Đám cưới xưa: Cả xóm kéo đi xem cô dâu chú rể, thực đơn đãi tiệc cưới ngày ấy có những món gì?

THÀNH GIANG - Ngày 21/10/2022 12:12 PM (GMT+7)

Những đám cưới từ cách đây vài chục năm, thậm chí cả trăm năm mang đậm nét truyền thống, ấm cúng. Nhiều người thuộc thế hệ ngày nay tò mò: Thực đơn trong đám cưới xưa có những món gì, cô dâu chú rể ngày ấy ăn mặc ra sao...

Đám cưới xưa: Cả xóm kéo đi xem cô dâu chú rể, thực đơn đãi tiệc cưới ngày ấy có những món gì? - 1

Cưới hỏi vốn là một tục lệ đẹp trong văn hóa của người Việt. Tìm hiểu, yêu đương rồi đi đến hôn nhân bằng một đám cưới là điều mà các cặp đôi luôn mong muốn. Thời ông bà chúng ta, dù không hiện đại như bây giờ nhưng những hôn lễ thời đó mang đậm nét truyền thống, đến giờ nhìn lại là cả một quá khứ nhiều kỷ niệm. Thậm chí ngày nay, nhiều cặp đôi tổ chức đám cưới lấy cảm hứng từ những hình ảnh đậm chất xưa cũ, như một cách để đưa những điều ở quá khứ đến với thực tại theo hướng mới mẻ hơn.

Đám cưới thời xưa cha mẹ đặt đâu con ngồi đó, nhà nào có dàn xe rước dâu đỗ trước cửa thuộc hạng siêu giàu

Trong những năm tháng của thời kỳ bao cấp hay truyền thống từ xa xưa, chuyện yêu đương cưới hỏi của con gái trong gia đình thường là “cha mẹ đặt đâu con ngồi đó”, hiếm có sự lựa chọn. Đa phần bậc phụ huynh sẽ hướng đến việc “môn đăng hộ đối”, tìm nhà có gia cảnh phù hợp để gả con. Có không ít những câu chuyện về đám cưới thời xưa không xuất phát từ tình yêu mà về chung sống qua sắp đặt của gia đình hai bên nhưng họ vẫn sống với nhau đến “đầu bạc răng long”.

Theo tục lễ ngày xưa, việc cưới hỏi bao gồm nhiều lễ nghi như: Lễ nghị hôn (dạm hỏi), Lễ định thân (tìm hiểu gia cảnh của cô dâu), Lễ nạp trưng (dẫn đồ cưới), Lễ thân nghinh (lễ đón dâu). Nghi lễ là vậy nhưng tùy theo vùng miền, gia cảnh mà mỗi nơi sẽ có những thay đổi. Trong các món đồ lễ đám hỏi, đám cưới sẽ luôn có những món đồ gần như bắt buộc là: gói chè, rượu và cơi trầu. Tại Hà Nội xưa, lễ ăn hỏi nếu diễn ra vào mùa thu thì không thể thiếu quả hồng đỏ. Với gia đình khá giả, lễ vật nhà trai mang sang nhà gái còn có thêm lợn sữa quay. Mãi về sau này có thêm những loại vật phẩm khác như: bánh cốm, bánh phu thê…

Đám cưới xưa: Cả xóm kéo đi xem cô dâu chú rể, thực đơn đãi tiệc cưới ngày ấy có những món gì? - 2

Những đám cưới ngày xưa chứa đựng nhiều giá trị truyền thống

Những đám cưới ngày xưa chứa đựng nhiều giá trị truyền thống

Ngày đó, mừng cưới không phổ biến bằng tiền mặt mà đa phần là quà. Việc đưa đón dâu sẽ bằng xe đạp, xe xích lô… mãi về sau mới có chuyện thuê xe. Gia đình nào khá giả, đám cưới gây tiếng vang lớn cả một vùng, đặc biệt là lễ rước dâu với dàn xe nối dài.

