưng hoạt động và 1 siêu thị tạm ngưng hoạt động.

Hữu Huy

Xét nghiệm nhanh nhiễm SARS-CoV-2, nam thanh niên trốn khỏi bệnh viện

Tối 5-8, Trung tá Nguyễn Xuân Trường - Trưởng Công an phường Tam Hòa, TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai - cho biết công an phường này đang phối hợp với Công an TP Biên Hoà truy tìm Lô Minh Tài (tên gọi khác là Tư Tài Híp, 25 tuổi, quê Nghệ An).

Tài bỏ trốn khỏi bệnh viện trong lúc chờ kết quả xét nghiệm PCR

Tài bỏ trốn khỏi bệnh viện trong lúc chờ kết quả xét nghiệm PCR

Trước đó, Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai trình báo công an về trường hợp của Tài. Cụ thể, vào ngày 4-8, người này đến bệnh viện làm xét nghiệm nhanh và có kết quả dương tính với SARS-CoV-2.

Ngay sau đó, phía bệnh viện đã chuyển Tài vào phòng cách ly để đợi kết quả xét nghiệm PCR. Tuy nhiên, trong quá trình đợi kết quả, nam thanh niên này đã bỏ trốn.

Công an phường Tam Hoà đã phối hợp các đơn vị nghiệp vụ của Công an TP Biên Hòa để truy tìm Tài. 

(Theo Người Lao Động)

Hai vợ chồng ở Long An lén lên chợ Bình Điền rồi lây Covid-19 cho 4 người

Ngày 5-8, Công an huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An ra quyết định khởi tố vụ án "Làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người" xảy ra tại thị trấn Thủ Thừa, trên cở sở đó xác minh để tiến hành khởi tố bị can.

Trước đó, khoảng 8 giờ ngày 15-7, Trung tâm Y tế huyện Thủ Thừa tiếp nhận ông V.T.P (41 tuổi; ngụ thị trấn Thủ Thừa) đến khám bệnh với dấu hiệu sốt, ho, khó thở và đau ngực.

Long An tăng cường kiểm soát xử lý vi phạm phòng chống dịch Covid-19

Long An tăng cường kiểm soát xử lý vi phạm phòng chống dịch Covid-19

Tiến hành xét nghiệm PCR, ông P. được xác định dương tính với SARS-CoV-2. Qua công tác điều tra dịch tễ, đồng thời thực hiện xét nghiệm PCR đối với bà L.H.D (vợ của anh P.) cũng cho kết quả dương tính với SARS-CoV-2.

Theo lời khai, vợ chồng ông P. thường xuyên lên chợ đầu mối Bình Diền (TP HCM) và chợ phường 2, TP Tân An (tỉnh Long An) để mua bán cá. Đây là những điểm xác định là vùng đang có dịch được công bố rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng. Tuy nhiên, cả 2 vẫn lén lút đi và về nhưng không khai báo y tế.

Trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16, vợ chồng ông P. còn tổ chức đám giỗ mời nhiều khách đến dự, tụ tập tại nhà làm lây lan dịch bệnh cho 4 người khác.

(Theo Người Lao Động)

Khẩn: Tìm người đến Siêu thị Vinmart B2-R2 khu đô thị Royal City trong nhiều ngày với các khung giờ khác nhau

Trưa ngày 5/8, Sở Chỉ huy phòng, chống dịch Covid-19 quận Thanh Xuân thông báo tìm người đã đến Siêu thị Vinmart B2-R2 khu đô thị Royal City (phường Thượng Đình, Thanh Xuân).

Theo đó, trong khoảng thời gian sau:

- Ngày 26/7/2021: Từ 06h00 đến 12h00, vị trí cửa ra F4

- Ngày 27/7/2021: Từ 12h00 đến 14h00, vị trí cửa ra F4

- Ngày 29/7/2021: Từ 09h00 đến 11h00; 11h30 đến 14h00, tại dàn thu ngân

- Ngày 30/7/2021: Từ 09h00 đến 12h00; 12h30 đến 14h00, tại vị trí cửa ra F4

- Ngày 01/8/2021: Từ 16h30 đến 18h00, tại vị trí cửa ra F4

Tất cả những người từng đến địa điểm đã nêu trong khoảng thời gian trên tự cách ly tại nhà và liên hệ ngay với Trạm Y tế, Trung tâm Y tế quận Thanh Xuân (02485823468) hoặc gọi điện thoại đến CDC Hà Nội (0969082115, 0949396115).

