Đến nay nhiều địa phương đã công bố chính thức hoặc dự kiến thời gian cho học sinh đi học trở lại sau kỳ nghỉ dài phòng, chống dịch COVID-19.
Cập nhật mới nhất về lịch đi học trở lại của 63 tỉnh thành trên cả nước
Hà Nội dựa kiến cho học sinh lớp 9 và 12 đi học trước, vào ngày 4/5, để đảm bảo giãn cách 1,5 m theo quy định của bộ Y tế, bộ GD&ĐT.
Sau hai tuổi, học sinh các lớp còn lại từ khối 5 đến 12 cũng đến trường trở lại. Trẻ mầm non đến trường muộn nhất vào đầu tháng 6.
Trong khi đó, học sinh, học viên các cơ sở giáo dục tại TP.HCM tiếp tục nghỉ đến hết ngày 3/5.
Sở GD&ĐT TP.HCM cho biết đã tham mưu phương án cho học sinh thành phố trở lại trường đầu tháng 5.
Trong một diễn biến khác, 2 tỉnh thành chưa đưa ra thông báo về quyết định hay đề xuất cho học sinh đến lớp, đó là các tỉnh Hà Giang, Lai Châu.
Được biết, 2 địa phương trên đều đã xuất hiện ca nhiễm COVID-19 đầu tiên. Trong đó, tại Lai Châu, ca nhiễm số 133 được xác định từ bệnh viên Bạch Mai trở về và đã được chữa khỏi. Còn tại Hà Giang, 1 bệnh nhân dương tính cũng được xác định là là nữ giới, 16 tuổi, quốc tịch Việt Nam, dân tộc Mông, trú tại một thôn hẻo lánh ở gần biên giới giáp Trung Quốc của huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang. Tỉnh này hiện là 1 trong 4 tỉnh thành thuộc nhóm có nguy cơ, trong đó huyện Đồng Văn được xếp vào nhóm nguy cơ cao.
Trong thời gian tới, dựa vào tình hình diễn biến của dịch bệnh trên địa bàn, các địa phương này sẽ có những kế hoạch, đề xuất cụ thể cho học sinh quay trở lại trường, Cũng theo Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chỉ đạo ngành giáo dục tổ chức cho học sinh đi học lại an toàn, chu đáo đồng thời cần tính toán lại nội dung học trong học kỳ II để phù hợp với khung chương trình năm học và kỳ thi của học sinh cuối cấp.
Dưới đây là danh sách chi tiết thời gian đi học lại của học sinh cả nước:
Mỹ vẫn có số ca mắc và tử vong cao nhất thế giới. Tính tới 8h sáng nay, Mỹ đã ghi nhận 960.651 ca mắc COVID-19, chiếm 32% tổng số ca của toàn thế giới và có 54.248 ca tử vong. Trong 24h qua, Mỹ có thêm 35.419 ca mắc bệnh và 2.063 ca tử vong.
Giám đốc Viện Nghiên cứu các bệnh truyền nhiễm và Dị ứng quốc gia Anthony Fauci cho rằng, Mỹ nên tăng số lượng xét nghiệm lên gấp 2 lần hiện nay và điều này là hoàn toàn có thể. Ông Fauci ước tính Mỹ đang tiến hành khoảng 1,5 - 2 triệu xét nghiệm COVID-19 mỗi tuần.
Đây là nỗ lực mới nhất của chính phủ liên bang Mỹ nhằm giúp các doanh nghiệp giảm thiểu các tác động của dịch COVID-19 khi phải đóng cửa hoặc thay đổi hoạt động để ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh. Chỉ trong hơn 5 tuần qua đã có 26 triệu người Mỹ mất việc làm - tương đương cứ 6 người dân Mỹ thì 1 người không có việc làm.
Mỹ vẫn có số ca mắc và tử vong cao nhất thế giới.
