Dùng túi nilon tràn lan, người Sài Gòn lý giải: “Muốn giảm nhưng phải từ từ”

Ngày 05/08/2019 12:31 PM (GMT+7)

Trước chiến dịch kêu gọi giảm rác thải nhựa để bảo vệ môi trường, nhiều người cho rằng đây là hành động thiết thực nhưng cần thời gian để thay đổi thói quen trong sinh hoạt.

Trên thế giới, cứ mỗi phút có 1 triệu chai nhựa được bán ra, mỗi năm 5.000 tỷ túi nilon được tiêu thụ. Còn ở Việt Nam, thống kê bình quân mỗi hộ gia đình sử dụng khoảng 1 kg túi nilon/tháng. Riêng Hà NộiTP.HCM, trung bình mỗi ngày thải ra môi trường khoảng 80 tấn nhựa và nilon. Điều đáng lo ngại là phải mất hàng trăm, thậm chí hàng nghìn năm, các chất thải từ nhựa và ni lông mới phân hủy hết, gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người, đe dọa các hệ sinh thái và sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia.

Để giải quyết những mối đe dọa toàn cầu từ rác thải nhựa và túi nilông, năm 2018, Liên hợp quốc đã phát động chủ đề “Giải quyết ô nhiễm nhựa và ni lông” nhằm tuyên truyền, vận động, kêu gọi mọi người cùng thay đổi thói quen sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần, giảm thiểu ô nhiễm môi trường và bảo vệ sức khỏe con người. Nhìn chung, nhiều người đã có ý thức trong việc hạn chế sử dụng túi nhựa nhưng số lượng vẫn ít và chưa có tác động thật sự.

Người dân vẫn sử dụng túi nilon tràn lan, đã có người dùng túi vải đi chợ

Theo khảo sát của phóng viên, tại nhiều siêu thị và chợ trên địa bàn TP.HCM, bên cạnh những khách hàng vẫn dùng túi nhựa của siêu thị, có nhiều người đã trang bị sẵn cho mình túi vải để đựng sản phẩm mang về nhà. Số ít còn lại lựa chọn đóng gói hàng bằng thùng giấy được siêu thị chuẩn bị sẵn.

Dùng túi nilon tràn lan, người Sài Gòn lý giải: “Muốn giảm nhưng phải từ từ” - 2

Bao nilon sử dụng xong còn mới được nhiều người trưng dụng để sử dụng tiếp...

Dùng túi nilon tràn lan, người Sài Gòn lý giải: “Muốn giảm nhưng phải từ từ” - 3

Từ rau củ...

Dùng túi nilon tràn lan, người Sài Gòn lý giải: “Muốn giảm nhưng phải từ từ” - 4

...đến nước uống

“Thường hàng hóa tại siêu thị sẽ được phân loại ra thực phẩm tươi sống, mỹ phẩm, thức ăn… nên sẽ được phân loại mỗi túi nilon riêng cho từng món. Có khi về tới nhà, dọn dẹp xong hàng hóa mua từ siêu thị, tôi gom lại khoảng chục túi nilon. Đấy là chưa kể ăn uống, mua hàng hóa linh tinh bên ngoài nên mỗi ngày có khi mình tôi tiêu thụ gần 20 túi. Thế nên dạo này, mỗi khi đi siêu thị tôi vẫn hay mang theo túi vải, giảm thiểu sử dụng túi nilon”, cô Mai Thị Bích Ngọc (54 tuổi, ngụ quận 7, TP.HCM) nói.

Đang cùng vợ loay hoay đóng gói hàng hóa trước khu vực tính tiền của siêu thị A (đường Nguyễn Thị Thập, quận 7), anh Nguyễn Văn Tùng (32 tuổi) cho biết anh bắt đầu có thói quen đóng gói hàng hóa siêu thị bằng thùng giấy từ nhiều tháng nay. “Tôi và vợ đi làm cả ngày nên chỉ ăn cơm tối tại nhà, rau củ, cá thịt được mẹ gửi từ quê ở Bến Tre lên và bảo quản trong tủ lạnh nên hầu như chúng tôi ít khi mua thực phẩm tươi sống. Tôi chỉ thường mua thực phẩm đóng hộp hay đồ dùng sinh hoạt bình thường nên tiện đóng thùng và chở về nhà. Như thế vừa tiện lợi mà vừa bảo vệ được môi trường, hạn chế sử dụng rác thải”, anh Tùng cho biết.

Dùng túi nilon tràn lan, người Sài Gòn lý giải: “Muốn giảm nhưng phải từ từ” - 5

và thức ăn đều được đựng trong túi nilon.

Tuy nhiên, theo thói quen, vẫn có nhiều khách hàng vô tư sử dụng túi nilon từ siêu thị. Lý giải cho điều này, họ cho biết do không có thời gian chuẩn bị sẵn túi mang theo khi mua sắm. "Trước giờ tôi vẫn quen với việc đi siêu thị đã có sẵn túi mang về. Hơn nữa tôi làm văn phòng, chiều về tạt ngang siêu thị mua ít đồ nên cũng không có thời gian chuẩn bị sẵn”, chị Trịnh Bích Mai (25 tuổi, ngụ quận 8) cho biết.

