Theo quan niệm, những hình xăm trên mặt sẽ khiến cho phụ nữ kém hấp dẫn và họ sẽ không lo sợ bị bắt cóc.
Đây là một trong số những người phụ nữ cuối cùng của bộ tộc với khuôn mặt xăm theo truyền thống lâu đời. Họ sống trên những dãy núi của bang Chin, phía tây Myanmar và buộc phải đeo bông tai lớn, khuôn mặt bị xăm những hình thù phức tạp.
Theo quan niệm của bộ tộc này, phụ nữ phải làm cho mình kém hấp dẫn để tránh bị bắt cóc hay trở thành vợ lẽ. Như vậy, các bé gái cứ đến độ tuổi 12-14 đều háo hức để được xăm mặt.
Tuy nhiên, phong tục này bị xóa sổ sau khi lệnh cấm của chính phủ Myanmar ban hành vào những năm 1960 khi cho rằng nó quá tàn nhẫn với phụ nữ. Hiện tại, những hình xăm trên mặt của các cụ bà lại bị coi là lỗi thời so với thế hệ trẻ.
Nhiếp ảnh gia kiêm chuyên gia an ninh mạng Teh Han Lin trong một lần đến Myanmar đã chụp lại cuộc sống hàng ngày của phụ nữ nơi đây.
Theo chia sẻ, bộ tộc Mkang và Dai có hình xăm tương tự nhau với những hình vuông và dấu chấm nhỏ. Nhưng bộ tộc Mkang thích màu xanh lá cây, trong khi đó bộ tộc Dai ưa chuộng màu xanh đậm.
Bộ tộc Munn lại có những hình xăm dạng đường thẳng từ trán xuống cổ kết hợp hình tròn, chấm nhỏ trên trán và cằm. Màu sắc cũng đơn giản hơn, chủ yếu là màu đen. Vật dụng để xăm hình này rất đơn giản là sử dụng gai với hỗn hợp mật bò, lá cây và mỡ động vật.
Quá trình xăm cực kỳ đau đớn, đặc biệt là vùng mí mắt và thường phải mất 1 hoặc 2 ngày để hoàn thành. Quá trình phục hồi da mặt phải mất ít nhất 2 tuần.
Những người phụ nữ cuối cùng của bộ tộc xăm mặt.
Trước những năm 1960, bé gái tuổi từ 12-14 sẽ được xăm mặt.
Hiện tại tục lệ xăm mặt đã được xóa bỏ.
Trẻ em nơi miền núi cao.
Một phụ nữ đang hút thuốc được Teh Han Lin chụp lại.
Bên trong ngôi nhà của người dân.
Phụ nữ gùi củi trên lưng.
Đầu động vật được treo trên tường.