Hai mẹ con sống như thời tiền sử dưới bìa rừng ở Vĩnh Phúc: Thương con nhưng đành bất lực 

Hiền Lương - Ngày 14/08/2020 07:43 AM (GMT+7)

Thấy có bóng dáng người lạ từ xa, chị Hai lại chạy lên núi trốn, đến người thân lên gọi cũng nhất quyết không về.

Ngôi nhà nhỏ nơi chị Lâm Thị Hai (SN 1972) và con gái Trương Thị Xuân (SN 1994) đang ở nằm sâu trong bìa rừng thuộc xã Tam Quan, Tam Đảo, Vĩnh Phúc. Đã nhiều năm qua, hai mẹ con chị tách biệt với thế giới bên ngoài, sống như thời tiền sử, thậm chí con đường dẫn vào nhà cũng không có. 

Đi trước dẫn đường, bà Hoàng Thị Ba (70 tuổi, mẹ chị Hai) chia sẻ rằng, muốn đến được nhà con gái thì phải vượt qua những đoạn đường rừng trơn trượt, lội qua suốt thì mới tới được nơi. Đến con suối trước nhà, khi mọi người đang râm ran nói chuyện, trong ngôi nhà nhỏ phía xa xa tiếng ú ớ, thảng thốt của người phụ vang lên như muốn xua đuổi những vị khách lạ.

Hai mẹ con sống như thời tiền sử dưới bìa rừng ở Vĩnh Phúc: Thương con nhưng đành bất lực  - 1

Hai mẹ con sống như thời tiền sử dưới bìa rừng ở Vĩnh Phúc: Thương con nhưng đành bất lực  - 2

Để tới được nhà chị Hai phải lội qua 1 con suối.

Khi thấy mọi người xắn quần vượt suối để sang nhà, chị Hai vội chạy lên cánh rừng phía sau nhà để trốn. “Thấy người lạ vào là nó (chị Hai) trốn, nó sợ người lạ đến bắt đi. Thương lắm những không biết phải làm sao, có lên rừng gọi nó cũng không về”, bà Ba nói với chúng tôi,

Nơi hai mẹ con chị Hai ở nói là nhà nhưng thực chất chỉ như 1 chiếc lán dựng lên với mái fibro cũ kỹ, tường đắp đất đã lở bung bét, có những chỗ được chắp vá bằng miếng tôn màu đỏ. Trong căn nhà, mùi xú uế bốc lên nồng nặc, đồ dùng cáu bẩn đã lâu ngay không được cọ rửa. Phía ngoài căn nhà, hai mẹ con đốt một đống lửa lớn, trong nhà cũng không hề có điện.

Hai mẹ con sống như thời tiền sử dưới bìa rừng ở Vĩnh Phúc: Thương con nhưng đành bất lực  - 3

Hai mẹ con sống như thời tiền sử dưới bìa rừng ở Vĩnh Phúc: Thương con nhưng đành bất lực  - 4

Túp lều cũ kỹ của mẹ con chị Hai.

Nói về người con gái của mình, bà Ba buồn rầu: “Trước đây con tôi có thế đâu”. Khi còn trẻ chị Hai thông minh, lanh lợi, sức khỏe hoàn toàn bình thường. Khi lớn lên có xây dựng gia đình với một người đàn ông ở xã bên cạnh. Thế nhưng, do sức khỏe yếu, mắc bệnh nên chồng chị Hai qua đời khi chị mới sinh người con gái tên Trương Thị Xuân chưa được bao lâu.

Chồng mất, con còn nhỏ khiến chị Hai bị sang chấn tâm lý nặng nề. Một thời gian sau chị bị thần kinh, không còn làm chủ được hành động và suy nghĩ của mình. “Tính đến nay nó cũng đã bị thần kinh hơn 20 năm rồi”, bà Ba kể về người con gái của mình.

Hai mẹ con sống như thời tiền sử dưới bìa rừng ở Vĩnh Phúc: Thương con nhưng đành bất lực  - 5

Bà Ba buồn rầu hướng ánh mắt về nơi con gái sinh sống.

Sau khi chồng mất, chị Hai đưa con về dựng túp lều ở dưới bìa rừng, sống tách biệt hoàn toàn với xã hội. Con gái chị Hai khi còn nhỏ cũng hoàn toàn bình thường, nhưng do sống với mẹ lâu, đến năm lên 10 tuổi cũng mắc bệnh giống mẹ của mình, xa cách mọi người, không đi học.

“Cháu Xuân bị bệnh còn nặng hơn cả mẹ. Cháu nó đi lang thang suốt, nhiều lần gia đình phải tổ chức đi tìm nhưng đưa về nhà chỉ vài hôm là lại đi tiếp. Có lần đi đến 5 tháng không về nhà”, bà Ba kể. Đã có lúc mọi người định xích Xuân lại cho khỏi đi lang thang nhưng lại thôi vì nghĩ thương cháu, không nỡ làm vậy.

Hai mẹ con sống như thời tiền sử dưới bìa rừng ở Vĩnh Phúc: Thương con nhưng đành bất lực  - 6
Hai mẹ con sống như thời tiền sử dưới bìa rừng ở Vĩnh Phúc: Thương con nhưng đành bất lực  - 7
Hai mẹ con sống như thời tiền sử dưới bìa rừng ở Vĩnh Phúc: Thương con nhưng đành bất lực  - 8
Hai mẹ con sống như thời tiền sử dưới bìa rừng ở Vĩnh Phúc: Thương con nhưng đành bất lực  - 9
Hai mẹ con sống như thời tiền sử dưới bìa rừng ở Vĩnh Phúc: Thương con nhưng đành bất lực  - 10
Hai mẹ con sống như thời tiền sử dưới bìa rừng ở Vĩnh Phúc: Thương con nhưng đành bất lực  - 11
Hai mẹ con sống như thời tiền sử dưới bìa rừng ở Vĩnh Phúc: Thương con nhưng đành bất lực  - 12

Cuộc sống như thời trung cổ của hai mẹ con chị Hai.

“Gia đình, anh em cũng ở gần đây cả, nhiều lần khuyên nhủ hai mẹ con về gia đình ở cùng nhưng cả hai nhất định không chịu đi đâu ngoài căn nhà dưới bìa rừng, thậm chí nấu sẵn cơm gọi ra ăn cũng không chịu ra. Đồ ăn, thóc gạo mang sang hai mẹ con cho hết vào nồi nấu rồi ăn dần. Đến khi không ăn được thì mang đổ xuống suối. Tôi già cả rồi, đi lại khó khăn chỉ thỉnh thoảng mới vào dọn dẹp giúp 2 mẹ con nó. Phận làm mẹ, thương nó lắm mà không biết làm thế nào được", bà Ba đau đớn nói.

Trao đổi với chúng tôi, đại diện UBND xã Tam Quang cho biết hoàn cảnh hai mẹ con chị Hai rất khó khăn, chính quyền thường xuyên đến động viên, chia sẻ và thực hiện chế độ trợ cấp xã hội theo đúng quy định. “Chính quyền địa phương cũng đã thực hiện các chương trình trợ cấp hàng tháng cho người khuyết tật và các chương trình hỗ trợ hết mức có thể để hỗ trợ chị Hai cùng con gái", lãnh đạo xã Tam Quang cho hay.

Hai mẹ con thoát chết trong vụ đầu độc bằng trà sữa: Con tôi uống 1 hơi hết luôn
Trong vụ đầu độc bằng trà sữa, có hai mẹ con cũng đã uống nhưng may mắn thoát chết vì uống đúng 2 hộp không có độc.
Hiền Lương
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Những câu chuyện cảm động