Hà Nội: Thêm 6 quận chuyển thành màu cam, có thể dừng hoạt động thiết yếu

Bảo Anh. - Ngày 25/12/2021 14:30 PM (GMT+7)

Hiện theo đánh giá, Hà Nội có 8 quận ở cấp độ 3 - màu cam - nguy cơ cao về dịch COVID-19 (tăng thêm 6 quận) so với lần đánh giá cách đây một tuần.

11 diễn biến

Hà Nội: 6 quận chuyển thành màu cam, có thể dừng hoạt động thiết yếu

Hà Nội vừa có thông báo về cấp độ dịch trong phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn thành phố.

Theo đó, thành phố vẫn ở cấp độ 2 - màu vàng - nguy cơ trung bình về dịch COVID-19. Tuy nhiên, có 8 quận được đánh giá ở cấp độ 3 - màu cam - nguy cơ cao về dịch COVID-19, tăng thêm 6 quận so với lần đánh giá cách đây một tuần. Thành phố chỉ còn duy nhất huyện Phúc Thọ ở cấp độ 1 - màu xanh. 21 quận, huyện còn lại ở cấp độ 2 - màu vàng - nguy cơ trung bình.

Cụ thể, các quận ở cấp độ 3 gồm: Ba Đình, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hoàng Mai, Long Biên, Nam Từ Liêm, Tây Hồ.

Cũng theo đánh giá, thành phố có 67 xã, phường ở cấp độ 3 (tăng 42); 116 xã, phường ở cấp độ 2 và 396 xã, phường ở cấp độ 1.

67 xã, phường này thuộc các quận, huyện: Ba Đình, Đống Đa, Gia Lâm, Hà Đông, Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hoàng Mai, Long Biên Nam Từ Liêm, Tây Hồ, Thanh Trì, Thường Tín, Ứng Hoà.

Cụ thể gồm các phường Quán Thánh, Đội Cấn, Cống Vị, Trúc Bạch, Phúc Xá, Kim Mã, Liễu Giai, Thành Công, Giảng Võ (quận Ba Đình); phường Văn Miếu, Khâm Thiên, Trung Phụng, Quốc Tử Giám, Khương Thượng, Kim Liên, Ô Chợ Dừa, Hàng Bột, Phương Liên, Quang Trung, Thổ Quan (quận Đống Đa); xã Đa Tốn (huyện Gia Lâm); phường Yên Nghĩa, Dương Nội, Biên Giang (quận Hà Đông);

Phường Đống Mác, Phố Huế, Vĩnh Tuy, Cầu Dền, Thanh Lương, Phạm Đình Hổ, Trương Định, Thanh Nhàn, Bạch Đằng, Lê Đại Hành, Minh Khai, Đồng Nhân (quận Hai Bà Trưng); phường Hàng Đào, Cửa Đông, Cửa Nam, Phúc Tân (quận Hoàn Kiếm);

Phường Thanh Trì, Tân Mai, Tương Mai, Lĩnh Nam, Trần Phú, Vĩnh Hưng, Mai Động, Yên Sở, Đại Kim, Thịnh Liệt, Giáp Bát, Định Công (quận Hoàng Mai); phường Ngọc Lâm, Gia Thuỵ, Phúc Đồng (Long Biên); phường Tây Mỗ, Mễ Trì (Nam Từ Liêm); phường Quảng An, Thuỵ Khuê, Xuân La, Yên Phụ, Bưởi (quận Tây Hồ); xã Đại Áng, Tứ Hiệp, Tân Triều (huyện Thanh Trì); xã Văn Bình (huyện Thường Tín); xã Sơn Công (huyện Ứng Hoà). 

Dự kiến, 6 quận mới được xác định là vùng 3 ở Hà Nội sẽ có quyết định điều chỉnh các hoạt động dịch vụ thiết yếu trên địa bàn phù hợp với cấp độ dịch. Trước đó, 2 quận Đống Đa, Hai Bà Trưng và các phường ở cấp độ 3 ở lần đánh giá cấp độ dịch trước cũng đã dừng các hoạt động không thiết yếu, yêu cầu chỉ bán hàng ăn uống mang về, dừng các hoạt động tập trung đông người, thể thao ngoài trời để phòng, chống dịch. 42 địa bàn xã, phường vừa được công bố tăng cấp độ dịch lên mức độ 3 cũng sẽ có các quyết định tương tự.

Trao đổi với phóng viên Tiền Phong, đại diện lãnh đạo quận Hoàn Kiếm cho biết, đơn vị đang triển khai các văn bản quy định phù hợp với cấp độ dịch ở mức 3 trên địa bàn. 

Cộng dồn đến ngày 24/12, trong đợt dịch 4 (từ ngày 29/4/2021), Hà Nội ghi nhận 35.643 ca mắc COVID-19, trong đó số mắc ghi nhận ngoài cộng đồng 12.990 ca, số mắc là người đã được cách ly 22.653 ca.

Nguồn: https://tienphong.vn/ha-noi-6-quan-chuyen-thanh-mau-cam-co-the-dung-hoat-dong-thiet-yeu...

Quán phở nổi tiếng Hà Nội ở vùng cam "lách luật", bê phở sang "vùng vàng" bán cho khách

Sáng 25/12, quán phở Thìn ở phố Lò Đúc, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội tất bật nhân viên phục vụ. Tại đây thuộc "vùng cam – vùng nguy cơ cao" chỉ được phép phục vụ bán mang về. 

Tuy nhiên, thay vì vậy, trước nhu cầu của thực khách, nhân viên quán phở đã hướng dẫn khách sang quán cà phê ở phố Hàm Long, phường Phan Chu Trinh cách đó không xa sẽ có nhân viên phục vụ.