Trưa 5/8, Hà Nội tiếp tục ghi nhận thêm 26 ca mắc mới, trong đó 19 ca tại cộng đồng, 7 ca tại khu cách ly. 

Trước đó, CDC Hà Nội đã công khai nhiều siêu thị, cửa hàng Vinmart trên địa bàn Hà Nội có liên quan đến Công ty Thực Phẩm Thanh Nga, nơi xuâdt hiện nhiều ca bệnh là nhân viên giao hàng của công ty này.

Lê Phương

Hà Nội: Yêu cầu người dân tòa Park 3 Times City tạm thời không ra khỏi nhà

Theo UBND phường Mai Động, vào lúc 23h ngày 4/8, phường nhận được thông tin về ca nghi mắc COVID-19 (dương tính lần 1) sinh sống tại toàn Park 3, Park Hill Times City là người Ấn Độ.

COVID-19 5/8: Hoa mắt với loạt địa điểm gồm nhiều chợ và hàng quán các ca cộng đồng từng đến - 6

Vì thế, để chủ động phòng chống dịch bệnh, UBND phường Mai Động yêu cầu trạm y tế phường phối hợp công an phường, tổ COVID-19 cộng đồng khẩn trương tổ chức truy vết, xác định ngay các trường hợp F1, F2, các trường hợp liên quan đến trường hợp nghi mắc COVID-19 người Ấn Độ, tiến hành lấy mẫu, xét nghiệm, cách ly theo quy định.

Cùng với đó, phường yêu cầu toàn thể người dân hiện đang sinh sống tại toà nhà Park 3, Park Hill Times City không rời khỏi nhà kể từ 23h ngày 4/8 cho đến khi có thông báo mới.

Theo thông báo của Sở Y tế Hà Nội, cộng dồn số mắc tại Hà Nội trong đợt dịch 4 (từ ngày 27/4/2021) là 1.488 ca, trong đó số mắc ghi nhận ngoài cộng đồng 893 ca, số mắc là đối tượng đã được cách ly 595 ca.

(Theo Tiền Phong)

Nam cán bộ phường ở TP Hải Dương dương tính SARS-CoV-2

Sáng 5/8, BCĐ Phòng chống COVID-19 TP Hải Dương thông tin, địa phương vừa ghi nhận một trường hợp là cán bộ phường trên địa bàn thành phố dương tính SARS-CoV-2.

Trường hợp này là anh C.K.T (SN 1987, trú phố Bình Lộc, phường Tân Bình, TP Hải Dương), là Phó chỉ huy trưởng phụ trách Ban Chỉ quy quân sự phường Tân Bình.

Dịch tễ bước đầu xác định, ngày 2/8 anh C.K.T đến cơ quan làm việc. Chiều cùng ngày anh đi giao giá kê hàng cho Công ty TNHH Hyundai Kefico Việt Nam tại phường Tứ Minh, chỉ tiếp xúc với bảo vệ và không vào trong công ty.

Ngày 3/8, anh C.K.T tới cơ quan làm việc và chiều cùng ngày có biểu hiện sốt nên về nhà nhờ người thân mua thuốc hạ sốt. Sau khi hạ sốt anh lại tới cơ quan, sau đó tới Văn phòng Công chứng số 1 ở phố Bạch Đằng.

Sáng 4/8, anh C.K.T ra vẫn còn sốt nên ra trạm y tế phường khai báo. Sau khi lấy mẫu xét nghiệm, kết quả dương tính với SARS-CoV-2, lực lượng chức năng đã phong toả tạm thời khu vực anh C.K.T sinh sống và khẩn trương rà soát các trường hợp F1, F2.

(Theo Tiền Phong)

Nhiều tài xế xe tải khai báo y tế gian dối, làm giả giấy xét nghiệm Covid-19

Ngày 5-8, đại diện lãnh đạo Công an TP Đà Lạt (Lâm Đồng) thông tin nhiều trường hợp tài xế xe tải vi phạm quy định phòng chống dịch Covid-19 đang được triệu tập lấy lời khai, củng cố hồ sơ xử lý theo quy định.

