Cúng ông Công ông Táo Tết Kỷ Hợi theo 4 bước chuẩn và đơn giản nhất

Ngày 24/01/2019 00:08 AM (GMT+7)

Cúng ông Công ông Táo là một phong tục tín ngưỡng quan trọng của người Việt Nam. Đây là những hướng dẫn chi tiết từ chuyên gia phong thủy Nguyễn Phương Nam để bạn có thể làm lễ cúng một cách đơn giản và chính xác nhất.

Video: Chuyên gia phong thủy nói về ngày ông Công ông Táo

Ông táo (Táo quân hay Thổ Công) là vị thần cai quản mọi hoạt động của gia chủ, ông là vị thần quyết định sự may, rủi, phúc họa của cả gia chủ, bên cạnh đó ông còn ngăn cản sự xâm phạm của ma quỷ, giữ bình yên cho gia đình gia chủ. Vì vậy tục cúng ông Táo mang ý nghĩa cầu mong cho sự ấm no, đầy đủ, sau đó mới đến ý nghĩa thờ "thần Bếp" chuyên cai quản việc bếp núc.

Ông Táo về trời sẽ tâu với Ngọc Hoàng về việc làm ăn, cư xử của mỗi gia đình dưới hạ giới. Cá chép là phương tiện để ông Táo cưỡi về trời. Vào ngày này, sau khi cúng lễ xong, các gia đình đều cúng con cá chép rồi đem ra sông hay ra ao...thả. Bởi ngụ ý "cá vượt Vũ môn" hay "cá chép hóa rồng", cá chép mang ý nghĩa biểu tượng cho sự thăng hoa, tinh thần vượt khó, sự kiên trì và bền bỉ để đi tới thành công.

Do vậy hằng năm, cứ đến ngày 23 tháng Chạp, Táo Quân lại cưỡi cá chép bay về trời để trình báo mọi việc xảy ra trong gia đình với Ngọc Hoàng. Cho đến đêm Giao thừa Táo Quân mới trở lại trần gian để tiếp tục công việc coi sóc bếp lửa của mình.

Cúng ông Công ông Táo Tết Kỷ Hợi theo 4 bước chuẩn và đơn giản nhất - 1

Bởi tính chất quan trọng của phong tục tín ngưỡng này, chuyên gia phong thủy Nguyễn Phương Nam đã có những tư vấn để quý độc giả có thể hiểu rõ và thực hiện cúng ông Công ông Táo một cách đầy đủ và đúng đắn nhất.

Thời điểm và địa điểm cúng ông Công ông Táo

Nếu nhà bạn có ban thờ Táo quân (thường đặt gần bếp) thì thắp hương ở ban thờ này. Nếu không có ban thờ Táo quân riêng thì phải thắp hương ở ban thờ thần linh hoặc gia tiên chứ không nên cúng lễ ở bếp vì từ xưa đến nay, ban thờ luôn được coi là "ăng-ten" để giao tiếp giữa hai thế giới âm dương, giữa người trần thế và thần linh.

Thời gian: Lễ cúng ông Táo cần phải được tiến hành trước khi ông Táo bay về trời báo cáo Ngọc Hoàng, tức là trước 12h trưa ngày 23 tháng Chạp. Vì vậy, tùy theo điều kiện thời gian của từng nhà có thể cúng ông Táo  từ ngày 21 tháng Chạp đến trước 12 giờ 23 tháng Chạp vào trưa.

Nơi đặt cá chép: Cá chép được coi là linh vật đưa Táo quân lên trời, vì vậy khi cúng lễ nên đặt cá chép ở gần khu vực thờ cúng. Nếu có ban thờ trong bếp thì đặt ở khu bếp, còn chưa có thì đặt gần ban thờ thần linh trong nhà.

Cúng ông Công ông Táo Tết Kỷ Hợi theo 4 bước chuẩn và đơn giản nhất - 2

Các bước chuẩn bị cúng ông Công ông Táo

Bước 1 : Khấn xin lau dọn bàn thờ

- Trước khi dọn ban thờ, người xưa thường phải tắm rửa sạch sẽ.

-  Chuẩn bị đĩa hoa quả đặt lên.

