Món xưa thời bao cấp ăn “cứu đói”, nay thành đặc sản hiếm được dân thành phố ưa chuộng đến lạ, ngon như cua đồng

HÀ ANH - Ngày 25/10/2022 06:57 AM (GMT+7)

Khoảng tháng 3 tháng 4 hàng năm là thời điểm còng gió vào mùa, ngư dân ở các vùng biển phía Nam rủ nhau đi "săn" đặc sản. 

“Gió đưa gió đẩy, về rẫy ăn còng

Về sông ăn cá, về giồng ăn dưa..."

Đây là câu hát đã rất thân quen với người dân vùng Tây Nam Bộ khi nói về những món ăn đặc sản của địa phương mình, trong đó có còng gió. 

Còng gió là một loại giáp xác nhỏ hơn cua đồng, ba khía, thường sinh sống ở các bãi biển, ven sông hay dưới chân rừng ngập mặn. Chúng có kích thước gần bằng con ba khía, có đặc điểm chạy rất nhanh nhờ những cái chân cao lêu khêu. Da còng gió vàng pha trắng, điệp cùng màu cát biển. Các đặc điểm này khiến còng rất khó bị phát hiện, dễ lẫn trốn trong cát.

Còng gió từ lâu đã gắn bó với cuộc sống dân dã thường ngày của người dân ở vùng Tây Nam Bộ

Còng gió từ lâu đã gắn bó với cuộc sống dân dã thường ngày của người dân ở vùng Tây Nam Bộ

Từ bao đời nay, con còng bé xíu, nhút nhát sống thập thò ở miệng hang ven sông rạch, kênh mương, đã gắn bó với cuộc sống của người dân miền sông nước. Sau vụ lúa là thời kỳ nhàn rỗi của nông thôn miền nước lợ, người ta xoay qua bắt còng ở các bãi sình ven sông, ven rạch. Đối với người nghèo, bắt còng là một nghề hẳn hoi để kiếm cơm, sinh sống qua ngày…

Anh Hoàng Hà - một người dân ở Tiền Giang chia sẻ: "Hôm nào trời có trăng là lúc thịt còng gió không ngon. Muốn bắt còng phải chọn những ngày tối trời, thường là từ 25 đến mồng 5 âm lịch hàng tháng. Ban đêm còng gió bỏ hang, xuống mép biển kiếm ăn, đây là thời điểm thích hợp nhất để bắt còng gió".

Theo anh Hà, để bắt được còng gió thì cần nhanh tay nhanh chân để còng gió không trốn kịp mà rút xuống ẩn mình trong mé nước biển. Trước khi bắt cần chú ý quan sát nơi nào có cát ùn lên thì ở đó còng biển đang trú mình, và đặc biệt phải khéo léo bởi nếu chẳng may bị còng cắn thì… đau kêu váng trời.

Khi bắt còng gió phải khéo léo bởi nếu chẳng may bị còng cắn thì… đau kêu váng trời.

Khi bắt còng gió phải khéo léo bởi nếu chẳng may bị còng cắn thì… đau kêu váng trời.

Còng bắt được đem về nhặt từng con ra để làm sạch mai, vặt bỏ vuốt chân nhọn rồi rửa sạch để chế biến. Có nhiều món ăn được chế biến từ còng gió như xào sả ớt, nướng mọi, nấu cháo, nấu canh chua hoặc rang với nước mắm cốt…, món nào cũng dân dã nhưng rất ngon ngọt và hấp dẫn.

Người dân ở Gò Công (Tiền Giang) từ xưa còn có một đặc sản độc đáo lấy nguyên liệu từ loại giáp xác này là làm mắm còng gió. Còng gió được đựng trong hũ, trước khi ăn cần lấy mắm ra đĩa trộn thêm chanh, ớt, đường… rồi từ từ thưởng thức dư vị đặc biệt của món ăn.

Mắm còng gió là một đặc sản nổi tiếng ở Gò Công (Tiền Giang)

Mắm còng gió là một đặc sản nổi tiếng ở Gò Công (Tiền Giang)

Muốn ngon hơn, người ta lấy mắm còng gió trộn chung với thịt ba chỉ ăn kèm với các loại rau sống miệt vườn. Nhiều bậc cao niên sở tại còn cho biết rằng, loại mắm còng này xưa kia đã được đưa vào cung dưới triều nhà Nguyễn ở Huế. Tại đây, loại mắm này được phổ biến ra khắp nơi, trở thành một đặc sản quý hiếm của vùng biển Gò Công.

Giá còng gió rơi vào khoảng vài chục nghìn đồng/kg. Hiện còng gió ngày càng hiếm nên loại đặc sản này rất được ưa chuộng ở thành phố vì vừa ngon như cua đồng, lại lạ nên nhiều người muốn thử.

Loại cá từng bị chê lên chê xuống, không ai thèm ăn, nay đổi đời  thành đặc sản thơm ngon được ưa chuộng trong nhà hàng, 300.000 đồng/kg
Người ta gọi là cá tắc kè vì nó gần giống với loài tắc kè sống trên cạn và điểm khác biệt ở đây chính là cá tắc kè có da màu đỏ.

Đặc sản 4 phương

HÀ ANH
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Đặc sản 4 phương