Theo thông tin từ Công an TP Đà Lạt, vào chiều 4-8, tài xế xe tải chở hàng Huỳnh Sông Hiếu Th. (27 tuổi) và phụ xe Lý Phúc A. (32 tuổi, cùng ngụ tỉnh Ninh Thuận) khi đi qua chốt kiểm soát dịch Cầu Treo, xã Trạm Hành (TP Đà Lạt) thì khai báo trên xe chỉ có hai người, gồm Th. và A.

Nhiều tài xế xe tải khai báo y tế gian dối, làm giả giấy xét nghiệm Covid-19 khiến nhiều người bức xúc.

Nhiều tài xế xe tải khai báo y tế gian dối, làm giả giấy xét nghiệm Covid-19 khiến nhiều người bức xúc.

Nhận thấy có dấu hiệu hàng hóa chở trên xe tải chưa có đủ giấy tờ hợp lệ, cán bộ Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về Kinh tế, Công an TP Đà Lạt đã yêu cầu tài xế xe tải chạy về điểm tập kết bốc dỡ hàng hóa tại đường Xô Viết Nghệ Tĩnh (Phường 2) để kiểm tra.

Lúc này, lực lượng chức năng phát hiện thêm hai người là ông Huỳnh Quốc Đ. (33 tuổi) và ông Nguyễn Ngọc T. (20 tuổi, cùng ngụ tại tỉnh Ninh Thuận) trốn trên thùng hàng xe tải.

Qua phối hợp kiểm tra, xác định 2 trường hợp trốn trên thùng xe tải có giấy xét nghiệm âm tính với Covid-19 nhưng đều từ vùng giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16.

Ngay lập tức, cơ quan chức năng đã lập biên bản vi phạm hành chính, xử phạt tài xế Huỳnh Sông Hiếu Th. 3 triệu đồng; 2 trường hợp trốn trên xe tải hàng 2 triệu đồng/trường hợp.

Đồng thời, thực hiện khẩn cấp các xét nghiệm y tế, đưa 2 trường hợp trốn trong xe tải đi cách ly y tế 21 ngày tại cơ sở cách ly tập trung.

Ngoài ra, tại chốt kiểm soát phòng chống dịch Covid-19 đèo Tà Nung (xã Tà Nung, TP Đà Lạt), lực lượng chức năng phát hiện thêm tài xế xe tải là ông Hùng Đ. (39 tuổi, ngụ xã Ninh Gia, huyện Đức Trọng) trình 1 giấy xét nghiệm âm tính với Covid-19 khi khai báo y tế không rõ nguồn gốc, có dấu hiệu làm giả.

Khi bị lực lượng chức năng phát hiện kiểm tra, tài xế này giằng lại và xé giấy xét nghiệm trên nên bị các lực lượng khống chế.

(Theo Người Lao Động)

24 giờ, thế giới ghi nhận thêm 9.436 ca tử vong vì COVID-19

Cả thế giới có 200.894.650 ca mắc, trong đó 180.882.171 khỏi bệnh; 4.268.367 tử vong và 15.744.132 đang điều trị (93.462 ca diễn biến nặng).

- Trong ngày số ca mắc của thế giới tăng 647.825 ca, tử vong tăng 9.436 ca.

- Châu Âu tăng 134.347 ca; Bắc Mỹ tăng 130.399 ca (Mỹ 95.483 ca), Nam Mỹ tăng 62.733 ca; châu Á tăng 279.121 ca (tăng nhiều), châu Phi tăng 39.756 ca; châu Đại Dương tăng 1.442 ca.

- Tại Đông Nam Á, trong ngày ghi nhận 88.241 ca, trong đó: Indonesia tăng 35.867 ca, Malaysia tăng 19.819 ca, Thái Lan tăng 20.200 ca, Philippines tăng 7.342 ca, Myanmar tăng 4.095 ca, Campuchia tăng 583 ca, Lào tăng 290 ca, Đông Timor tăng 45 ca.

Tại Việt Nam, tính đến sáng ngày 04/8, Việt Nam có 181.756 ca nhiễm trong đó có 2.331 ca nhập cảnh và 179.425 ca mắc trong nước.

- Số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước tính của đợt dịch kể từ 27/4 đến nay là 177.855 ca, trong đó có 51.558 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

- Có 03/62 tỉnh, thành phố đã qua 14 ngày không ghi nhận trường hợp nhiễm mới: Quảng Ninh, Bắc Kạn, Thái Bình.