Nhân viên quán phở Thìn tất bật bê đồ cho khách từ phố Lò Đúc (quận Hai Bà Trưng) sang phố Hàm Long (quận Hoàn Kiếm) sáng ngày 25/12. Ảnh: Gia Khiêm

Nhân viên quán phở Thìn tất bật bê đồ cho khách từ phố Lò Đúc (quận Hai Bà Trưng) sang phố Hàm Long (quận Hoàn Kiếm) sáng ngày 25/12. Ảnh: Gia Khiêm

Cứ thế từng tốp khách gửi xe, đi bộ sang quán cà phê ngồi. Ít phút sau nhân viên quán phở tất bật bê sang phục vụ tận nơi cho khách. Khách hàng đông nườm nượp trong khoảng thời gian từ 7h30 đến 8h30 sáng. Nhân viên quán phở liên tục lau dọn bàn ghế ở quán cà phê đón khách. Có lúc khách ngồi tràn ra ngoài vỉa hè quán cà phê ăn phở.

Nhân viên quán phở hoạt động hết công suất phục vụ khách. Ảnh: Gia Khiêm

Nhân viên quán phở hoạt động hết công suất phục vụ khách. Ảnh: Gia Khiêm

Trao đổi với PV Dân Việt, một người lái xe ôm đứng tại ngã tư Lò Đúc – Hàm Long chia sẻ, việc cấm vùng cam, người dân sang vùng vàng sẽ có nhiều bất cập, như vậy sẽ khó trong kiểm soát dịch bệnh.

Clip nhân viên quán phở tất bật di chuyển từ "vùng cam" sang "vùng vàng" phục vụ khách. Clip: Gia Khiêm

"Tôi nghĩ chính quyền cần có biện pháp thay đổi hoặc nếu thực hiện phải nghiêm chứ giờ nếu dừng bán ăn tại chỗ ở quận Hai Bà Trưng nhưng người dân sang quận Hoàn Kiếm hay các quận giáp ranh ăn uống cũng khó giải quyết được vấn đề", người này cho hay.

Quán phở nổi tiếng đông khách ở phố Lò Đúc. Ảnh: Gia Khiêm

Quán phở nổi tiếng đông khách ở phố Lò Đúc. Ảnh: Gia Khiêm

Nhân viên quán phở hướng dẫn khách di chuyển từ vùng cam sang vùng vàng ăn phở. Ảnh: Gia Khiêm

Nhân viên quán phở hướng dẫn khách di chuyển từ "vùng cam" sang "vùng vàng" ăn phở. Ảnh: Gia Khiêm

Lý giải về việc bê phở từ "vùng cam" sang "vùng vàng" bán cho khách, trao đổi với PV Dân Việt, bà Nguyễn Quý Minh (65 tuổi, chủ quán phở Thìn ở phố Lò Đúc) trải lòng, do dịch bệnh khó khăn, quận Hai Bà Trưng yêu cầu bán mang về nên quán đã nhờ địa điểm quán cà phê ở phường Hoàn Kiếm cách đó khoảng 100m để phục vụ khách hàng.

Hà Nội: Thêm 6 quận chuyển thành màu cam, có thể dừng hoạt động thiết yếu - 5

Bà Nguyễn Quý Minh (65 tuổi, chủ quán phở Thìn ở phố Lò Đúc) trải lòng, do dịch bệnh khó khăn, quận Hai Bà Trưng yêu cầu bán mang về nên quán đã nhờ địa điểm quán cà phê ở phường Hoàn Kiếm cách đó khoảng 100m để phục vụ khách hàng. Ảnh: Gia Khiêm

"Kể từ khi dịch Covid-19 bùng phát, việc kinh doanh gặp nhiều khó khăn, khách hàng vắng hơn trước trong khi đó gánh nhiều khoản tiền lương nhân viên, thuê cửa hàng, thuế… Vì cuộc sống, vì tất cả nhân viên, chúng tôi chúng tôi vẫn phải cố gắng", bà Minh thông tin.

Khoảng hơn 8 giờ sáng khách đông nườm nượp. Ảnh: Gia Khiêm

Khoảng hơn 8 giờ sáng khách đông nườm nượp. Ảnh: Gia Khiêm

Nêu ý kiến về việc đảm bảo giãn cách cho khách, bà Minh cho hay, cửa hàng sẽ có biện pháp đặt vách ngăn, khi đông chỉ phục vụ mang về.

Nhiều thượng đế bê đĩa quẩy sang vùng vàng chờ ăn phở. Ảnh: Gia Khiêm

Nhiều "thượng đế" bê đĩa quẩy sang "vùng vàng" chờ ăn phở. Ảnh: Gia Khiêm

Sau khi nắm được thông tin PV Dân Việt trực tiếp phản ánh, lãnh đạo quận Hoàn Kiếm cho biết đã yêu cầu Công an phường Phan Chu Trinh trực tiếp kiểm tra. Tại đây, do khách ngồi lấn chiếm vỉa hè nên lực lượng công an đã trực tiếp nhắc nhở quán thu dọn bàn ghế. Bên cạnh đó, yêu cầu quán cà phê đảm bảo giãn cách phòng chống dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp.

