Đi tảo mộ cuối năm cần làm những gì?

Ngày 11/02/2018 10:58 AM (GMT+7)

Người xưa quan niệm, “sống cái nhà”, “chết cái mồ”, người còn sống sửa sang nhà cửa vào ngày cuối năm thì cũng phải sửa sang, dọn dẹp mộ cho người đã khuất vào dịp đó, nhưng nhiều người cũng băn khoăn làm việc này thế nào cho đúng.

Thông thường, lễ tạ mộ thường diễn ra vào những ngày cuối cùng của năm cũ từ ngày 20 - 30 tháng Chạp Âm lịch để chuẩn bị mời ông bà về ăn Tết vào trưa ngày 30. Kể cả đối với những người quanh năm đi làm ăn xa cũng cố gắng trở về cố hương vào dịp này để tạ mộ, sum họp với gia đình.

Theo phân tích của Tiến sĩ Nguyễn Văn Vịnh - Phó Viện trưởng Viện Công nghệ Giáo dục – Liên hiệp hội KHKT Việt Nam (VNUSTA), nét khá đặc biệt trong nền văn hóa Việt khi mà người dương ăn tết thì ông bà tổ tiên của mình cũng ăn tết.

Chính vì thế, việc làm đầu tiên là cần sửa sang mộ chí, tức lau dọn, phát quang mộ cho đẹp đẽ, sạch sẽ.

Khi đi dọn mộ, tảo mộ nên làm một lễ chay, ít tiền vàng để thỉnh ông bà tổ tiên về ăn tết. Điều này, thể hiện tính nhân văn, ẩn ý rất sâu trong nền văn hóa của người Việt – đạo thờ tổ tiên. Trong mọi gia đình đều có bàn thờ tổ tiên.

Đi tảo mộ cuối năm cần làm những gì? - 1

Ảnh minh họa (nguồn: Báo Giao thông)

Chia sẻ trên giadinh.net.vn, chuyên gia tư vấn phong thủy Tam Nguyên, Tổng Thư ký Hiệp hội Phong thủy Dịch học thế giới (Phân hội tại Việt Nam), Giám đốc Cty TNHH Kiến trúc phong thủy Tam Nguyên, mồ mả tổ tiên với người Việt rất quan trọng. Công việc trong lễ tạ mộ là dọn dẹp sạch sẽ cho phong quang, thoáng đãng mộ phần của người mất. Là mộ đất có thể đắp lại nấm cho đầy đặn, rẫy hết cỏ dại, cây hoang mọc trùm lên mộ, cũng là cách giảm bớt rắn, chuột đào hang, làm tổ. Các cụ già thì lo việc cúng khấn tổ tiên nơi phần mộ.

Ông Nguyễn Đức Hiếu (Công ty Kiến trúc Phong thủy Việt Nam) chia sẻ, bàn thờ và mộ phần tổ tiên được chăm sóc tốt và đúng cách con cháu sẽ được phù hộ. Nếu không con cháu có thể bị ảnh hưởng, phần âm có nhẹ nhàng siêu thoát thì các cụ mới phù hộ được cho con cháu.

Không những vậy, khi lễ tạ mộ không chỉ tạ nguyên các cụ nhà mình mà đầy đủ phải tạ ơn cả quan thần linh bản địa, chư vị tôn thần… đã cho các cụ nương nhờ mảnh đất đó. Con cháu ngoài quan tâm các cụ gần đời mình (như cha mẹ, ông bà tới tam đại, tứ đại) mà còn phải quan tâm cả các cụ cao hơn (gọi là cao tằng tổ tỉ) chứ không nên ỷ cho trưởng họ, trưởng chi, đó sẽ là thiếu sót lớn vì không có các cụ lớn thì sao có các cụ gần.

Bên cạnh đó, khi thắp hương cho mộ nhà mình cũng nên thắp cho các mộ bên cạnh các cụ để “thăm hỏi”…

Theo TS Nguyễn Văn Vịnh, hiện nay không có quy định nào chính xác ngày nào nên đi tảo mộ, tùy vào gia đình rảnh thời gian nào thì thu xếp dọn dẹp thời gian ấy, chỉ cần trước ngày giao thừa” – TS.Vịnh nói.

Theo tìm hiểu, thời điểm tốt nhất trong ngày để đi dọn mộ là chọn lúc tạnh ráo, ấm áp, nhiều gia đình cũng dẫn trẻ em đi theo tạ mộ, trước là để biết dần vị trí phần mộ, sau là tập cho trẻ kính trọng, hiếu lễ tổ tiên. Do đó, không nên đi quá sớm, sương đêm chưa tan, hoặc chiều tối trời về đêm âm khí nặng nề không có lợi cho sức khỏe. Khi thời tiết mưa gió thì không nên tảo mộ, tạ mộ, phải tạm ngừng xây cất mộ.

Tuy vậy, không phải ai cũng nên đi, trước hết phải chú ý tới sức khỏe của bản thân, phụ nữ có thai, người ốm yếu, đau bệnh, phụ nữ đang kỳ “đèn đỏ”, trẻ em dưới 10 tuổi… không nên tới mộ phần.

Những điều nên tránh và phải làm khi đi tảo mộ tiết Thanh Minh nhiều người chưa biết
Tiết Thanh Minh là dịp người người đi tảo mộ, thể hiện lòng thành kính tới với người thân đã mất.
Thiên Di ( tổng hợp)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Tin tức 24h