- Có 10 tỉnh, thành phố không có lây nhiễm thứ phát trên địa bàn: Lào Cai, Ninh Bình, Kon Tum, Hà Giang, Sơn La, Lai Châu, Tuyên Quang, Quảng Trị, Nam Định, Yên Bái.

- Tổng số ca được điều trị khỏi: 54.332 ca.

- Số bệnh nhân nặng đang điều trị ICU: 470 ca.

- Số bệnh nhân nguy kịch đang điều trị ECMO: 21 ca.

Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện 6.553.167 mẫu cho 18.652.439 lượt người.

Trong ngày có 263.272 liều vắc xin COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vắc xin đã được tiêm là 7.553.318 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 6.774.332 liều, tiêm mũi 2 là 778.986 liều.

(Tiền Phong)

Liên quan 1 trường hợp mắc Covid-19, siêu thị lớn nhất ở Quảng Trị phải tạm đóng cửa

Ngày 5-8, ông Nguyễn Tăng - Chủ tịch UBND TP Đông Hà (tỉnh Quảng Trị) cho biết một siêu thị lớn ở trung tâm TP này vừa tạm đóng cửa sau khi tỉnh Thừa Thiên- Huế thông tin về một trường hợp mắc Covid-19 có liên quan đến địa điểm này.

Theo đó, tỉnh Quảng Trị nhận được thông tin Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Thừa Thiên - Huế phát hiện một lái xe mắc Covid-19, là bệnh nhân số 176107. Trước đó, vào ngày 2-8, bệnh nhân nói trên có đến khu vực giao hàng ở siêu thị Co.opmart ở phường 1 (TP Đông Hà).

Ngay sau khi nhận được thông tin, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 tỉnh Quảng Trị đã khoanh vùng các F1, F2 của bệnh nhân trên. Đồng thời, yêu cầu siêu thị Co.opmart tạm đóng cửa để thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch.

Được biết, các F1 liên quan đến bệnh nhân trên có kết quả xét nghiệm âm tính lần 1 với SARS-CoV-2, các F2 đang chờ kết quả. Việc truy vết, xác minh những địa điểm có liên quan vẫn đang được tỉnh Quảng Trị khẩn trương triển khai.

(Theo Người Lao Động)

13 người từ các tỉnh phía Nam về quê có kết quả dương tính SARS-CoV-2

Sáng 5-8, Tiến sĩ Nguyễn Văn Định, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Nghệ An, cho biết qua lấy mẫu xét nghiệm đã phát hiện thêm 13 trường hợp tại Nghệ An dương tính SARS-CoV-2.

Được biết, đây là những người lao động ở TP. HCM (5 người), Bình Dương (8 người) về quê ở các huyện như Yên Thành, Nghi Lộc, Tương Dương, Con Cuông, Diễn Châu… Khi về quê, tất cả những trường hợp này đều được lấy mẫu xét nghiệm, cách ly theo quy đinh.

Rất đông người Nghệ An từ các tỉnh phía Nam đi xe máy về quê trong thời gian qua.

Rất đông người Nghệ An từ các tỉnh phía Nam đi xe máy về quê trong thời gian qua.

Như vậy, tính đến nay, trên địa bàn tỉnh Nghệ An đã ghi nhận 310 bệnh nhân mắc Covid-19 ở 18 địa phương. Trong đó, TP Vinh: 95, Quỳnh Lưu: 79, Tương Dương: 27, Diễn Châu: 24, Yên Thành: 15, Kỳ Sơn: 13, thị xã Hoàng Mai: 11, Nam Đàn: 8, Anh Sơn: 8, Quỳ Hợp: 5, Nghi Lộc: 10, Đô Lương: 5, Nghĩa Đàn: 1, Tân Kỳ: 1, Thanh Chương: 2, Hưng Nguyên: 3, Con Cuông: 2, Quế Phong: 1.

Ông Bùi Đình Long, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An, cho biết có những ngày cao điểm có tới khoảng 1.000 người từ các tỉnh phía Nam về quê, qua lấy mẫu xét nghiệm đã phát hiện một số trường hợp dương tính với SARS-CoV-2 và cho cách ly kịp thời. Hiện đã có khoảng 20.000 người lao động ở Nghệ An đăng ký về quê. 

Lực lượng chức năng sẽ chia ra nhiều đợt, trong đợt đầu sẽ ưu tiên người già, trẻ em. Cũng theo ông Long, trong thời gian tới số lượng người dân từ các tỉnh có dịch về quê lớn, nếu không chủ động được trong công tác phòng chống dịch thì nguy cơ lây lan rất cao.

