Dù biết thai nhi bị dị tật bẩm sinh, chị Chi (33 tuổi, TP.HCM) vẫn quyết định giữ lại, chấp nhận con chào đời với chiếc miệng sứt môi, hở hàm ếch.
Sinh con ra không may bị sứt môi, hở hàm ếch là điều kém hạnh phúc của nhiều cha mẹ. Với họ, con chào đời không “lành lặn” chứa bao nỗi đau, sự day dứt trong suốt cuộc đời. Thậm chí, có người đầu hàng từ những ngày thai nghén bằng cách tước bỏ quyền được sống của con để tương lai…nhẹ nhàng hơn.
Nhưng vẫn có những người mẹ đầy nghị lực, quyết định sinh đứa con bị dị tật sứt môi, hở hàm ếch, sau đó tìm cách phẫu thuật sớm và bảo vệ con trước những ánh mắt miệt thị….
Quyết định giữ cái thai bị dị tật
Mang thai bé đầu tiên, chị Tôn Chi (33 tuổi, TP.HCM) không hề hay biết vì cơ thể ít có biểu hiện thai nghén. Vì vậy, khoảng 2 tháng chậm kinh, chị đến bệnh viện xét nghiệm máu và được thông báo đã có tin vui. Khi ấy, vợ chồng chị vui mừng, hạnh phúc và ngóng chờ từng ngày con yêu chào đời. Tuy nhiên pcũng từ đó, họ bắt đầu quãng ngày vất vả sớm hôm trong viện.
Dù sinh ra không lành lặn, con vẫn sẽ mãi là thiên thần nhỏ của vợ chồng mình.
- Eva.vn
”Khi thai được 22 tuần tuổi, chị Chi đến phòng khám tư siêu âm 4 chiều. Tại đây, bác sĩ phát hiện thai bị dị tật sứt môi, hở hàm ếch.
Thời điểm ấy đúng 2 tuần cuối cùng của năm nên chị phải đợi qua kỳ nghỉ Tết mới có thể quay lại chọc ối, làm các xét nghiệm xác định thai có đa dị tật, rồi tiếp tục đợi khoảng 10 ngày lấy kết quả.
Tuy nhiên, vợ chồng chị xác định con sứt môi, hở hàm ếch vẫn kiên quyết giữ lại bên đời.
“Lần đầu làm mẹ, mình khá lúng túng, nhất là khi thai nhi bị dị tật. Thực tâm, mình không tự tin để đẻ con ra, chăm sóc nó lớn khôn. Mình buồn rầu, căng thẳng và phải đấu tranh tâm lý để đưa ra quyết định giữ hay bỏ?
Khi ấy, ông xã động viên, an ủi rằng: Con chỉ bị dị tật phầm mềm, không ảnh hưởng đến sức khỏe hay sự phát triển trí não. Dường như, nghe anh ấy nói điều đó, mình đã sực tỉnh và quyết định giữ lại cái thai” chị Chi nghẹn ngào
Vợ chồng chị Chi xác định con sứt môi, hở hàm ếch vẫn kiên quyết giữ lại bên đời
“Mình nài nỉ bác sĩ “may môi” cho con khi bé được 20 ngày tuổi”
Sau hành trình đi cùng con những ngày nằm trong “tổ”, chị Chi lên cơn đau bụng chuyển dạ. Chị bảo, con bị dị tật buộc sinh tại BV Từ Dũ, tránh các nguy cơ xấu có thể xảy ra cho mẹ và bé.
Khoảnh khắc con chào đời, vợ chồng chị Chi vỡ òa hạnh phúc trong những giọt nước mắt. Nhưng ẵm con chưa được bao lâu, chị đã tạm chia tay để bé lên phòng dưỡng nhi nằm điều trị.
Khi con mổ “may môi”, bé mới chỉ có 20 ngày tuổi. Sau đó, cháu bị sụt cân quá nhiều khiến bác sĩ gây mê không dám nhận. Lúc ấy, mình đã nài nỉ bác sĩ tiếp tục phẫu thuật bằng cách làm giấy cam kết.
- Eva.vn
”“Y tá trong phòng dưỡng nhi sợ mình vứt bỏ con nên ngày nào cũng nhắc đến cho con bú. Do đó, 3 tuần đầu sau sinh, mình luôn có mặt từ sáng đến chiều ở bệnh viện để họ an tâm”, chị Chi nhớ lại.
