Những hình xăm trên mặt để đánh dấu thời kỳ dậy thì của những cô gái trẻ.
Dulong hay còn gọi là “bộ tộc xăm mặt” là một dân tộc thiểu số chủ yếu sinh sống ở thung lũng sông Dulong, tỉnh Vân Nam thuộc tây nam Trung Quốc. Dulong là nhóm dân tộc ít người nhất trong tổng số 56 dân tộc thiểu số ở Trung Quốc với dân số chỉ khoảng 5.000 người trên cả nước.
Theo các nghiên cứu cho biết, những người phụ nữ ở Dulong bị xăm mặt khi bước sang tuổi 10 hoặc 12 để đánh dấu thời kỳ dậy thì của những cô gái trẻ.
Hình xăm thường là hình con bướm vì họ tin rằng linh hồn người chết sẽ nhập vào bướm. Một số người thì cho rằng, hình xăm sẽ làm cho người phụ nữ xấu đi và họ sẽ không bị bắt cóc làm nô lệ. Công cụ dùng để xăm hình đó là kim tre và một loại mực được làm từ tro và rễ trầu.
Mỗi lần xăm sẽ kéo dài trong 5 tiếng và không được rửa mặt sau khi xăm khoảng 5 ngày để tránh làm mờ hoặc thay đổi hình xăm.
Năm 1967, tục lệ xăm mặt của những người phụ nữ Dulong hoàn toàn bị bãi bỏ. Phóng viên Times đã đến đây và ghi lại những hình ảnh về các khuôn mặt bí ẩn còn sót lại.
Bộ ảnh về những người phụ nữ còn sót lại của “bộ tộc xăm mặt”:
Cụ bà Wen Li Mingsheng với hình xăm trên mặt đang sống cùng con trai tại Dulong.
Các cụ bà mang những hình xăm độc đáo này sống ở thung lũng sông Dulong (Tỉnh Vân Nam).
Yuen Long sống cô độc một mình tại Dulong.
Số lượng nam giới trong ngôi làng khá ít.
Merlin (69 tuổi) từng là một trong những người trẻ nhất phải xăm mặt.
Liwen Shi và con trai hiện đang sống cùng nhau.
Li Yongyi là người duy nhất còn sống sau khi tham gia bộ phim “Dulong” vào năm 1958. Hiện tại, bà đang sống cùng con trai.