(Theo Người Lao Động)

Sự thật thông tin "70 người tại Dòng mến Thánh giá Chợ Quán dương tính"

Ngày 5-8, cơ quan chức năng quận 5 (TP HCM) đã bác bỏ thông tin 70 sơ tại Dòng mến Thánh giá Chợ Quán trên địa bàn dương tính và kêu gọi hỗ trợ.

COVID-19 5/8: Hoa mắt với loạt địa điểm gồm nhiều chợ và hàng quán các ca cộng đồng từng đến - 9

Cơ quan có thẩm quyền xác định đây là thông tin chưa đúng sự thật. Qua trao đổi thực tế, Dòng mến Thánh giá Chợ Quán không hề kêu gọi hỗ trợ thuốc, găng tay hay thiết bị y tế. Do đó, cơ quan chức năng kêu gọi người dân nắm mọi thông tin từ nguồn tin chính thống nhằm tránh những đối tượng xấu lợi dụng, gây tác động tiêu cực đến các vấn đề liên quan.

Những ngày gần đây, nhiều trang mạng xã hội loan báo tin tức 70 sơ Dòng mến Thánh giá Chợ Quán dương tính; người dân có thể giúp thuốc men, găng tay, thiết bị y tế.

(Theo Người Lao Động)

Người tử vong vì COVID-19 sẽ được lo hậu sự ra sao?

Nhiều thông tin trên mạng xã hội về việc gia đình người quá cố vì COVID-19 bị tăng giá khi làm thủ tục an táng, hoặc người đã tử vong nhiều ngày nhưng chưa được hỏa táng… đang gây nhiễu loạn, ảnh hưởng tiêu cực tới hoạt động chống dịch COVID-19.

Tại cuộc họp báo cung cấp thông tin về các vấn đề dịch bệnh (chiều 5/8) do ông Phan Văn Mãi, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TPHCM chủ trì, các vấn đề dư luận xã hội đang quan tâm về việc lo hậu sự cho người quá cố đã được báo chí đặt ra.

Ông Nguyễn Toàn Thắng, Giám đốc Sở Tài nguyên – Môi trường cho biết, căn cứ hướng dẫn của Ban chỉ đạo phòng, chống COVID-19 TPHCM, ca tử vong do COVID-19 đang được xử lý theo quy trình 6 bước nghiêm ngặt, thi thể người quá cố được hỏa táng tại cơ sở hỏa táng Bình Hưng Hòa.

Ngành y tế thành phố đang nỗ lực điều trị để giảm số ca tử vong vì dịch COVID-19.

Ngành y tế thành phố đang nỗ lực điều trị để giảm số ca tử vong vì dịch COVID-19.

Hiện, cơ sở hỏa táng này hoạt động 24/24h. Liên quan đến chi phí hỏa táng, ông Thắng cho biết toàn bộ cơ sở hỏa táng hiện do Nhà nước giao cho Công ty Môi trường đô thị thành phố quản lý, không có chuyện tăng giá và từ chối nhận ca tử vong do COVID-19 tại Bình Hưng Hòa.

Theo quy trình, người mất do mắc COVID-19 sẽ chuyển từ bệnh viện đến thẳng trung tâm mai táng và hỏa táng, đảm bảo khử khuẩn kỹ càng, không có người thân tham dự hay tổ chức tang lễ. Chi phí hỏa táng của mỗi trường hợp là 4,2 triệu đồng.

Sau khi hỏa táng, tro cốt sẽ được lưu trữ tại điểm lưu trữ của Công ty Môi trường đô thị, dán đầy đủ thông tin của người mất, ngày giờ mất. Những người mất còn thân nhân thì sẽ trao tro cốt để người thân mang về thờ tự. Đối với gia đình phải thực hiện cách ly, tro cốt sẽ được giữ lại đợi người dân hoàn thành cách ly đến nhận về. Nếu người mất thuộc diện hộ nghèo, TPHCM sẽ chi ngân sách hỗ trợ toàn bộ chi phí ở các khâu hậu sự.