Công an phường Phan Chu Trinh, quận Hoàn Kiếm sau khi nhận phản ánh của PV Dân Việt đã trực tiếp đến yêu cầu quán cà phê thu gọn bàn ghế lấn chiếm vỉa hè. Ảnh: Gia Khiêm

Công an phường Phan Chu Trinh, quận Hoàn Kiếm sau khi nhận phản ánh của PV Dân Việt đã trực tiếp đến yêu cầu quán cà phê thu gọn bàn ghế lấn chiếm vỉa hè. Ảnh: Gia Khiêm

Trước tình hình dịch Covid-19 phức tạp, số ca mắc tăng mạnh mới đây hai quận Đống Đa, Hai Bà Trưng, 5 phường thuộc quận Hoàn Kiếm (gồm Hàng Gai, Hàng Đào, Hàng Bạc, Đồng Xuân, Cửa Đông), 2 phường thuộc quận Tây Hồ (Yên Phụ và Quảng An) Hà Nội đã quyết định dừng bán hàng tại chỗ, chỉ bán mang về.

Bên cạnh đó, những khu vực này cũng yêu cầu hạn chế tổ chức các cuộc họp, hội nghị đông người chưa cần thiết, khuyến khích họp trực tuyến và sử dụng công nghệ thông tin. 

Các đơn vị căn cứ số lượng công việc và mức độ lây lan dịch bệnh để tổ chức phương án làm việc phù hợp, khuyến khích bố trí người lao động làm việc luân phiên (trừ lực lượng vũ trang, y tế). Người dân được khuyến cáo không ra khỏi nhà khi không cần thiết; không tập trung đông người.

Những ngày gần đây Hà Nội cũng liên tục đứng đầu cả nước về số ca mắc Covid-19. Như ngày 24/12 toàn thành phố ghi nhận 1.834 ca mắc. Cộng dồn số mắc tại Hà Nội trong đợt dịch 4 (từ ngày 29/4/2021): 35.643 ca trong đó số mắc ghi nhận ngoài cộng đồng 12.990 ca, số mắc là đối tượng đã được cách ly 22.653 ca.

Nguồn: https://danviet.vn/bi-hai-quan-pho-noi-tieng-ha-noi-o-vung-cam-lach-luat-be-pho-sang-vu...

Thông báo mới về cấp độ dịch COVID-19 trên địa bàn TP.HCM

Ngày 25/12, UBND TP.HCM thông báo kết quả đánh giá cấp độ dịch COVID-19 trên địa bàn thành phố tính đến 23/12.

Đối với cấp thành phố, nguy cơ dịch TP.HCM duy trì cấp độ 2.

Tại 22 quận, huyện và TP Thủ Đức có 9 địa phương đạt cấp độ 1 (vùng xanh - nguy cơ thấp), 13 đơn vị đạt cấp độ 2 (vùng vàng - nguy cơ trung bình), không có địa phương nào ở cấp độ 3 (vùng cam).

9 địa phương có dịch ở cấp độ 1 gồm: quận 3, 6, 7, 8, Bình Tân, Tân Phú, huyện Cần Giờ, Hóc Môn và Củ Chi. 13 đơn vị ở cấp độ 2 gồm quận 1, 4, 5, 10, 11, 12, Bình Thạnh, Gò Vấp, Phú Nhuận, Tân Bình, huyện Nhà Bè, Bình Chánh và TP Thủ Đức.

Đối với 312 phường, xã, thị trấn có 160 đơn vị đạt cấp 1, 139 địa phương cấp 2 và 13 đơn vị cấp 3. Không có địa phương dịch cấp độ 4.

So với tuần trước, có 2 địa phương tăng cấp độ dịch là quận Tân Bình, huyện Bình Chánh (từ cấp 1 lên cấp 2); 2 đơn vị giảm cấp độ dịch là quận Bình Tân (từ cấp 2 xuống cấp 1) và quận 10 (từ cấp 3 xuống cấp 2).

Cụ thể về các tiêu chí đánh giá cấp độ dịch, thống kê của TP.HCM cho thấy số ca mắc mới trong cộng đồng/100.000 người/tuần là 71. Do đó, tiêu chí 1 đạt cấp độ 3 (50 - <150).

Tính đến ngày 23/12, tỷ lệ người từ 18 tuổi trở lên được tiêm 1 mũi vắc xin ngừa COVID-19 trên địa bàn thành phố đạt 100%; tỷ lệ người từ 50 tuổi trở lên đã tiêm 2 liều vắc xin là trên 100%.

Thành phố đã có kế hoạch thiết lập cơ sở thu dung, điều trị và kế hoach bảo đảm số giường hồi sức cấp cứu (ICU) tại các cơ sở khám, chữa bệnh trực thuộc tỉnh, thành phố (bao gồm cả y tế tư nhân) sẵn sàng đáp ứng tình hình dịch ở cấp độ 4. Các quận, huyện và TP Thủ Đức xây dựng kế hoạch thiết lập trạm y tế lưu động, tổ chức chăm sóc F0 tại cộng đồng và có kế hoạch cung cấp oxy y tế cho các trạm y tế khi có dịch xảy ra.

Nguồn: https://tcdulichtphcm.vn/chuyen-dong/thong-bao-moi-ve-cap-do-dich-covid-19-tren-dia-ban...

98% ca mắc Covid-19 không triệu chứng, Đà Nẵng hướng đến điều trị F0 tại nhà diện rộng

Bà Thi Thị Lệ Huệ - Phó trưởng Khoa kiểm soát bệnh tật và HIV/AIDS huyện Hòa Vang, người tham gia trực tiếp điều trị F0 tại nhà cho biết, điều kiện về cơ sở vật chất tại nơi F0 cách ly, chăm sóc, điều trị tại nhà là nhà ở riêng lẻ. Nhà ở phải có phòng cách ly điều trị riêng và tách biệt với khu sinh hoạt chung của gia đình...