- Văn khấn xin lau dọn ban thờ như sau:

Nam mô a di Đà Phật! (3 lần)

Con xin tấu lạy 9 phương Trời, 10 phương chư Phật, chư Phật 10 phươngCon xin tấu lạy vua cha Ngọc Hoàng thượng đế, Hoàng thiên hậu thổ, ngũ phương ngũ thổ long mạch thổ thần đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.

Tín chủ con là:……………… Ngụ tại:…………………. Con xin tấu lạy vong linh các cụ gia tiên cửu huyền thất tổ, bà tổ cô và các bà cô các đời, ông mãnh, cô bé đỏ, cậu bé đỏ dòng họ.................................. (họ nhà bạn là gì thì thêm vào) tại……............................ (nhà ở đâu, quê ở đâu thì thêm vào).

Hôm nay là ngày 23 tháng Chạp (hoặc 30 tháng Chạp), con xin phép được bao xái lại bàn thờ gia tiên để cho sạch sẽ để tiễn năm cũ, đón năm mới tới, mong chư vị Phật Thánh, các cụ gia tiên tiền tổ, bà tổ cô, ông mãnh, cô bé đỏ, cậu bé đỏ của họ............................., chấp thuận.

Nam mô a di đà phật (3 lần)

Bước 2 : Lau dọn ban thờ

Cũng là việc dọn dẹp nhưng dọn dẹp bàn thờ hoặc phòng thờ thì lại không hề đơn giản một chút nào. Không chỉ cần làm sạch những vật thờ ở trên bàn thờ mà chúng ta cần phải biết thứ tự và cách làm sạch như thế nào để không làm ảnh hưởng kinh động đến tổ tiên, ông bà hoặc người đã khuất.

- Chuẩn bị một chiếc bàn sạch sẽ bên trên trải giấy đỏ hoặc vải để đặt bài vị, nếu cùng một bàn thờ mà đặt chung bài vị gia tiên với các vị thần thì phải để ra 2 chỗ khác nhau, không được để lẫn lộn.

- Sau khi chờ cho hết nhang thì gia chủ sẽ lau những bài vị của tổ tiên, chú ý phải dùng nước ấm, không được dùng nước lạnh, tốt nhất bạn nên nấu nước thơm để rửa bài vị. Nếu có bài vị của Phật thì lau trước, sau đó thay nước mới để lau bài vị của tổ tiên. Tuyệt đối không làm ngược lại vì như thế được cho là hành động bất kính, mạo phạm tới thần phật do thần phật ở ngôi vị cao hơn. Nếu bạn làm như thế thì tổ tiên sẽ bị chèn ép.

Cúng ông Công ông Táo Tết Kỷ Hợi theo 4 bước chuẩn và đơn giản nhất - 3

- Sau khi lau bài vị của Phật và gia tiên xong mới đến phần dọn bát hương, công việc này cũng rất quan trọng, ngày nay đa phần mọi người đều rút chân hương rồi cầm bát hương đổ hết tro ra ngoài, theo người xưa như vậy rất dễ gây “tán tài”, vì vậy để tránh trường hợp đó gia chủ nên dùng chiếc thìa nhỏ xúc từng thìa gio đổ ra ngoài rồi mới rửa sạch bát hương đặt sang một bên. Sau đó lau sạch mặt bàn thờ gỗ bằng khăn mềm và sạch tốt nhất nên dùng khăn mới

- Khi bát hương khô ráo, nếu là bát hương thờ thần phật thì dùng bảy tờ tiền vàng, bát hương của tổ tiên thì dùng ba tờ tiền vàng đốt hơ quanh, cháy một nửa thì bỏ vào trong, đợi tiền vàng cháy hết thì đổ tro vào một lần và cùng một lúc, như vậy gọi là “ra nhỏ vào lớn”, ý là “tiền ra nhỏ giọt, tiền vào như thác đổ”, gio trong bát hương thể hiện tiền tài, nếu lúc đầu đổ ra hết sau đó múc từng ít một vào thì gọi là “vào nhỏ ra lớn”, tức “tiền ra thì nhiều mà tiền vào thì ít”. Chúng ta có thể sử dụng gio cũ để cho vào bát hương chứ không nhất thiết phải sử dụng gio mới để cho vào.