Theo dân gian, cưới xin được xem là 1 trong 3 việc lớn, quan trọng của người đàn ông gồm: sự nghiệp, làm nhà và cưới vợ. Đồng thời ngày xưa, việc cưới hỏi giữa hai bên gia đình thường sẽ có sự kết nối của các bà mai. Cùng với đó là việc thách cưới, yêu cầu thường là trầu rượu, cau, trà, bánh, trang sức, tiền mặt… tùy theo phong tục từng nơi.

Việc chọn giờ, chọn ngày để làm lễ cưới cũng rất quan trọng, thường phải vào giờ đẹp. Dẫn đầu đám rước đàng trai là một cụ già nhiều tuổi được dân làng kính nể vì tuổi tác, tư cách, địa vị xã hội, đóng vai chủ hôn.

Ở miền Bắc Việt Nam ngày xưa, tại nhà trai người ta chờ đợi đám rước dâu về. Một lò than đốt hồng đặt trước ngưỡng cửa để chờ cô dâu với ý nghĩa: lửa hồng sẽ đốt hết những tà ma theo và đốt vía của tất cả những kẻ độc mồm độc miệng đã quở mắng ở dọc đường.

Cô dâu vào lễ gia tiên nhà chồng xong, ông bà cũng như bố mẹ chồng sẽ tặng quà, thường là tiền hoặc là đồ nữ trang. Hai ngày sau lễ cưới, vợ chồng đưa nhau về thăm cha mẹ vợ với một số lễ vật, tùy theo tập tục địa phương bên vợ để trình bày với gia tiên và cha mẹ, cùng họ hàng việc cưới đã xong xuôi toàn mãn.

Đám cưới xưa: Cả xóm kéo đi xem cô dâu chú rể, thực đơn đãi tiệc cưới ngày ấy có những món gì? - 4

Một trong những đặc trưng của đám cưới xưa là nhiều lễ nghi

Một trong những đặc trưng của đám cưới xưa là nhiều lễ nghi

Món ăn đãi tiệc đám cưới ngày xưa có những gì?

Bên cạnh những lễ nghi, tiệc cưới là một phần quan trọng không kém. Ngày xưa đa phần các gia đình sẽ tự chuẩn bị các món ăn trong tiệc cưới, chưa có các dịch vụ hỗ trợ như hiện tại.

Ở miền Bắc, cỗ cưới xưa thường có các món như: thịt gà luộc lá chanh, thịt lợn, lòng lợn luộc, nem tai, giò lụa, canh chân giò…, nếu sang trọng hơn thì có thêm súp yến, vi cá. Ăn cỗ xong phải tráng miệng bằng bánh phu thê mới thật là xứng mặt đám cưới chốn kinh thành.

Nhiều nhà ở vùng thôn quê sẽ chuẩn bị thực phẩm cho cỗ cưới trước vài tháng như nuôi lợn, gà, chim, cá… để thịt thiết đãi cả làng.

Cỗ cưới miền Bắc sẽ cầu kỳ gồm nhiều món ăn khác nhau nhưng không thể thiếu thịt gà lá chanh

Cỗ cưới miền Bắc sẽ cầu kỳ gồm nhiều món ăn khác nhau nhưng không thể thiếu thịt gà lá chanh

Mâm cỗ tiệc cưới ngày xưa của người miền Bắc thường là mâm 6 người, ăn từ sáng đến tối. Cứ vào đủ 6 người một mâm là chủ nhân buổi tiệc sẽ dọn hết toàn bộ thức ăn lên bàn để mọi người ai muốn ăn gì thì ăn, chứ không dọn theo thứ tự các món.

Còn ở miền Nam, trong một thực đơn đám cưới vào năm 1960 đã có những món khá sang trọng như: vi cá, bào ngư, chả tôm, cơm chiên, mì hấp… tráng miệng bằng cam tươi. Đồ uống chủ yếu là rượu.