Các y, bác sĩ làm việc tại trạm y tế lưu động sẽ sàng lọc những bệnh nhân thể nhẹ để giữ lại điều trị theo phác đồ. Những trường hợp bệnh nặng hoặc có bệnh lý nền sẽ được chuyển lên bệnh viện tuyến trên chữa trị.

"Trong 2 ngày đầu, nhân viên y tế sẽ đến nhà đưa thuốc cho bệnh nhân, hỗ trợ nhiệt kế, máy đo SPO2 để theo dõi sức khỏe hằng ngày. Các bệnh nhân cũng được hướng dẫn khai báo y tế hằng ngày. Việc điều trị tại nhà giúp tâm lý của bệnh nhân thoải mái rất nhiều, từ đó bệnh nhân cũng nhanh khỏi bệnh hơn", Phó trưởng Khoa kiểm soát bệnh tật và HIV/AIDS huyện Hòa Vang Thi Thị Lệ Huệ chia sẻ.

Tại quận Liên Chiểu cũng đã lập sẵn 10 trạm y tế lưu động trên địa bàn 5 phường, khi TP mở rộng điều trị điều trị F0 tại nhà thì sẽ sẵn sàng kích hoạt.

Hiện nay, quận đang chọn trạm y tế lưu động ở phường Hòa Hiệp Bắc với đầy đủ cơ sở vật chất, nhân lực phục vụ để thực hiện thí điểm điều trị F0.

Ông Hoàng Tâm - Trạm trưởng trạm Y tế lưu động Phường Hòa Hiệp Bắc cho biết, các điều kiện quan trọng để F0 điều trị tại nhà là người trên 18 tuổi, không có bệnh nền, không có triệu chứng và điều kiện gia đình đảm bảo.

Theo ông Tâm, việc điều trị F0 tại nhà sẽ giúp giảm tải cho tuyến trên, bên cạnh đó tâm lý người bệnh cũng quan trọng khi điều trị tại nhà sẽ thoải mái hơn.

"Qua thời gian thí điểm, tôi thấy F0 không có triệu chứng nên điều trị tại nhà là tốt nhất. Khi nhân viên y tế và người nhà hợp tác tốt thì quá trình điều trị luôn thuận lợi", vị này nói thêm.

Liên quan đến vấn đề này, Phó Giám đốc Sở Y tế Đà Nẵng Trương Văn Trình hay, hiện nay Sở đang trình UBND TP để điều trị F0 tại nhà. Qua thời gian triển khai thí điểm cho thấy cách làm này sẽ giảm tải cho các cơ sở điều trị F0 trên địa bàn, giảm bớt nhân lực và người bệnh cảm thấy thoải mái hơn.

Phó chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng Ngô Thị Kim Yến cho hay, TP đã yêu cầu Sở Y tế báo cáo về kết quả thí điểm điều trị F0 tại nhà trong thời gian qua. Đồng thời tham mưu ngay cho TP để triển khai trên diện rộng, với tỉ lệ cao.

"Hiện nay 98% bệnh nhân Covid-19 trên địa bàn không có triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ, nên chúng ta phải phấn đấu đạt tỷ lệ điều trị F0 tại nhà trong giai đoạn đầu từ 50-70%", bà Yến cho hay.

Phó Chủ tịch Đà Nẵng cũng yêu cầu các đơn vị chức năng có hướng dẫn cụ thể về các vấn đề liên quan khi triển khai điều trị F0 tại nhà trên diện rộng như chế độ cho lực lượng tham gia, xử lý rác thải… Riêng Sở Y tế phải điều chỉnh lại sổ tay điều trị F0 tại nhà để triển khai cho các đơn vị thuận lợi hơn.

Nguồn: https://danviet.vn/98-ca-mac-covid-19-khong-trieu-chung-da-nang-huong-den-dieu-tri-f0-t...

Gia Lai ghi nhận 152 trường hợp dương tính mới với SARS-CoV-2

Ngày 25/12, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 của tỉnh Gia Lai thông tin, từ ngày 24/12 đến 10h ngày 25/12, tỉnh lấy mẫu xét nghiệm cho 3.922 người. Tổng số mẫu nghi ngờ lấy lại mẫu 126 mẫu của 420 người; ghi nhận 152 trường hợp dương tính mới với SARS-CoV-2.

Tính từ ngày 26/4 đến 20 h ngày 25/12, trên địa bàn tỉnh ghi nhận 6.763 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2(đã có 16 ca tử vong). Riêng số trường hợp đi từ vùng dịch về từ ngày 1/10 đến ngày 25/12 phát hiện dương tính với SARS-CoV-2 là 1.651 ca (1.515 ca dương tính mới và 136 ca tái dương tính).

Hiện nay có 1.520 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2 đang điều trị tại 3 Bệnh viện dã chiến; Khoa Nhiệt đới Bệnh viện Đa khoa tỉnh; Bệnh viện 331; Bệnh viện Lao phổi; Bệnh viện Y học cổ truyền - Phục hồi chức năng và Trung tâm Y tế các huyện, thị xã, thành phố tỉnh Gia Lai. 

Từ 8h ngày 23/12 đến 6h ngày 25/12,  tại các cơ sở cách ly do quân đội quản lý tiếp nhận 12 công dân; hiện có 805 công dân đang cách ly tập trung tại 20 cơ sở trên địa bàn tỉnh Gia Lai (trong đó, có 3 phụ nữ mang thai, 128 trẻ em; có 20 người nhập cảnh).

Dự kiến trong ngày 25/11, sẽ có 134 công dân hoàn thành cách ly tập trung, đăng ký theo dõi sức khỏe tại nhà/nơi cư trú. Ngoài ra còn có 96 người đang cách ly tại 5 khách sạn trên địa bàn Tp.Pleiku.

