Đua nhau xếp hàng, nhét tiền vào tượng Phật ở ngôi chùa lớn nhất Việt Nam

Ngày 20/02/2018 11:00 AM (GMT+7)

Mặc dù nhà chùa cùng Ban quản lý đã trưng biển cấm "không sờ tay vào tượng Phật" nhưng du khách di lễ chùa Bái Đính (Ninh Bình) 2018 vẫn vô tư sờ, xoa tay xào tượng Phật, đáng nói nhiều người còn nhét tiền vào tay tượng Phật, rùa linh vật rất phản cảm.

Đua nhau xếp hàng, nhét tiền vào tượng Phật ở ngôi chùa lớn nhất Việt Nam - 1

Ngày 19.2 (tức ngày mùng 4 Tết  Mậu Tuất 2018), theo ghi nhận của phóng viên Dân Việt, hàng vạn du khách từ khắp nơi đã đổ về chùa Bái Đính (Ninh Bình) để lễ chùa đầu năm.

Theo ghi nhận của phóng viên Dân Việt, trong những ngày đầu xuân Mậu Tuất 2018, mỗi ngày có hàng vạn du khách đổ về chùa vãn cảnh, cầu Phật, du xuân. Tuy nhiên, dù đã được BTC lễ hội tuyên truyền, nhắc nhở nhưng những hành vi thiếu ý thức như sờ chân, tay tượng, cài nhét tiền lên tượng… còn diễn ra khá phổ biến.

Đua nhau xếp hàng, nhét tiền vào tượng Phật ở ngôi chùa lớn nhất Việt Nam - 2

Mặc dù các bãi gửi xe đã được Ban tổ chức bố trí không gian rất rộng nhưng do lượng khách đổ về quá đông khiến các bãi luôn chật cứng xe.

Ông Phạm Văn Thuật, một du khách ở Thanh Hóa tỏ ra rất bất bình khi thấy nhiều người xoa tay, nhét tiền vào tượng Phật. "Tôi rất khó chịu khi thấy mọi người có hành động xoa, ngịch, nhét tiền vào tượng Phật. Hành động trên không những không cầu được may mắn mà còn khiến cho các tượng Phật, tượng linh vật bị bào mòn và hư hỏng. Mong Ban quản lý chùa bố trí bảo vệ để canh, nhắc nhở, thậm chí nếu cần có thể phạt để nêu gương cho mọi người" - ông Thuật nói.

Đua nhau xếp hàng, nhét tiền vào tượng Phật ở ngôi chùa lớn nhất Việt Nam - 3

Khách tất nập mua vé xe điện để lên chùa Bái Đính.

Đua nhau xếp hàng, nhét tiền vào tượng Phật ở ngôi chùa lớn nhất Việt Nam - 4

Tại các lối lên xuống chùa luôn chật cứng du khách.

Đua nhau xếp hàng, nhét tiền vào tượng Phật ở ngôi chùa lớn nhất Việt Nam - 5

Mặc dù nhà chùa cùng Ban quản lý đã trưng biển cấm "không sờ tay vào tượng Phật" nhưng du khách di lễ chùa Bái Đính 2018 vẫn vô tư sờ, xoa tay xào tượng Phật.

Đua nhau xếp hàng, nhét tiền vào tượng Phật ở ngôi chùa lớn nhất Việt Nam - 6

Đua nhau xếp hàng, nhét tiền vào tượng Phật ở ngôi chùa lớn nhất Việt Nam - 7

Đua nhau xếp hàng, nhét tiền vào tượng Phật ở ngôi chùa lớn nhất Việt Nam - 8

 Thậm chí nhiều nhóm người còn xếp hàng để xoa, nghịch tượng Phật.

Đua nhau xếp hàng, nhét tiền vào tượng Phật ở ngôi chùa lớn nhất Việt Nam - 9

Từ người già đến các em nhỏ đều vô tư sờ tay, chân, bệ tượng Phật hay đầu rùa với quan niệm sờ tượng nhằm cầu mong được may mắn trong năm mới, song việc này đã làm mòn, đen hàng trăm tượng Phật.

Đua nhau xếp hàng, nhét tiền vào tượng Phật ở ngôi chùa lớn nhất Việt Nam - 10

 Nhiều người còn nhét tiền đầy tay tượng Phật.

 Đua nhau xếp hàng, nhét tiền vào tượng Phật ở ngôi chùa lớn nhất Việt Nam - 11

Đáng nói hơn nhiều người còn xoa đầu, thân và cố nhét tiền vào miệng tượng rùa linh vật bên cửa chính điện của ngôi chùa lớn nhất Việt Nam.

Đua nhau xếp hàng, nhét tiền vào tượng Phật ở ngôi chùa lớn nhất Việt Nam - 12

Đua nhau xếp hàng, nhét tiền vào tượng Phật ở ngôi chùa lớn nhất Việt Nam - 13

Các gian hàng kinh doanh ăn uống, đồ chơi, đồ lưu niệm bên đường lên chùa Bái Đính luôn chật kín khách. Theo khảo sát của phóng viên, giá cả các mặt hàng ẩm thực cũng như đồ lưu niệm được bày bán tại lễ hội chùa Bái Đính năm nay khá hợp lý, ví như phở bò từ 25.000 đồng đến 35.000 đồng/bát, tùy loại; túi xách hình thú giá từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng/túi, tùy loại...

Lễ hội chùa Bái Đính 2018 được tổ chức từ chiều mùng 1 tết Mậu Tuất (tức ngày 16.2 Dương lịch), khai hội vào ngày mùng 5 tết Mậu Tuất (tức ngày 20.2 Dương lịch) và kéo dài đến hết tháng 3. Buổi lễ mở đầu cho những lễ hội hành hương về vùng đất cố đô Hoa Lư Ninh Bình. Lễ hội chùa Bái Đính 2018 gồm 2 phần:

Phần Lễ:

Gồm các nghi thức thắp hương thờ Phật, tưởng nhớ công đức Thánh Nguyễn Minh Không, lễ tế thần Cao Sơn và chầu thánh Mẫu Thượng Ngàn. Lễ hội chùa Bái Đính bắt đầu bằng nghi thức rước kiệu mang bài vị thờ Thần Cao Sơn, Đức Thánh Nguyễn và Bà chúa Thượng Ngàn từ khu chùa cổ ra khu chùa mới để tiến hành phần hội.

Phần hội:

Hội Chùa Bái Đính gồm có các trò chơi dân gian, thăm thú hang động, vãn cảnh chùa, thưởng thức nghệ thuật hát chèo, xẩm, ca trù đất Cố đô. Phần sân khấu hóa thường do Nhà hát Chèo Ninh Bình đảm nhiệm có tái hiện lễ đăng đàn xã tắc của Đinh Tiên Hoàng Đế và lễ tế cờ của Vua Quang Trung trên núi Đính trước giờ xung trận.

Các đại biểu và tăng ni, phật tử cùng du khách đã tham gia nghi lễ cầu nguyện cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, đất nước phồn vinh, no ấm.

Chăm đi chùa, nhưng nhiều người không biết lễ
Đây là nhận định của GS Ngô Đức Thịnh - nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu văn hóa Việt Nam. Nguyên nhân do đâu?
Theo Hải Đăng
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Tết nguyên đán