- Đối với bài vị của Thần Phật và Tổ tiên đã lau sạch lúc trước thì chúng ta lại đặt vào chỗ cũ. Tuy nhiên việc đặt không hề dễ dàng như nhiều người lầm tưởng mà nó rất phức tạp. Trước hết phải chuẩn bị một chiếc lò nhỏ trong có đốt than hoa, đặt dưới bàn thờ khoảng 15 phút, sau đó đốt bảy tờ tiền vàng làm dấu hơ ở bốn hướng trên dưới trái phải, ý là dùng lửa để khai quang, làm sạch, tiền vàng chưa cháy hết thì bỏ vào lò than hoa.

Đốt tiếp bảy tờ tiền vàng làm sạch vị trí muốn đặt tượng/bài vị thần Phật và bát hương sau đó mới đặt các đồ vật vào vị trí cố định. Sau khi đặt xong thì đốt 12 que hương cắm theo thứ tự hướng thời gian, que thứ nhất cắm ở vị trí 1h, khi cắm thì đọc “niên niên thị hảo niên”, tức mỗi năm đều là năm tốt. 

Que thứ hai cắm ở vị trí 2h, khi cắm đọc “nguyệt nguyệt thị hảo nguyệt”, tức mỗi tháng đều là tháng tốt. Cây thứ ba cắm ở vị trí 3h, khi cắm đọc “nhật nhật thị hảo nhật”, tức mỗi ngày đều là ngày tốt. Cây thứ tư cắm ở vị trí 4h, khi cắm đọc “thời thời vị hảo thời”, tức mỗi giờ đều là giờ tốt; cứ tuần tự như vậy cho đến thời điểm vị trí 12h. Các vị trí bài vị, bát hương của tổ tiên và bà tổ cô cũng làm như vậy.

Bước 3: Lễ vật cúng ông Táo 

- Mũ ông Công ba chiếc (hai mũ đàn ông và một mũ đàn bà). Chiếc mũ dành cho các ông Táo thì có hai cánh chuồn; mũ dành cho Táo bà thì không có cánh chuồn. Những mũ này được trang sức với các gương nhỏ hình tròn lóng lánh và những giây kim tuyến màu sắc sặc sỡ. Màu sắc của mũ, áo hay hia ông Công thay đổi hàng năm theo ngũ hành:

+ Năm hành kim thì dùng màu vàng.

+ Năm hành mộc thì dùng màu trắng.

+ Năm hành thủy thì dùng màu xanh.

+ Năm hành hỏa thì dùng màu đỏ.

+ Năm hành thổ thì dùng màu đen.

- Hương, đèn nến, lọ hoa tươi, đĩa ngũ quả tươi. Ba bộ mũ áo, hia hài Táo Quân cùng tiền vàng.

- Cá chép để các ông, bà Táo có phương tiện về chầu trời, ở miền Bắc người ta còn cúng một con cá chép còn sống thả trong chậu nước, ngụ ý "cá hóa long" nghĩa là cá sẽ biến thành Rồng đưa ông Táo về trời. Con cá chép này sẽ được "phóng sinh" (thả ra ao hồ hay ra sông) sau khi cúng. Ở miền Trung, người ta cúng một con ngựa bằng giấy với yên, cương đầy đủ. Miền Nam thì lễ vật đơn giản, họ chỉ cúng mũ, áo và đôi hia bằng giấy.

- Mâm cỗ mặn (với xôi gà, chân giò luộc, các món nấu nấm, măng...) hay lễ chay  (với trầu cau, hoa, quả, giấy vàng, giấy bạc...)

Cúng ông Công ông Táo Tết Kỷ Hợi theo 4 bước chuẩn và đơn giản nhất - 4

Bước 4 : Khấn - Văn khấn ông Táo

Sắp xếp đồ lễ xong xuôi, các bạn tiến hành khấn theo văn khấn ông Công ông Táo.

Sau khi cúng xong thì lại kính lễ 9 lần. Lễ xong đi lùi ba bước mới được quay lưng đi. Chờ nhang cháy 1/3 ta đã có thể mang vàng mã đi hoá cho các vị thần. Hoá xong thì gói tro vào một tờ giấy màu đỏ sạch sẽ, rồi mang cá và tro đi thả ở sông, suối, hay hồ nước có dòng chảy lưu thông. Không nên thả ở những hồ nước bẩn, ao tù.

Thông tin chính thức lịch nghỉ Tết Âm lịch 2019
Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động sẽ có 9 ngày nghỉ Tết Nguyên đán 2019.
H.M
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Ngày ông Công ông Táo