​Theo Ban Chỉ đạo, triển khai thực hiện Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 1/7/2021, của Chính phủ, Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg ngày 07/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ; Nghị quyết 116/NQ-CP ngày 24/9/2021 của Chính phủ, Quyết định số 28/2021/QĐ-TTg ngày 01/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 441/QĐ-UBND ngày 25/7/2021 của UBND tỉnh, tính đến hết ngày 24/12/20221, tỉnh Gia Lai đã chi trả cho các đối tượng đúng quy định với tổng số tiền là 187.615.203.341đồng.

​Tỉnh Gia Lai đã và đang rất khẩn trương, quyết liệt thực hiện công tác phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh. Đề nghị người dân hạn chế ra ngoài tỉnh nếu không thật sự cần thiết; khi phát hiện người đi từ vùng dịch về, người nhập cảnh vào địa phương... phải kịp thời thông báo cho chính quyền để kiểm tra.

Hiện nay đã xuất hiện nhiều ca trong cộng đồng chưa rõ nguồn lây; đã có biểu hiện tâm lý chủ quan của người dân, có tình trạng không tuân thủ quy định 5K; rất dễ xảy ra việc lây lan bùng phát dịch.

Do đó, đề nghị người dân luôn nâng cao cảnh giác nhưng không hoang mang, lo lắng; tích cực đồng hành và thực hiện tốt các giải pháp phòng, chống dịch Covid-19 của tỉnh. 

Nguồn: https://www.nguoiduatin.vn/gia-lai-ghi-nhan-152-truong-hop-duong-tinh-moi-voi-sars-cov-...

Ghi nhận thêm 241 ca mới, Khánh Hòa vượt 29.000 ca nhiễm Covid-19

Sáng 25/12, theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Khánh Hòa, tỉnh này có thêm 732 bệnh nhân mắc Covid-19 được các y bác sĩ của các bệnh viện dã chiến và chăm sóc sức khỏe tại nhà điều trị khỏi bệnh. Như vậy, số bệnh nhân xuất viện từ ngày 22/7 đến nay là 21.108 ca, chiếm gần 72,4% số ca mắc.

Cũng theo báo cáo, từ 17h ngày 24/12 đến 7h ngày 25/12, tỉnh Khánh Hòa ghi nhận thêm 241 trường hợp dương tính mới với SARS-CoV-2.

Hà Nội: Thêm 6 quận chuyển thành màu cam, có thể dừng hoạt động thiết yếu - 9

Các ca bệnh được ghi nhận tại Tp.Nha Trang 105 ca, Tp.Cam Ranh 6 ca, thị xã Ninh Hòa 37 ca, huyện Vạn Ninh 9 ca, huyện Diên Khánh 27 ca, huyện Cam Lâm 46 ca và huyện Khánh Vĩnh 11 ca.

Trong đó, 35 trường hợp ghi nhận trong cộng đồng tại huyện Cam Lâm (xã Cam Hải Đông 1 ca), huyện Khánh Vĩnh (xã Khánh Trung 1 ca, xã Khánh Hiệp 2 ca, xã Khánh Nam 4 ca, thị trấn Khánh Vĩnh 3 ca), thị xã Ninh Hòa (xã Ninh An 3 ca, phường Ninh Hà 2 ca, phường Ninh Hiệp 6 ca, xã Ninh Ích 3 ca, xã Ninh Lộc 1 ca, xã Ninh Phú 2 ca, xã Ninh Phụng 3 ca), huyện Vạn Ninh (xã Vạn Hưng 2 ca, xã Vạn Lương 1 ca, xã Vạn Thắng 1 ca).

Cùng với đó là 180 trường hợp cách ly tại nhà,  15 trường hợp ghi nhận trong khu cách ly y tế tại dân cư và 11 trường hợp ghi nhận trong khu cách ly tập trung.

Liên quan đến các trường hợp dương tính mới, ngành y tế và cơ quan chức năng tỉnh Khánh Hòa đã truy vết, cách ly 111 F1 và 51 F2.

Như vậy, từ ngày 23/6 đến 7h ngày 25/12, toàn tỉnh  Khánh Hòa ghi nhận 29.166 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2. Có 8/9 huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh ghi nhận có ca mắc Covid-19.

Trong đó, nhiều nhất là Tp.Nha Trang với 14.331 trường hợp, tiếp đến là thị xã Ninh Hòa với 5.284 trường hợp, huyện Diên Khánh 3.262 trường hợp, Tp.Cam Ranh 1.977 trường hợp, huyện Cam Lâm 1.712 trường hợp, huyện Vạn Ninh 1.394 trường hợp, huyện Khánh Sơn 698 trường hợp và huyện Khánh Vĩnh 508 trường hợp.

Toàn tỉnh đã truy vết 32.679 F1 và 22.340 F2, thực hiện lấy 1.170.543 mẫu xét nghiệm RT-PCR và 5.633.892 mẫu test nhanh kháng nguyên.

Theo CDC Khánh Hòa, tỉnh này có thêm 3 ca tử vong liên quan đến Covid-19. Như vậy, số ca tử vong cộng dồn từ ngày 20/7 đến nay là 154 ca. Số bệnh nhân đang điều trị là 7.904 người.

Về công tác triển khai tiêm vắc-xin phòng Covid-19 cho trẻ từ 12 đến 17 tuổi, đến nay đã có 110.989 trẻ tiêm mũi 1 (tỉ lệ 97,12 %), 89.668 trẻ tiêm mũi 2 (tỉ lệ 78,47%).

