Đặc sản có tên rất lạ, xưa "người nghèo" mới ăn nay người thành phố ưa chuộng vì hương vị lạ, 250.000 đồng/kg

H.A - Ngày 14/12/2024 18:31 PM (GMT+7)

Đây là đặc sản nổi tiếng ở Đồng Tháp, mấy năm nay được người dân bán ra thị trường với giá khá đắt đỏ, khoảng 250.000 đồng/kg.

Thịt trâu gác bếp, thịt bò gác bếp, thịt lợn gác bếp... là đặc sản Tây Bắc vô cùng quen thuộc, nhưng ở Đồng Tháp có một thứ gác bếp mà ít người biết tới, đó là ốc gác bếp. 

Nguyên liệu chính để làm nên món này là con ốc mít. Khi làm món này, người dân Đồng Tháp ưu tiên chọn những chọn con ốc thật bự, không bể, không nát, sau đó sẽ đem rửa cho sạch lớp bùn trên vỏ, cho vào cái giỏ bằng tre và lót trấu. Sau đó người ta sẽ treo nó lên giàn bếp trong nhà, khi nhà bắt đầu nấu cơm thì khói bếp sẽ bay lên và hun chiếc giỏ.

Đặc sản có tên rất lạ, xưa amp;#34;người nghèoamp;#34; mới ăn nay người thành phố ưa chuộng vì hương vị lạ, 250.000 đồng/kg - 1

Ốc sẽ xông khói trong 4 - 5 tháng trong gió đến khi đạt yêu cầu thì được mang xuống, cho ra giỏ, đem chế biến thành nhiều món ăn khác nhau.

Trên thị trường, ốc gác bếp được đóng trong những cái giỏ xinh xắn, bán với giá từ 200.000-250.000 đồng/kg. 

Anh Chính (ở Đồng Tháp) chia sẻ: "Ốc gác bếp thường bị ám khói nên nhiều người đã khéo léo nghĩ ra cách làm cho chúng không khói. Tôi vẫn sử dụng ốc mít làm nguyên liệu chính. Nguồn ốc được thu mua ở các vùng đầu nguồn như An Giang, Đồng Tháp. Bình quân 1 tấn ốc chỉ lựa ra 1/3 đủ tiêu chuẩn để làm ốc gác bếp.

Ốc sau khi rửa sạch, để khô cho ráo nước rồi chuyển vào phòng kín... "ru ngủ". Thời gian ốc chuyển sang trạng thái từ động sang tĩnh khoảng một tuần. Lưu ý là khi xếp ốc không để chúng chồng lên nhau. Để ốc "ngủ", phòng ngủ cần duy trì nhiệt độ từ 35-37 độ, bên dưới lót rơm hút ẩm, môi trường đủ khô ráo".

Đặc sản có tên rất lạ, xưa amp;#34;người nghèoamp;#34; mới ăn nay người thành phố ưa chuộng vì hương vị lạ, 250.000 đồng/kg - 2

Sau thời gian mày mò, anh mới thông thạo được kỹ thuật hong khô "ốc gác bếp" trong phòng kín để con ốc tự rơi vào trạng thái "ngủ". Phương pháp này giúp thịt ốc sạch, loại bỏ bùn dơ, tạp chất. Điều đặc biệt, vỏ ốc sẽ mỏng hơn sau nhiều tháng "ngủ" vùi". 

Anh Chính cho biết mỗi tháng cơ sở của anh tung ra thị trường khoảng 2 tấn ốc gác bếp, mang về nguồn thu đáng kể. 

Trước đây, người dân Đồng Tháp sử dụng ốc gác bếp để chống chọi với những ngày mưa gió, bão lũ. Bây giờ, ốc gác bếp lên đời thành đặc sản nổi tiếng, để đãi khách vào dịp Tết hay đặc biệt, có thể dùng để làm quà tặng biếu. Thông thường, người ta sẽ đem chúng hấp sả để có thể nếm được vị tươi ngon nguyên thủy nhất.

Đặc sản có tên rất lạ, xưa amp;#34;người nghèoamp;#34; mới ăn nay người thành phố ưa chuộng vì hương vị lạ, 250.000 đồng/kg - 3

"Ở quê tôi chắc không ai biết món này có từ khi nào. Nhưng theo những bậc lão làng kể lại, món ăn này xuất phát từ rất lâu, thường vào thời điểm miền Tây mùa lũ rút.

Lúc này nội đồng bắt đầu cạn khô, bà con đi bắt ốc để dành bằng cách treo trên giàn bếp, để đến những tháng khô hay khi nhà có dịp tụ họp mới dùng đến", chị Nhàn (ở Đồng Tháp) kể.

Khi nấu ốc gác bếp, chọn những con ốc mím miệng cạy khó ra, mình ốc có màu xám như đang thiếu nước đem đi rửa sạch để chế biến. Người dân miền Tây luộc ốc với sả, bỏ vào nồi đậy nắp với cọng và lá sả, chờ đến khi ốc há miệng là có thể đem ra thưởng thức.

Đặc sản có tên rất lạ, xưa amp;#34;người nghèoamp;#34; mới ăn nay người thành phố ưa chuộng vì hương vị lạ, 250.000 đồng/kg - 4

Những con ốc đã chín tróc mày, mề ốc vàng, mình ốc trắng mập nhìn rất đẹp. Món này khi luộc chín, lể thịt chấm với nước chấm cơm mẻ sả ớt, ai ăn một lần cũng thích mê.

Đặc sản có tên lạ, xưa dành cho người nghèo nay thành món khoái khẩu dân thành phố tranh nhau mua, 200.000 đồng/kg
Từ món ăn của người nghèo, giờ đây cá bống sao được người thành phố ưa chuộng, mang lại thu nhập cho nhiều người. 

Đặc sản 4 phương

Theo H.A
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Đặc sản 4 phương