Trước vấn đề trên, ông Phan Văn Mãi cho biết, việc hỗ trợ hỏa táng, lưu giữ tro cốt và hỗ trợ cho gia đình trong chế độ chính sách đều có quy định về hỗ trợ cho người nghèo, người chết do COVID-19. Tuy nhiên, những quy định chắc chắn sẽ không đủ và không bao quát hết, lãnh đạo thành phố đã thống nhất chủ trương, những bà con có hoàn cảnh khó khăn, không may người thân mất thì thành phố sẽ cố gắng lo chu đáo nhất, bởi đây là việc rất thiêng liêng.

Lãnh đạo thành phố cam kết những gia đình khó khăn sẽ được hỗ trợ bằng nguồn ngân sách, bằng vận động xã hội để đảm bảo được chi phí mai táng kể cả người quá cố chết do COVID-19 hay do các nguyên nhân khác. Lãnh đạo thành phố yêu cầu chính quyền cơ sở kịp thời nắm thông tin, nơi nào cần hỗ trợ nếu có thể thì vận động cộng đồng giúp đỡ ngay. Trường hợp chưa có người giúp thì gửi lên phường xã, thị trấn để tập hợp nếu vượt sức thì gửi lên quận huyện hoặc gửi lên thành phố. Đảm bảo tất cả những người khó khăn cần giúp sẽ được giúp đỡ.

Ông Mãi nói: “Những trường hợp đã tử vong nhưng thân nhân chưa đến nhận được vì đang bị phong tỏa hoặc các nguyên nhân khác, thành phố ý thức đây là việc tâm linh rất thiêng liêng nên sẽ thực hiện chu đáo nhất để gửi về cho gia đình trong thời gian sớm nhất có thể”.

(Theo Tiền Phong)

Kiểm soát tốt dịch, hai thành phố ở Tây Nguyên đề nghị kết thúc áp dụng Chỉ thị 16​​​​​​​

Ngày 5/8, Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông Hồ Văn Mười ký văn bản về việc thực hiện các biện pháp phòng chống COVID-19 trên địa bàn TP.Gia Nghĩa.

Theo đó, UBND tỉnh Đắk Nông kết thúc đợt giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ áp dụng tại TP.Gia Nghĩa kể từ 12 giờ 00 ngày 6/8. Chính quyền địa phương vẫn phải thực hiện một số biện pháp phòng chống dịch.

UBND tỉnh Đắk Nông đồng ý cho phép các quán ăn, nhà hàng, quán cà phê, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống được mở bán trở lại, nhưng chỉ mua mang về và không phục vụ khách tại chỗ.

Yêu cầu chủ các cơ sở dịch vụ này phải ký cam kết với chính quyền địa phương về việc thực hiện các quy định, khuyến cáo về phòng, chống dịch COVID-19 của các cơ quan có thẩm quyền.

Ngoài ra, UBND tỉnh Đắk Nông cũng yêu cầu tiếp tục quản lý, kiểm soát chặt chẽ người từ vùng dịch trở về địa phương; kiểm tra, rà soát và xử lý các trường hợp vi phạm các quy định về phòng chống COVID-19; Chấn chỉnh việc thực hiện các yêu cầu trong cách ly tại khu cách ly tập trung và cách ly y tế tại nhà.

Đắk Nông tiếp tục duy trì 5 chốt kiểm soát tại các cửa ngõ ra, vào TP.Gia Nghĩa nhằm kiểm soát tình hình dịch bệnh tại địa phương. Trước đó, UBND tỉnh Đắk Nông đống ý áp dụng Chỉ thị 16 áp dụng tại TP Gia Nghĩa từ từ 12h00 phút ngày 23/7/2021, tùy theo diễn biến dịch bệnh, có thể kéo dài hơn.

Theo báo cáo của Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 tỉnh Đắk Nông, đến nay địa phương này có 113 ca mắc COVID-19.

Cùng ngày, UBND TP.Buôn Ma Thuột có văn bản đề xuất Thường trực Tỉnh ủy, UBND tỉnh Đắk Lắk xem xét chủ trương để thành phố điều chỉnh biện pháp phòng chống dịch, áp dụng Chỉ thị 15 của Thủ tướng Chính phủ từ 0 giờ ngày 8/8.

UBND TP.Buôn Ma Thuột đề nghị dừng hoạt động tập trung đông người tại Quảng trường, Hoa viên trên địa bàn thành phố. Đối với quán ăn, nhà hàng, quán cà phê, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, không được sử dụng phòng riêng để phục vụ khách; phải ghi chép lại thông tin, địa chỉ, điện thoại người đã đến quán ăn.