Theo đánh giá của Ban Chỉ đạo phong trào “Toàn dân tham gia xây dựng địa bàn an toàn trong phòng, chống Covid-19”, đến chiều ngày 24/12, trong toàn tỉnh có 534 thôn, tổ dân phố bình thường mới - “vùng xanh”; 115 thôn, tổ dân phố nguy cơ - “vùng vàng”; 121 thôn, tổ dân phố vùng nguy cơ cao - “vùng cam” và 198 thôn, tổ dân phố nguy cơ rất cao - “vùng đỏ”.

Nguồn: https://www.nguoiduatin.vn/ghi-nhan-them-241-ca-moi-khanh-hoa-vuot-29000-ca-nhiem-covid...

Lo ngại nhiễm COVID-19 từ lái xe đường dài

Ngày 23/12, ở xứ Lạng phát hiện 73 ca nhiễm COVID-19 mới, trong đó có 7 lái xe ô tô đường dài chở hàng nông sản, trái cây từ miền Nam. Thông qua tiếp xúc với họ, địa phương này cũng đã có nhiều cán bộ chức năng nhiễm bệnh.

Hàng ngày, lực lượng chức năng tiếp xúc với lái xe rất dễ lây nhiễm bệnh COVID-19 ảnh: Duy Chiến

Hàng ngày, lực lượng chức năng tiếp xúc với lái xe rất dễ lây nhiễm bệnh COVID-19 ảnh: Duy Chiến

Ông Hoàng Khánh Duy, Phó trưởng ban quản lý Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng- Lạng Sơn cho biết: “Ngay khi vào địa phận tỉnh, các lái xe đường dài được xét nghiệm, test nhanh. Khi phát hiện lái xe dương tính với SARS-CoV-2, ngay lập tức họ được đưa đi cách ly. Xe hàng, nhất là cabin được khử khuẩn và các ngành chức năng liên lạc với chủ hàng để có lái xe thay thế, hàng tiếp tục được di chuyển theo lộ trình bình thường”, ông Duy chia sẻ.

Mặc dù vậy, khi đến các nơi khác để đỗ dừng chờ thông quan như bãi kiểm hóa, khu phi thuế quan, khu trung chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu trên địa bàn biên giới Lạng Sơn, khi kiểm tra y tế lại xuất hiện nhiều lái xe mắc bệnh. Do hàng chục ngày ăn nghỉ, giao tiếp với hàng ngàn người cùng một chỗ, nguy cơ gây nhiễm cộng đồng rất cao.

Bà Đào Thu Lan, Chi cục trưởng Hải quan Tân Thanh (huyện Văn Lãng) cho biết: “Nhiều cán bộ, nhân viên Hải quan Tân Thanh bị lây nhiễm COVID-19. Có đợt có tới 55 người, kể cả lãnh đạo phải thực hiện cách ly y tế. Ngoài việc đảm bảo điều kiện sinh hoạt, làm việc, ổn định tâm lý cho cán bộ, công chức và người lao động thì Hải quan Tân Thanh nỗ lực chủ động thực hiện phương án bố trí nhân sự thay thế cũng như không để giãn đoạn công việc thông thương xuất nhập khẩu hàng hóa qua địa bàn”.

Trung tá Trần Văn Điền, Tổ trưởng tổ kiểm soát bãi trung chuyển Bản Liếp, xã Phú Xá, huyện Cao Lộc cho biết, hàng ngày có 24 cán bộ chiến sỹ thuộc các lực lượng công an, dân quân, trật tự đô thị, y tế làm việc 24/24 giờ. Họ phải làm việc tiếp xúc với hàng nghìn lái xe đường dài rất dễ bị lây nhiễm. Đến nay, đã có 10 cán bộ, chiến sỹ nơi đây bị bệnh COVID-19.

Ông Hồ Tiến Thiệu, Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn chia sẻ: Tỉnh đã có nhiều hình thức tuyên truyền, thông tin bằng nhiều hình thức về các biện pháp phòng, chống dịch đến các chủ hàng, doanh nghiệp, lái xe biết và nghiêm túc thực hiện. Ngành Y tế địa phương bảo đủ nhân lực, trang thiết bị, vật tư y tế cho công tác phòng, chống dịch tại khu vực cửa khẩu. Tổ chức các đội tiêm vắc xin lưu động, kịp thời rà soát và tiến hành tiêm vắc xin cho các trường hợp lái xe, chủ hàng chưa được tiêm hoặc chưa tiêm đủ 2 mũi vắc xin phòng COVID-19.

Nguồn: https://tienphong.vn/lo-ngai-nhiem-covid-19-tu-lai-xe-duong-dai-post1404200.tpo

TPHCM lấy ý kiến mở rộng học sinh đến trường sau 2 tuần thí điểm

Ngày 24/12, Sở GD&ĐT TPHCM đề nghị UBND TP Thủ Đức, các quận, huyện báo cáo kết quả tổ chức học tập trực tiếp 13-25/12. Nội dung gồm tình hình dạy học trực tiếp lớp 9 và 12; số liệu về F0, F1 phát hiện khi học trực tiếp; công tác chuyên môn dạy và học; những thuận lợi, khó khăn gặp phải; kiến nghị, đề xuất về lộ trình thực hiện trong giai đoạn tiếp theo, từ 3/1/2022.

Học sinh TPHCM trở lại trường hôm 13/12

Học sinh TPHCM trở lại trường hôm 13/12

Từ cơ sở này, UBND TP HCM sẽ quyết định lộ trình tổ chức dạy học trực tiếp sắp tới với các khối lớp khác. Riêng khối 9 và 12, học sinh vẫn đến trường học sau ngày 25/12.

Theo ghi nhận của PV, những ngày qua nhiều trường học từ tiểu học đến THPT tại TPHCM đã triển khai lấy ý kiến phụ huynh học sinh.