Hình ảnh một thực đơn đám cưới ở miền Nam vào năm 1960

Hình ảnh một thực đơn đám cưới ở miền Nam vào năm 1960

Theo thời gian, những món ăn trong đám cưới có nhiều thay đổi, đa dạng hơn tùy thuộc vào nhu cầu và khả năng tài chính của từng gia đình. Tuy nhiên những món ăn mang đậm giá trị truyền thống như: thịt gà, thịt lợn, tôm, chả giò… vẫn không thể thiếu, có chăng là được chế biến, biến tấu theo những hình thức khác nhau.

Cô dâu chú rể như minh tinh nổi tiếng, cả làng cả phố kéo nhau đi xem

Đám cưới ngày xưa là một sự kiện không chỉ hệ trọng, đặc biệt với gia chủ mà còn được người dân, bà con chòm xóm xung quanh nhiệt tình quan tâm, chúc mừng. Thường đám cưới sẽ kéo dài nhiều ngày. Vào ngày rước dâu, cả làng cả xóm đều đổ xô ra xem mặt cô dâu chú rể, hai nhân vật chính trở thành tâm điểm quan tâm chú ý.

Thậm chí với nhiều trẻ con ngày nay, việc được ngắm cô dâu mặc đồ cưới trắng tinh, chú rể diện vest bảnh bao vẫn là cảm giác rất vui sướng, hồ hởi. 

Đám cưới xưa: Cả xóm kéo đi xem cô dâu chú rể, thực đơn đãi tiệc cưới ngày ấy có những món gì? - 8

Đám cưới thời xưa là một sự kiện rình rang khắp cả vùng, trẻ con người lớn đều muốn xem mặt cô dâu chú rể

Đám cưới thời xưa là một sự kiện rình rang khắp cả vùng, trẻ con người lớn đều muốn xem mặt cô dâu chú rể

Sự khác nhau đặc biệt về những chi tiết đám cưới xưa và nay

Để so sánh, sẽ thấy có khá nhiều điểm khác biệt trong đám cưới xưa qua nay qua từng chi tiết.

Thiệp cưới

Ngày xưa, đa phần đám cưới chỉ đơn thuần mời miệng, gia đình nào cẩn thận hay có điều kiện thì báo hỷ bằng một mảnh giấy đơn giản có ghi địa điểm, ngày giờ. Đến đầu những năm 90 mới bắt đầu có thiệp mời nhưng thiết kế còn đơn sơ, chưa đẹp mắt.

Càng về sau, thiệp mời cưới được chú trọng và thiết kế kỹ lưỡng hơn, đa dạng về mẫu mã, chất liệu. Thậm chí có những thiệp mời được làm cầu kỳ, giá cả đắt đỏ, thể hiện đậm nét cá tính của cô dâu chú rể. Ngày nay thường quan khách đến ăn cưới sẽ sử dụng luôn phong bì thiệp mời để bỏ tiền mừng.

Đám cưới xưa: Cả xóm kéo đi xem cô dâu chú rể, thực đơn đãi tiệc cưới ngày ấy có những món gì? - 10

Thiệp cưới xưa và nay có nhiều sự khác biệt rõ rệt

Thiệp cưới xưa và nay có nhiều sự khác biệt rõ rệt

Ảnh cưới

Ảnh cưới ngày xưa thường được chụp đen trắng về sau mới có hình màu nhờ sự phát triển của máy móc hiện đại hơn. Những bức hình đen trắng ghi lại đám cưới thời “ông bà anh” chứa đựng nhiều kỷ niệm.

Ngày nay, việc chụp ảnh cưới là điều gần như hiển nhiên phải có trong mọi đám cưới, từ chụp ảnh trước và trong hôn lễ, quay video phóng sự cưới với nhiều hình thức khác nhau.