Đối với hoạt động thể thao, cho phép một số môn thể thao ngoài trời được hoạt động nhưng đảm bảo khoảng cách và công tác phòng chống dịch. Dừng tất cả các chợ tự phát và hoạt động buôn bán vỉa hè. Đối với các chợ đủ điều kiện hoạt động phải thực hiện nghiêm công tác phòng chống dịch.

Tiếp tục duy trì hoạt động chốt kiểm soát dịch bệnh tại xã Hòa Phú. Ưu tiên vắc xin để tiêm cho công dân trên địa bàn thành phố, trong đó quan tâm các đối tượng, lái xe, tiểu thương kinh doanh tại các chợ, nhân viên ngân hàng, nhân viên giao hàng…

Trước đó, UBND tỉnh Đắk Lắk đồng ý áp dụng Chỉ thị 16 đối với TP.Buôn Ma Thuột từ 0 giờ ngày 24/7 đến hết ngày 7/8.

Theo Ban chỉ huy phòng chống dịch COVID-19 tỉnh Đắk Lắk, đến nay tỉnh này có 330 ca mắc COVID-19, trong đó có 7 trường hợp đã xuất viện.

(Theo Tiền Phong)

Hà Nội yêu cầu ‘đóng rào’, công nhân không ra khỏi công trường

Thành phố Hà Nội vừa có yêu cầu với các dự án thi công, trong đó có 8 dự án giao thông cấp bách, trọng điểm được phép thi công, chủ đầu tư và các nhà thầu phải thực hiện “đóng rào”, công nhân thực hiện “3 tại chỗ”.

Cụ thể, Phó Chủ tịch UBND thành phố Dương Đức Tuấn, yêu cầu: Chủ đầu tư, nhà thầu phải có phương án, kịch bản duy trì thi công đảm bảo phòng chống dịch gửi UBND quận, huyện, thị xã chấp thuận và giám sát thực hiện;

Đối với công trình có khuôn viên độc lập phải có hàng rào khép kín xung quanh công trường để tổ chức giám sát, kiểm soát các hoạt động ra - vào công trường đáp ứng điều kiện phòng chống dịch bệnh đúng quy định và phải thực hiện nguyên tắc “3 tại chỗ”, gồm: sản xuất, ăn uống, nghỉ ngơi tại chỗ và không đi ra ngoài công trường khi không có nhiệm vụ.

COVID-19 5/8: Hoa mắt với loạt địa điểm gồm nhiều chợ và hàng quán các ca cộng đồng từng đến - 11

Đối với công trình xây dựng theo tuyến phải có biện pháp tổ chức thực hiện nguyên tắc 3 tại chỗ hoặc nguyên tắc “một cung đường hai điểm đến ” và phải được UBND cấp huyện nơi có công trình xây dựng chấp thuận trước khi thực hiện.

Với hoạt động cung cấp nhiên liệu, vật tư, vật liệu xây dựng, UBND lãnh đạo UBND thành phố Hà Nội yêu cầu, chủ đầu tư, nhà thầu phải xây dựng phương án, kế hoạch nhu cầu cung ứng nhiên liệu, vật tư, vật liệu xây dựng phục vụ thi công xây dựng trong thời gian thực hiện giãn cách xã hộỉ; báo cáo UBND quận, huyện, thị xã về nhu cầu, đơn vị cung cấp, lịch trình, số lượt và thời gian phương tiện vận chuyển để được xem xét, chấp thuận.

UBND quận, huyện, thị xã chỉ đạo, kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện của UBND xã, phường, thị trấn; chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Chủ tịch UBND thành phố về việc chấp hành các biện pháp phòng dịch bệnh.

Trên cơ sở phương án, kế hoạch của chủ đầu tư, nhà thầu, UBND quận, huyện, thị xã báo cáo Sở Giao thông vận tải để được cấp giấy xác nhận cho các phương tiện phục vụ thi công xây dựng được phép di chuyển.

(Theo Tiền Phong)

Chuyện về người cấp cứu điện, nước từ xa trong những ngày Sài Gòn giãn cách
Trong lúc hỗ trợ, anh Thuận cho biết bản thân thấy ấn tượng khi một số chị em phụ nữ trong mùa dịch rất tháo vát, nhanh nhạy, khi được hướng dẫn có...

Chuyện Sài Gòn

HÀ ANH (Tổng hợp)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Dịch COVID-19