Trước đó, theo thống kê của Sở GD&ĐT, tỷ lệ học sinh khối 9 và 12 học trực tiếp đến chiều 23/12 là 96%, cao hơn con số phụ huynh đồng ý ban đầu (khoảng 80%).

Cũng trong tuần đầu tiên đi học, có ít nhất 34 F0 là giáo viên, học sinh được ghi nhận tại trường, tất cả được xử lý theo đúng quy trình, không làm xáo trộn việc học.

Nguồn: https://tienphong.vn/tphcm-lay-y-kien-mo-rong-hoc-sinh-den-truong-sau-2-tuan-thi-diem-p...

Hải Dương xuất hiện 6 ca mắc cộng đồng, có trường hợp đến đám sang cát

Hôm nay (24/12), trên địa bàn tỉnh Hải Dương ghi nhận 45 bệnh nhân mắc COVID-19 mới đã được Bộ Y tế đánh mã số ở 7 huyện, 1 thị xã và 2 thành phố. Trong đó có 26 trường hợp F1, 4 ca về từ các tỉnh khác, 7 trường hợp ho sốt, 1 trường hợp khu phong tỏa, 1 ca nhập cảnh và 6 trường hợp cộng đồng. 

Đáng chú ý, trong số những ca mắc trong cộng đồng có trường hợp là vợ chồng và công nhân đến đám sang cát.

Bệnh nhân 1614761 (SN 1993, nữ), trú tại phố Bình Lộc (phường Tân Bình). Hằng ngày, trường hợp này có đưa con đi học tại trường mầm non Vạn Xuân (đường Ngô Quyền).

Từ ngày 18/12 đến 22/12, ca bệnh nhiều lần đi chợ, có mua hàng hóa tại một số quầy ở đường Ngô Quyền, chợ Đông Ngô Quyền và đến công ty may Loan Bình (phường Thanh Bình) lấy mẫu hàng về nhà làm.

Vào 23/12, bệnh nhân có biểu hiện ngứa cổ nên chiều tối cùng ngày, hai vợ chồng đến Bệnh viện trường Đại học Kỹ thuật Y Hải Dương lấy mẫu xét nghiệm cho kết quả nghi ngờ. Tiếp đó, được nhân viên y tế lấy mẫu đơn gửi Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh xét nghiệm PCR và cả 2 vợ chồng có kết quả khẳng định dương tính với SARS-CoV-2.

Bệnh nhân 1614759 (SN 1983, nam), trú tại đội 2, thôn Bồng Lai, xã Ninh Hải (huyện Ninh Giang), hiện làm công nhân chuyền in di động, thuộc Công ty SKYDRAGON (xã Minh Đức, huyện Tứ Kỳ).

Trong 2 ngày (10, 11/12), ca đương tính sáng đi làm tại công ty, tối về nhà; riêng ngày 12/12 nam thanh niên ở nhà không đi đâu. Đến ngày 13/12, trường hợp này có đi đám sang cát người thân ở đội 8 cùng thôn Bồng Lai. Những ngày kế tiếp bệnh nhân sáng đi làm, tối về nhà.

Vào khoảng 15h chiều 21/12, ca dương tính được lấy mẫu chùm xét nghiệm ở công ty (mẫu chùm 10) cho kết quả nghi ngờ. Hôm sau, bệnh nhân đến công ty lấy mẫu xét nghiệm xong về nhà không đi đâu; tiếp đó nhận được thông báo của công ty có kết quả dương tính với SARS - CoV-2. 

Từ thời điểm có  kết quả nghi ngờ, công dân có khai báo với Trạm Y tế xã Ninh Hải, được hướng dẫn cách ly tạm thời tại trạm y và test nhanh cho kết quả dương tính. Hiện tại, bệnh nhân không ho, không sốt và sức khoẻ bình thường.

Nguồn: https://suckhoedoisong.vn/hai-duong-xuat-hien-6-ca-mac-cong-dong-co-truong-hop-den-dam-...

Thừa Thiên Huế thêm 399 ca mắc mới, có 242 ca cộng đồng

Tối 24/12, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, trong ngày ghi nhận thêm 399 ca bệnh khẳng định dương tính SARS-CoV-2 có mã bệnh của Bộ Y tế. Trong đó, cách ly tập trung 5 ca, tại khu phong tỏa 12 ca, F1 đang thực hiện cách ly tại nhà 141 ca và tại cộng đồng 242 ca.

Các ca mắc COVID-19 trong cộng đồng được phát hiện hôm nay nhiều nhất vẫn tại huyện miền núi A Lưới với 71 ca. TP Huế vẫn là địa phương có tổng số ca mắc nhiều nhất trong ngày so với các địa phương khác trên địa bàn với 150 ca.

Theo Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Thừa Thiên Huế, đến nay toàn tỉnh có 10.603 ca F0 có mã bệnh. Tổng số bệnh nhận có mã bệnh điều trị khỏi là 8.723. Tổng số bệnh nhận tử vong là 40 ca, trong đó 37 ca tử vong gio già yếu, lão suy, mắc bệnh nền như tăng huyết áp, đái tháo đường, béo phì, suy tim mạn, suy thận mạn, bệnh phổi tắc nghẽn mạn, ung thư giai đoạn cuối...

Các y, bác sĩ quân y tăng cường lực lượng hỗ trợ lấy mẫu xét nghiệm đối với người dân huyện miền núi A Lưới.

Các y, bác sĩ quân y tăng cường lực lượng hỗ trợ lấy mẫu xét nghiệm đối với người dân huyện miền núi A Lưới.

