"Hoa sữa phải trồng cách 50m, Hà Nội 2-3m lại thấy một cây, người dân khiếp sợ là phải"

Ngày 01/12/2017 10:49 AM (GMT+7)

Hoa sữa không gây độc, không gây mùi đậm đặc nếu như những nhà quy hoạch thực hiện đúng mật độ trồng.

 "Hoa không có lỗi, lỗi ở người quy hoạch"

Trao đổi với chúng tôi về vấn đề này, GS.TSKH Trần Đình Long – Chủ tịch hội giống, cây trồng Việt Nam khẳng định: “Cây hoa sữa không có tội mà lỗi là do người quy hoạch nên mới xuất hiện tình trạng mùi hoa sữa đậm đặc như hiện nay”.

amp;#34;Hoa sữa phải trồng cách 50m, Hà Nội 2-3m lại thấy một cây, người dân khiếp sợ là phảiamp;#34; - 1

Việc trồng quá nhiều và với khoảng cách quá sát nhau nên hoa sữa mới gây nên những phiền toái.

GS Long cho rằng, hoa sữa là loại cây đô thị, dễ trồng và hoa sữa có vẻ đẹp riêng của nó. Tuy nhiên, loài hoa này chỉ đẹp và ý nghĩa trong trường hợp biết sử dụng đúng chỗ và đủ tiêu chuẩn.

Nếu sử dụng một cách thái quá thì nó sẽ gây nên những tác động ngoài sự mong muốn và vấn đề hoa sữa ở Hà Nội hiện nay là một ví dụ điển hình.

amp;#34;Hoa sữa phải trồng cách 50m, Hà Nội 2-3m lại thấy một cây, người dân khiếp sợ là phảiamp;#34; - 2

Hoa sữa là loại cây được trồng ở đô thị, nhưng cần phải trồng đúng quy chuẩn.

“Theo quy định, cây hoa sữa trồng cách nhau tối thiểu là 50 mét. Nhưng thực tế ở Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng thì hoa sữa lại được quy hoạch và trồng với mật độ quá dày, chỉ 2-3 mét lại có 1 cây. Với mật độ này, vào mùa hoa nở, hương sẽ vô cùng nồng nặc, người dân khiếp sợ là phải". 

Theo GS Long, giải pháp số 1 hiện nay là chặt hạ hoặc đánh chuyển hoa sữa ở các tuyến phố, chỉ nên để mỗi cây hoa sữa cách nhau tối thiểu là 50 mét.

"Tuy nhiên, tôi cũng phải nhắc lại là chúng ta chỉ nên chặt hạ theo đúng chuẩn khoảng cách, chứ không tận diệt vì hoa sữa vẫn có giá trị riêng của nó ở các tuyến phố Hà Nội”, GS Long khuyến cáo.

Sau khi chặt hạ hoặc đánh chuyển các cây hoa sữa, GS Long cho rằng các nhà quy hoạch đô thị nên trồng xen kẽ các loại cây khác phù hợp với thực tiễn tuyến phố và thổ nhưỡng đất để giữ cảnh quan đô thị ví dụ như: bằng lăng, muồng, phượng vĩ, hoa giấy…

Liên quan đến vấn đề này, Tiến sĩ Nguyễn Tiến Hiệp (Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Thực vật Việt Nam) nêu ý kiến: "Trồng cây gì cũng cần được quy hoạch và ở mức độ vừa phải. Hoa sữa ở Hà Nội đang được trồng quá dày, khiến cuộc sống của người dân bị đảo lộn mỗi khi đến mùa hoa nở rộ. Đã đến lúc các nhà quản lý cần phải quy hoạch lại, chặt bớt cây trên các tuyến phố".   

amp;#34;Hoa sữa phải trồng cách 50m, Hà Nội 2-3m lại thấy một cây, người dân khiếp sợ là phảiamp;#34; - 3

Hoa sữa nở rộ trên đường Lê Quang Đạo. Theo GS Long, hoa sữa không có chất độc gây chết người, nhưng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe nếu hít phải quá nhiều.

Mùi quá đậm đặc sẽ ảnh hưởng sức khỏe

Đối với vấn đề nhiều người dân cảm thấy khó thở, tức ngực, đau đầu vì ngửi mùi hương hoa sữa, GS Long cho rằng những hiện tượng trên hoàn toàn có thể xảy ra. Không chỉ hoa sữa, mà các loại hoa khác nếu hít phải với nồng độ quá lớn, hoặc để trong phòng kín đều không tốt cho sức khỏe.

“Nhiều nghiên cứu về mặt dược lý cho thấy, hoa sữa không có chất độc gây chết người, nhưng cũng giống như các loài hoa khác, nếu hít phải với mật độ nhiều hay để trong phòng kín thì sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe, đặc biệt là vấn đề thần kinh”, GS Long nói.

Quy Nhơn từng chặt bỏ 3.000 cây hoa sữa vì mùi hương quá nồng vào năm 2015

Năm 2015, thành phố Quy Nhơn (Bình Định) đã đồng loạt trồng hơn 4.000 cây hoa sữa. Tuy nhiên, ngay sau đó người dân phản đối vì hương hoa quá nồng. Thành phố đã phải quyết định chặt bỏ hơn 3.000 cây, chỉ để lại khoảng 900 cây.

Đà Nẵng đưa hoa sữa trồng ở khu vực vành đai để át mùi hôi của khu nước thải

Tại Đà Nẵng, hầu như đường phố nào cũng trồng hoa sữa, nhiều nhất là các tuyến phố chính như Nguyễn Văn Linh, Trường Chinh, Đống Đa, Trần Cao Vân... với mật độ khá dày (5-7 mét/cây). Toàn thành phố có hơn 1.000 cây hoa sữa từ 2-7 năm tuổi. Cuối năm 2011, Công ty Công viên Cây xanh TP.Đà Nẵng di dời toàn bộ 94 cây hoa sữa trên đường Nguyễn Văn Linh về vườn ươm. Sau đó, đưa 20 cây qua trồng ở sau trạm xử lý nước thải Thọ Quang để tạo vành đai ngăn mùi hôi của trạm xử lý “tấn công” khu dân cư. 

Ở Quảng Nam, nhiều công sở do không chịu nổi mùi hoa sữa, lãnh đạo các cơ quan này đã ra lệnh triệt hạ. 

Lê Phương - Lê Lan
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Tin tức 24h