Đám cưới xưa: Cả xóm kéo đi xem cô dâu chú rể, thực đơn đãi tiệc cưới ngày ấy có những món gì? - 12

Màu sắc và chất lượng hình cưới của hiện tại so với ngày xưa có sự khác biệt vượt trội

Màu sắc và chất lượng hình cưới của hiện tại so với ngày xưa có sự khác biệt vượt trội

Địa điểm tổ chức

Với việc đề cao giá trị truyền thống, đám cưới xưa thường phải được tổ chức ở nhà cô dâu và chú rể, có sự chứng kiến của gia đình họ hàng hai bên. Sau đó tùy vào điều kiện mà đãi tiệc ở nhà hay nhà hàng.

Ngày nay, với xu thế hiện đại và cởi mở hơn nhiều cặp đôi lựa chọn tổ chức hôn lễ ở các địa điểm như resort, bãi biển… Đám cưới không còn nặng nề về nghi thức nữa mà trở thành cuộc vui của cô dâu chú rể bên những người thân yêu.

Đám cưới xưa: Cả xóm kéo đi xem cô dâu chú rể, thực đơn đãi tiệc cưới ngày ấy có những món gì? - 14

Ngày xưa đám cưới thường tổ chức tại gia, ngày nay nhiều địa điểm ngoài trời là lựa chọn được yêu thích

Ngày xưa đám cưới thường tổ chức tại gia, ngày nay nhiều địa điểm ngoài trời là lựa chọn được yêu thích

Trang phục của cô dâu chú rể

Chú rể ngày xưa thường sẽ mặc vest chỉnh chu, cài hoa trước ngực còn cô dâu mặc áo dài hay váy trắng kín đáo, tô son môi đỏ. Váy cưới cô dâu có các họa tiết bèo nhún, tua rua điệu đà, phần voan đội đầu được làm cầu kỳ. Hoa cưới thường là hoa giả được thuê từ các cửa tiệm.

Trong khi đó thời nay, trang phục cưới của cô dâu chú rể là cả một bầu trời thời trang và bắt mắt, kiểu cách đa dạng từ Âu sang Á. Chú rể vẫn diện vest lịch lãm, cô dâu mặc đồ cưới đa phần màu trắng đầy lộng lẫy. Hoa cưới là hoa tươi được kết theo yêu cầu và sở thích của từng người.

Trang phục cô dâu chú rể xưa và nay có nhiều điểm khác, nhưng vẫn dựa trên 2 gam màu cơ bản là đen và trắng

Trang phục cô dâu chú rể xưa và nay có nhiều điểm khác, nhưng vẫn dựa trên 2 gam màu cơ bản là đen và trắng

Chi phí tổ chức

Theo những thông tin tư liệu, đám cưới ngày xưa thường “lãi” chứ không bao giờ “lỗ”. Bỏ ra vài trăm ngàn, cô dâu chú rể thu về nhiều hơn một chút, chưa kể các món quà cưới được tặng.

Nhưng ngày này, nói đến chi phí tổ chức đám cưới khiến nhiều người đau đầu với nhiều khoản phải chi như: chụp ảnh cưới, thuê xe, đặt đồ lễ, trang trí nhà cửa, tiệc cưới, trang phục cô dâu chú rể, trang điểm cô dâu… Thậm chí có những cặp đôi trước khi cưới phải dành dụm tiền bạc để có một hôn lễ trọn vẹn, viên mãn. Sau đám cưới là những tính toán chi trả sao cho không bị “lỗ”.

Hồi ức về siêu thị đầu tiên tại Sài Gòn: Thấy gà đông lạnh ai cũng lạ, tiện ích hiện đại đến ngỡ ngàng
Cách đây hơn 5 thập kỷ, siêu thị Nguyễn Du chính thức mở cửa. Đây được xem là siêu thị đầu tiên tại Sài Gòn và trên cả nước. Việc có một siêu thị đi vào hoạt động đem lại những tiện ích mua sắm chưa từng có cho người dân.

Vang bóng một thời

THÀNH GIANG
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Vang bóng một thời