TP Huế nỗ lực hết tháng 12 hoàn thành tiêm mũi 2 vaccine phòng COVID-19 cho người trên 18 tuổi

Theo UBND TP Huế, vừa qua địa phương đã tiếp tục đẩy nhanh tiến độ tiêm vaccine phòng COVID-19, trong đó có triển khai tiêm tại nhà cho các đối tượng trong diện tiêm nhưng đang không đi lại được. Đến ngày 23/12, lũy kế số người tiêm vaccine COVID-19 ở TP Huế là 663.460 người. Tuy nhiên, vẫn còn tình trạng số lượng F1 thành F0 vẫn còn cao…

Ông Võ Lê Nhật - Chủ tịch UBND TP Huế đề nghị các địa phương hoàn thành việc thành lập tổ y tế lưu động. Triển khai tốt việc cách ly F0 tại nhà theo chỉ đạo của tỉnh. Chú ý và triển khai nghiêm các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, tỉnh và Thành phố Huế về các biện pháp phòng chống dịch COVID-19. Không để tổ chức các hoạt động tập trung đông người thời điểm Giáng sinh đang diễn ra, cũng như dịp Tết dương lịch và Tết Nguyên đán.

"Hết tháng 12 này quyết liệt đạt mục tiêu hoàn thành tiêm mũi 2 cho đối tượng trên 18 tuổi trở lên, thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội", ông Nhật nói.

Nguồn: https://suckhoedoisong.vn/thua-thien-hue-them-399-ca-mac-moi-co-242-ca-cong-dong-169211...

Hải Phòng thêm 351 ca dương tính với SARS-CoV-2, 1 ca tử vong chưa tiêm vaccine

Theo CDC Hải Phòng, trong số 351 ca dương tính SARS-CoV-2 ghi nhận trong ngày hôm nay (24/12), phần lớn được phát hiện qua tự nguyện đi xét nghiệm tại các cơ sở y tế.

Tính đến thời điểm hiện tại, toàn thành phố đã có 5.787 ca F0, hồi phục xuất viện 1.822 ca, công bố khỏi bệnh trong ngày là 133 ca và đang điều trị 3.954 ca.

Cùng ngày, Hải Phòng ghi nhận thêm 1 ca tử vong do COVID-19 là nữ, 81 tuổi ở Đà Nẵng, quận Ngô Quyền, có tiền sử bệnh đái tháo đường và chưa tiêm mũi vaccine nào.

Về số ca F0 ghi nhận hôm nay tại Hải Phòng, cụ thể: 

* 89 ca tại An Dương

- 1 ca bệnh nghi ngờ, 3 trường hợp làm test nhanh dương tính, 44 trường hợp tự đi làm xét nghiệm, còn lại là ca bệnh F1.

* 48 ca tại Lê Chân

- 3 ca bệnh nghi ngờ, 02 trường hợp làm test nhanh dương tính, 20 trường hợp tự đi làm xét nghiệm, còn lại là các trường hợp F1.

* 37 ca tại Hồng Bàng

- 10 ca bệnh nghi ngờ, 01 trường hợp làm test nhanh dương tính, 11 trường hợp tự đi làm xét nghiệm, còn lại là các trường hợp F1.

* 36 ca tại Thủy nguyên

- 1 trường hợp làm test nhanh dương tính, 13 ca bệnh tự đi làm xét nghiệm, còn lại là các trường hợp F1.

* 35 ca tại Vĩnh Bảo

- 1 ca bệnh nghi ngờ, 01 trường hợp làm test nhanh dương tính, 20 trường hợp tự đi làm xét nghiệm, còn lại là các trường hợp F1.

* 26 ca tại Hải An

- 1 trường hợp làm test nhanh dương tính, 4 ca bệnh tự đi làm xét nghiệm, còn lại là các trường hợp F1.

* 19 ca tại Ngô Quyền

- 8 trường hợp tự đi làm xét nghiệm, còn lại là các trường hợp F1.

* 13 ca tại Kiến An gồm 9 trường hợp tự đi làm xét nghiệm, còn lại là các trường hợp F1.

* 9 ca tại Cát Hải có 2 trường hợp làm test nhanh dương tính, còn lại là các trường hợp tự làm xét nghiệm

* 8 ca tại An Lão là các trường hợp tự đi làm xét nghiệm

* 8 ca tại Kiến Thụy trong đó, 1 trường hợp làm test nhanh dương tính, 02 ca bệnh tự đi làm xét nghiệm, còn lại là các trường hợp F1.

*6 ca từ tỉnh khác về và thuyền viên, có 1 trường hợp xin về Hải Dương điều trị, các trường hợp còn lại là thuyền viên lấy mẫu tại thuyền.

*6 ca tại Đồ Sơn trong đó 4 trường hợp tự đi làm xét nghiệm, còn lại là các trường hợp F1.

* 6 ca tại Tiên Lãng có 4 trường hợp tự đi làm xét nghiệm, còn lại là trường hợp F1.

*5 ca tại Dương Kinh có1 trường hợp tự đi làm xét nghiệm, 01 trường hợp còn lại là các trường hợp F1.

Nguồn: https://suckhoedoisong.vn/hai-phong-them-351-ca-duong-tinh-voi-sars-cov-2-1-ca-tu-vong-...

COVID-19 24/12: 144 công nhân trở thành F0, một địa phương ra thông báo khẩn
Tỉnh Thanh Hóa vừa thành lập mới hàng loạt cơ sở thu dung, điều trị cho bệnh nhân nhiễm COVID-19, sau khi địa phương này những ngày qua ghi nhận hàng...

Dịch COVID-19

Bảo Anh. (t/h)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Dịch COVID-19