Năm ấy, Việt Nam chưa có sự phát triển về thông tin phẫu thuật cho trẻ sứt môi, hở hàm ếch. Hơn nữa, nhiều cha mẹ xấu hổ nên ít chia sẻ với nhau về dị tật của con. Do đó, vợ chồng chị Chi tìm kiếm thông tin vô cùng cực khổ. May mắn, họ được một nữ hộ sinh trong bệnh viện chỉ dẫn đến chỗ có thể mổ sớm.
“21 ngày đầu tiên bé chào đời chính là giai đoạn vàng để phẫu thuật sứt môi với cơ hội lành rất nhanh (khoảng 90%) và không cảm nhận được sự đau đớn. Do đó, mình quyết định đến tìm gặp bác sĩ đăng ký làm phẫu thuật cho con”, chị Chi nói.
Phẫu thuật thành công, chị Chi tập trung thời gian chăm sóc con để bé tiếp tục “chiến đấu” với ca mổ hàm ếch khi tròn 11,5 tháng tuổi.
Chị kể, nhìn miệng con chằng chịt chỉ khâu mà đau đớn, xót xa. “Ẵm con từ phòng phẫu thuật ra ngoài, máu từ miệng bé chảy ròng xuống vai mình và sàn nhà”.
Họ được một nữ hộ sinh trong Bệnh viện Từ Dũ chỉ dẫn đến nơi có thể phẫu thuật sứt môi sớm
Bảo vệ con trước sự kỳ thị của người đời
Trải qua 2 lần phẫu thuật, thiên thần bé nhỏ của vợ chồng chị Chi đã có một chiếc miệng đáng yêu. Bé ăn uống, lớn khôn và phát triển trí tuệ như những đứa trẻ bình thường. Tuy nhiên, cậu bé đã mắc chứng tăng động giảm chú ý.
“Năm 2 tuổi, con mình bắt đầu có triệu chứng la hét hoặc đập phá đồ chơi. Hoảng sợ, vợ chồng mình đã đưa con đi bệnh viện điều trị tâm lý. Ở đây, bác sĩ không giao tiếp với bé, để mặc chơi một mình rồi kết luận chậm phát triển.
Nghe vậy, mình lo lắng, tuyệt vọng rất nhiều. Từ lúc trong bụng, con đã chịu bao thiệt thòi, giờ trí tuệ chậm phát triển thử hỏi người mẹ như mình sao chịu đựng nổi”, chị Chi day dứt.
Nhiều phụ huynh cũng tỏ rõ ánh mắt kỳ thị về ngoại hình của thằng bé.
- Eva.vn
”Không nản trí, họ tiếp tục đưa con đến gặp bác sĩ tâm lý khác với hi vọng kết luận trước hoàn toàn không đúng. Lần này, vị chuyên gia tâm lý khẳng định con trai chị bình thường, không có chuyện trí tuệ chậm phát triển.
Ngoài việc điều trị tâm lý cho con ở trung tâm, chị Chi đã đưa con đến Bệnh viện Y học cổ truyền châm cứu mỗi ngày khoảng 15 phút. Qua 3 tháng, bé có sự tiến bộ rõ rệt, không còn đập phá đồ chơi như trước.
Đến tuổi con đi học, chị Chi khá e ngại chuyện con bị các bạn kỳ thị về ngoại hình. Vì vậy, chị đã mở trường mầm non để vừa kinh doanh vừa chăm con. Tuy nhiên do không hợp duyên, 2 năm sau đó, chị đóng cửa trường học và gửi con vào trường mầm non công lập gần nhà.
“Nhiều lần đi học về, bé có kể các bạn ở lớp hay trêu đùa hoặc hỏi “Miệng cậu như thế này là như nào?”. Mình biết, tụi nhỏ không có ý chế giễu nhưng trong lòng rất khó chịu và buồn", chị tâm sự.
Mẹ con chị Chi hạnh phúc bên nhau nhân ngày Tết truyền thống của dân tộc
Con có khác biệt, chị Chi kiên quyết không nói chuyện bé bị dị tật bẩm sinh. Chị bảo, với chị con như vậy là một điều tuyệt vời. Chị không muốn tuổi thơ của con có những ký ức không mấy tốt đẹp.
Hiện tại, cậu con trai cả của vợ chồng chị Chi đã lớn khôn, sắp trở thành tân học sinh lớp 1. Bé biết yêu thương ba mẹ, chăm sóc và bảo vệ em út. Đặc biệt, hễ ai tò mò về ngoại hình, bé đáp trả rất thông minh: “Tớ ăn kẹo nhiều nên chiếc răng cửa bị sâu, không chịu mọc. Các bạn không nên ăn đồ ngọt, kẻo bị sún giống tớ”.
Bé biết chăm sóc, bảo vệ em gái út khi đi ra ngoài.