Trong 24 giờ qua, Chính phủ Tây Ban Nha xác nhận thêm 378 ca tử vong, cao hơn 1 ca so với ngày trước đó. Số ca nhiễm mới tăng thêm 3.995 ca trong 24h qua lên 223.759 ca. Trước đó Chính phủ Tây Ban Nha khẳng định sẽ tiếp tục duy trì lệnh đóng cửa biên giới trên bộ với các quốc gia láng giềng như Pháp và Bồ Đào Nha đến ngày 10/5. Đây là lần thứ 3 chính phủ nước này gia hạn lệnh đóng cửa biên giới, bắt đầu áp dụng từ ngày 16/3 nhằm ngăn chặn đà lây lan của virus SARS-CoV-2.
Tại Italy, tâm dịch lớn thứ 2 châu Âu, trong 24 giờ qua ghi nhận thêm 2.357 ca dương tính với SARS-CoV-2 và 415 ca tử vong vì chủng virus này. Tổng số ca mắc COVID-19 ở Italy hiện là 195.351 ca với 26.384 ca tử vong.
Anh đã ghi nhận thêm 813 ca tử vong trong 24h qua, nâng tổng số ca tử vong tại đây lên 20.319 ca trong số tổng số 148.377 ca mắc. Giới khoa học cảnh báo tỷ lệ tử vong tại Anh sẽ chỉ bắt đầu giảm mạnh trong vài tuần nữa. Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Anh có thể tăng thêm hàng nghìn người khi nhà chức trách hoàn tất các số liệu thống kê đầy đủ hơn, bao gồm những ca tử vong tại viện dưỡng lão.
Trong ngày 25/4, Pháp có thêm 369 ca tử vong do nhiễm virus SARS-CoV-2, thấp hơn so với những ngày trước đó. Kể từ khi bắt đầu bùng phát hồi tháng 3 đến nay, số ca tử vong do COVID-19 tại Pháp đã lên tới 22.614 người. Cùng ngày, Bộ trưởng Y tế Olivier Véran cho biết Pháp đang thực hiện hơn 50.000 xét nghiệm/ngày trên toàn quốc. Mục tiêu là đạt từ 500.000 đến 700.000 xét nghiệm/tuần kể từ thời điểm lệnh phong tỏa được dỡ bỏ dần dần, dự kiến vào ngày 11/5.
Nga có gần 6.000 ca nhiễm mới
Trung tâm ứng phó khủng hoảng COVID-19 của Nga ngày 25/4 cho biết, nước này ghi nhận 5.966 ca mắc mới trong 24 giờ qua, nâng tổng số ca COVID-19 tại nước này lên con số 74.588. Nga cũng ghi nhận thêm 66 ca tử vong vì COVID-19, nâng tổng số người chết trong đại dịch lên 681.
Thủ đô Moscow là khu vực ảnh hưởng nặng nề nhất do đại dịch Covid-19, với 2.612 ca mắc mới, nâng tổng số ca mắc lên 39.509. Hội Y tế Thế thế giới tại Moscow ngày 24/4 cho biết có tới 1/10 dân số thủ đô có thể đã bị mắc COVID-19.
Các nước châu Á
Hàn Quốc sử dụng vòng tay điện tử để giám sát cách ly
Ngày 25/4, Hàn Quốc tiếp tục ghi nhận ngày thứ hai không có ca tử vong do mắc COVID-19, trong khi tỷ lệ khỏi bệnh đạt trên 80%.
Số liệu thống kê của Cơ quan Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hàn Quốc (KCDC) cho biết trong ngày 25/4, nước này chỉ có 10 ca nhiễm mới (chủ yếu là từ nước ngoài), nâng số ca nhiễm COVID-19 ở Hàn Quốc đã lên 10.718 người. Số ca tử vong vẫn là 240, trong đó trên 50% là bệnh nhân trên 80 tuổi và có ít nhất 1 bệnh nền từ trước. Số ca được điều trị khỏi hoàn toàn tăng thêm 134 người, nâng tổng số ca được xuất viện lên 8.635 người, chiếm 80,5%. Hàn Quốc hiện có 1.023 ca nhiễm bệnh từ nước ngoài nhập cảnh.