“Muốn thay đổi nhưng phải từ từ”

Khảo sát tại các chợ truyền thống, nhìn chung tình trạng sử dụng túi nilon vẫn không cải thiện nhiều. Tiểu thương chủ yếu dùng túi nilon để đựng hàng hóa, người mua vẫn thản nhiên cầm lấy và mang về. Tại quầy trái cây trên đường Bùi Văn Ba (quận 7), dù khách mua mỗi loại chỉ khoảng 500 gram, chủ quầy vẫn dùng riêng 4 túi loại lớn đựng cho 4 loại trái cây khác nhau. Khi được hỏi vì sao không để cùng một túi, tiểu thương tên Phương vô tư cho biết: “Túi nilon này rẻ mà, nhiều người vẫn thích để riêng thế này. Chiều lòng khách nên tôi vẫn hay để riêng từng loại".

Dùng túi nilon tràn lan, người Sài Gòn lý giải: “Muốn giảm nhưng phải từ từ” - 6

Bún bò, bánh canh...thức ăn nghi ngút khói được đựng trực tiếp trong túi nilon.

Ngoài trái cây, rau củ, thịt cá tại chợ chủ yếu cũng được đựng bằng túi nilon với đủ kích cỡ từ to tới nhỏ. Ghi nhận tại một sạp bán gia vị nằm tại chợ Lý Phục Man (Quận 7), dù bịch muối đã được đóng gói cẩn thận nhưng người bán vẫn dùng thêm một túi nilon để đựng bên ngoài. Cách đó không xa, những hàng quán cơm tấm, hủ tiếu tấp nập người ra vào. Chủ cửa hàng trưng dựng túi nilon để đựng thực phẩm cho khách. Những vắt hủ tiếu, phở được trụng nước sôi nghi ngút khói được cho thẳng vào những chiếc túi nhựa.

Dùng túi nilon tràn lan, người Sài Gòn lý giải: “Muốn giảm nhưng phải từ từ” - 7

Dùng túi nilon tràn lan, người Sài Gòn lý giải: “Muốn giảm nhưng phải từ từ” - 8

Nhiều người vẫn sử dụng túi nilon tràn lan.

Dùng túi nilon tràn lan, người Sài Gòn lý giải: “Muốn giảm nhưng phải từ từ” - 9

Dù đã được bao bì cẩn thận, túi muối vẫn được kèm thêm túi nilon trước khi đưa cho khách.

“Thực chất ai cũng hiểu tác hại của túi nilon nhưng người dân đã quen với việc dùng túi nilon trong sinh hoạt hàng ngày. Ví dụ khi tôi đi mua đồ, bánh kẹo làm sao có thể để chung với xà phòng, nước giặt được, do đó phải để riêng. Mà để riêng người bán lại không có túi nào ngoài túi nilon cả, do đó phải dùng thôi. Giờ muốn thay đổi ngay cũng khó. Cái gì cũng cần có thời gian làm quen và thay đổi dần”, chị Lê Cẩm Giang (30 tuổi) cho biết.

Dùng túi nilon tràn lan, người Sài Gòn lý giải: “Muốn giảm nhưng phải từ từ” - 10

Túi nilon được để sẵn trước các sạp.

Dùng túi nilon tràn lan, người Sài Gòn lý giải: “Muốn giảm nhưng phải từ từ” - 11

... để khách hàng có thể tự sử dụng.

Nói về nói quen sử dụng túi nilon trong việc buôn bán, anh Lê Thanh Trường (48 tuổi, chủ cửa hàng bún bò tại chợ Phú Lâm, quận 6) cho biết, thực chất anh cũng hiểu rác nhựa có nguy hại với môi trường nhưng không phải ai cũng mang theo hộp, tô để đựng được đồ ăn khi mua hàng. “Tô thủy tinh khách ăn tại chỗ thì tôi còn có thể rửa lại được, nhưng khách mua mang về mà lại không mang theo tô, phích đựng thì tôi cũng phải sử dụng hộp nhựa hoặc bao nilon để đựng cho khách. Biết là phải thay đổi nhưng mọi người cùng phải thay đổi thói quen này, chứ không riêng gì ai cả”, anh Trường nói.

Ý kiến về việc giảm sử dụng túi nilon

Theo bạn, để giảm thiểu rác nhựa dạng túi nilon ra môi trường, cách thức nào dưới đây hiệu quả nhất?





Việt Nam xả rác thải nhựa thuộc top 4 thế giới, mỗi năm một người thải 41kg rác nhựa
Tại Việt Nam, mỗi năm trung bình một người xả ra 41kg rác thải nhựa, để lại những hậu quả khủng khiếp đối với môi trường, hệ sinh thái biển và hơn hết...
HUY VÂN
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Tin tức TP.HCM