Dịch sốt rét kháng thuốc bùng phát ở Đông Nam Á

Ngày 31/07/2014 15:31 PM (GMT+7)

Hôm qua (30/7), các chuyên gia y tế đã đưa ra cảnh báo về sự xuất hiện của ký sinh trùng sốt rét kháng thuốc ở khu vực biên giới Đông Nam Á.

Các mẫu máu lấy từ 1.241 bệnh nhân sốt rét cho thấy loại ký sinh trùng có khả năng kháng thuốc chống sốt rét hiệu quả nhất hiện nay artemisinin trong Plasmodium falciparum - dạng nguy hiểm nhất của sốt rét do ký sinh gây ra đã lây lan sang khu vực biên giới ở phía Tây và Tây Bắc Campuchia, phía Đông Myanmar, Thái Lan và Việt Nam.

Ngoài ra, các ký sinh trùng sốt rét kháng thuốc cũng đang có dấu hiệu xuất hiện ở miền Trung Myanmar, Nam Lào và Đông Bắc Campuchia. Ngược lại, mẫu máu của các bệnh nhân ở 3 quốc gia Châu Phi gồm Kenya, Nigeria và Cộng hòa Dân chủ Congo (DRC) không có dấu hiệu xuất hiện loại ký sinh trùng này.

Dịch sốt rét kháng thuốc bùng phát ở Đông Nam Á - 1

Một quan chức y tế Thái Lan đang lấy máu xét nghiệm cho trẻ tại một bệnh viện Sốt rét ở tỉnh Kanchanaburi, gần biên giới Thái Lan-Myanmar vào ngày 26 tháng 10 năm 2012

Theo Nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Y khoa New England, quá trình điều trị bệnh sốt rét phải kéo 6 ngày, bao gồm 3 ngày điều trị bằng thuốc artemisinin và 3 ngày điều trị artemisinin kết hợp với các loại thuốc khác (ACT) mới giúp bệnh nhân chống lại các vấn đề về sức khỏe gặp phải.

Nicholas White, giáo sư y khoa nhiệt đới tại Đại học Oxford, Anh cho biết: "Chúng ta vẫn có thể ngăn chặn sự lây lan của ký sinh trùng sốt rét kháng thuốc tại châu Á và sau đó là châu Phi bằng cách loại bỏ chúng nhưng điều này không dễ để thực hiện.

Phương pháp kiểm soát bằng sốt rét thông thường là chưa đủ. Chúng tôi cần phải có những biện pháp quyết liệt và triệt để hơn nữa và đưa nguy cơ này trở thành ưu tiên của y tế công cộng toàn cầu".

Như vậy, đây là lần thứ 3 trong vòng hơn nửa thế kỷ một loại thuốc bị ký sinh trùng kháng lại. Loại ký sinh trùng kháng lại đã từng cướp đi mạng sống của hàng triệu người trên thế giới.

Dịch sốt rét kháng thuốc bùng phát ở Đông Nam Á - 2

Một phụ nữ bị sốt rét nằm tại một bệnh viện ở Bắc Darfur vào ngày 13 tháng 5 năm 2013

Từ cuối những năm 1950-1970, ký sinh sốt rét kháng thuốc chloroquine đã lây lan khắp châu Á và châu Phi. Sau đó, Chloroquine đã được thay thế bằng sulphadoxine-pyrimethamine (SP), tuy nhiên, sau đó nó lại xuất hiện ở Tây Campuchia rồi lan rộng ra Châu Phi.

Trong một thông báo được đăng trên Tạo chí Wellcome Trust (Anh), Giáo sư Elizabeth Ashley, người đứng đầu một nhóm nghiên cứu thuộc Đại học Oxford, cho biết: "Các loại thuốc artemisinin được đánh giá là có khả năng chống sốt rét tốt nhất mà chúng tôi từng có".

Tổ chức Y tế giới (WHO) khuyến cáo rằng bệnh sốt rét không có biến chứng liên quan đến ký sinh trùng Plasmodium falciparum và artemisinin sử dụng trong điều trị kết hợp, chứ không phải là điều trị liệu đơn để có thể loại bỏ tất cả các ký sinh trùng.

Giám đốc Chương trình chống sốt rét toàn cầu của WHO, bác sĩ Robert Newman nhấn mạnh việc kháng thuốc Artemisinin là "lời thức tỉnh thế giới" rằng cần ngăn chặn sự lan rộng tình trạng kháng thuốc này, bằng cách tăng cường kiểm tra và bảo vệ liệu pháp điều trị kết hợp trên cơ sở Artemisinin (ACT) như là phương pháp điều trị hiệu quả duy nhất đối với dịch sốt rét.

Hà Anh (AFP)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Tin hot