Trung Quốc
Chưa đầy 1 tháng, từ 1 ca bệnh không được phát hiện kịp thời trở về từ nước ngoài ở thành phố Cáp Nhĩ Tân, Trung Quốc đã có thêm 83 ca COVID-19. Đến nay, dịch COVID-19 không chỉ bùng phát ở Hắc Long Giang mà còn lan sang 2 địa phương khác là Liêu Ninh và Nội Mông Cổ. Mặc dù Vũ Hán đã dỡ bỏ phong tỏa, song những ngày qua, Trung Quốc lại có thêm 2 thành phố và 1 huyện phải phong tỏa do bùng phát các cụm dịch trong nước và nhập cảnh.
Nhật Bản ghi nhận các cụm lây nhiễm lớn trong Trung tâm Ung thư Hokkaido với 57 người dương tính với SARS-CoV-2 kể từ ngày 16/4. Các nhóm siêu lây nhiễm khác tại Tokyo gồm có Bệnh viện Eijju với ít nhất 24 ca tử vong trong số 187 ca mắc COVID-19 và Bệnh viện Nakano Egota với ít nhất 92 ca. Đến nay, Nhật Bản ghi nhận 13.231 ca mắc và 360 trường hợp tử vong vì dịch bệnh này, vượt cả số ca mắc và số ca tử vong so với Hàn Quốc.Trong khi đó, Nhật Bản đang đối mặt với làn sóng lây nhiễm dịch COVID-19 đang tấn công vào các bệnh viện giữa bối cảnh nước này vẫn chưa xử lý xong ổ dịch trên một du thuyền mới.
Các nước Đông Nam Á
Dịch COVID-19 tại Đông Nam Á diễn biến phức tạp, nhất là tại Singapore. Với những thách thức trong việc xử lý các ca mắc từ những lao động nước ngoài trong các khu ký túc đông đúc, Singapore hiện ghi nhận 12.693 ca mắc COVID-19 và 12 ca tử vong vì dịch bệnh này. Hiện số ca nhiễm COVID-19 tại Singapore chiếm 33% tổng số ca của khu vực.
Indonesia và Philippines đều ghi nhận số ca mắc COVID-19 mới trong 24 giờ ở mức 3 con số. Indonesia ghi nhận thêm 396 ca dương tính với SARS-CoV-2, nâng tổng số ca bệnh tại nước này lên 8.607 với 720 ca tử vong.
Philippines có thêm 102 ca mắc mới, nâng tổng số ca COVID-19 lên 7.294 với 494 trường hợp tử vong.
Theo Thứ trưởng Y tế Philippines Maria Rosario Vergeire, số nhân viên y tế mắc COVID-19 ở Philippines đã lên đến 1.101 người. Trong số các nhân viên y tế nhiễm virus SARS-CoV-2 có 434 bác sĩ, 400 y tá, 55 trợ lý điều dưỡng, 32 kỹ thuật viên y tế, và 21 kỹ thuật viên X-quang. Cũng theo bà Vergeire, 26 nhân viên y tế đã thiệt mạng vì COVID-19, gồm 20 bác sĩ và 6 y tá.
Tại Malaysia, nhà chức trách thông báo thêm 51 ca mắc và 2 ca tử vong. Theo đó, tổng số ca mắc được xác nhận ở quốc gia Đông Nam Á này hiện là 5.742 ca, trong đó 98 người tử vong, 3.762 bệnh nhân đã bình phục và 36 người đang bệnh nặng.
Thái Lan đã có số ca lây nhiễm virus SARS-CoV-2 gia tăng trở lại trong vòng 24h qua, với 53 ca mới được xác nhận trong ngày 25/4, nâng tổng số bệnh nhân mắc COVID-19 lên 2.907 người. Trong số các ca lây nhiễm mới được ghi nhận có 42 lao động nhập cư ở Songkhla. Thái Lan cũng xác nhận thêm một bệnh nhân COVID-19 thiệt mạng, nâng tổng số ca tử vong lên 51 người.