Trông khá giống con cua đồng nhưng con đam đồng mình to và dẹt hơn, ngoan hiền không “kẹp” tay ai bao giờ. Từ món ăn ở quê, mấy năm gần đây đam đồng được người dân thành phố săn lùng để thưởng thức.
Con đam đồng còn có tên là con rạm đồng, là loài giáp xác đặc trưng của vùng nước lợ. Chúng thường xuất hiện ở các khu rừng sú vẹt để sinh đẻ, sống trong hang… Đam đồng thích ở đồng trũng, thường đào hang dọc theo các bờ ruộng. Hang của đam đồng đào không sâu bằng hang cua, chỉ vừa lút vài ba ngón tay, vào mùa mưa bão, nước tràn vào hang, đam bị động bơi ra rất nhiều.
Đam đồng cùng họ với cua nhưng khác cua ở điểm mình to và dẹt hơn, các chân khỏe, chiếc mai mềm
Đam đồng cùng họ với cua nhưng khác cua ở điểm mình to và dẹt hơn, các chân khỏe, chiếc mai mềm, xù xì chứ không bóng láng như mai cua. Về độ chắc và nhiều gạch thì đam "ăn đứt" cua đồng. Đặc biệt, mai của con đam đồng khá cứng, có màu xanh xám giống như màu của đá, viền của mai không có gai như cua đồng. Đồng thời, phía dưới mai rạm đồng còn có nhiều gạch màu vàng hoặc vàng đậm.
Vào ngày lũ lớn, lựa được nơi nào thoáng lại gần chỗ nước chảy mạnh mà đặt vó, mỗi mẻ cất có khi trúng cả yến. Những con đam chắc nịch, tươi rói, chạy nháo nhào khi bị dồn vào đáy vó. Trông thì hung hăng nhưng thực tế đam đồng rất hiền lành, mặc bao tay người sà vào, chúng ngoan hiền không kẹp tay ai bao giờ.
Đam đồng có màu xanh xám giống như màu của đá
Nếu trên thị trường cua đồng được bán với giá khoảng 70.000 đồng/kg thì đam đồng có giá đắt gấp đôi, gấp 3 và không phải lúc nào cũng mua được.
Với người dân thành phố, nhiều người không biết tới đam đồng nên khi thấy rao bán trên chợ mạng hay chợ chung cư, các chị em mua về ăn thử. "So với cua đồng thì đam đồng gạch vàng và ngậy hơn. Mai rạm mềm, ăn giòn và có nhiều gạch hơn cua đồng. Vì thấy có người rao bán trông rất giống con cua nhưng có tên lạ nên mình mua thử, sau đó cứ hễ thấy có ai rao bán là mình lại đặt mua, làm món canh rau mồng tơi rất hợp với những ngày hè", chị Hoài Thương (ở Hà Nội) chia sẻ.
Cận cảnh con đam đồng
Chị Phạm Thị Hoa (ở huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình) cho biết: "Đam đồng sinh sản thường từ tháng 4-5 âm lịch (tháng 5-6 dương lịch) hàng năm. Con đam sẽ di chuyển về phía các cửa sông nước lợ để kết đôi và sinh sản. Các con đam non sẽ trú ẩn ở trong yếm của con cái cho đến khi chúng có thể bò ra ngoài. Khi đam con to bằng đầu que diêm thì chúng sẽ di chuyển về các cánh đồng để sinh sống".
Thức ăn của đam đồng là các loài động vật giáp xác như: Con ốc, cá nhỏ và thực vật phù du như tảo, rong rêu…Con đam thường sử dụng hai càng để bắt và đưa thức ăn vào miệng.
Đam có nhiều gạch và béo, thơm hơn cua đồng nên được nhiều người yêu thích.
Người dân nơi đây thường bắt đam đồng về và chế biến thành nhiều món ngon như: đam đồng xào lá lốt, đam đồng lăn bột chiên giòn, canh đam đồng…