Hoàng tử thứ 11 của vua Minh Mạng: Uyên bác, tài giỏi

K.T - Ngày 28/06/2021 16:25 PM (GMT+7)

Miên Trinh vốn thông minh, hiếu học, tính nết hiền hòa và được dạy dỗ chu đáo. Vì thế, ông sớm nổi tiếng trong triều là người uyên bác, thạo cả nghề thuốc và có tài sáng tác thơ.

Mới đây, Hoa hậu Hà Kiều Anh đã tiết lộ một bí mật khiến nhiều người bất ngờ. Theo đó, bà nội của cô là hậu duệ trực hệ của vua Minh Mạng – Nguyễn Tăng Diệu Hương. Bà là con gái của Công Tằng Tôn Nữ Truyền Kinh – con cháu của Nguyễn Phúc Thư (tức Tuy Lý vương), hoàng tử thứ 11 của vua Minh Mạng.

Bà Nguyễn Tăng Diệu Hương - bà nội của Hoa hậu Hà Kiều Anh (trái) và 2 mẹ con nàng hậu.

Bà Nguyễn Tăng Diệu Hương - bà nội của Hoa hậu Hà Kiều Anh (trái) và 2 mẹ con nàng hậu.

Hoàng tử thứ 11 của vua Minh Mạng: Thông minh, hiếu học

Tuy Lý vương (1820-1897) có tên Nguyễn Phúc Thư, sau được ban tên Nguyễn Phúc Miên Trinh tại viện sau Thanh Hòa điện. Ông là con trai thứ 11 của Nguyễn Thánh Tổ Minh Mạng với bà Tiệp dư Lê Thị Ái.

Miên Trinh vốn thông minh, hiếu học, tính nết hiền hòa và được dạy dỗ chu đáo. Vì thế, ông sớm nổi tiếng trong triều là người uyên bác, biết sáng tác thơ và thạo cả nghề thuốc. Nói về ông, sách Vua Minh Mạng với Thái y viện có đoạn: “Miên Trinh không chỉ là nhà trí thức uyên bác, mà còn là một người mang tâm hồn phóng khoáng, giản phát, biết sống chân thật, biết đối nhân xử thế... Thơ ông có rất nhiều bài, nhưng có lẽ đặc sắc nhất vẫn là những bài phản ảnh thực trạng xã hội, tuy số lượng không nhiều”.

Năm 1839, ông được phong là Tuy Quốc công, cho lập phủ riêng ở bên cạnh Ký Thưởng viên của người anh cùng cha khác mẹ. Năm 1851, vua Tự Đức bắt đầu lập Tôn Học đường, cử Miên Trinh giữ chức Đổng sự. Sau đó 3 năm, ông tiếp tục được phong thành Tuy Lý công.

Tuy Lý vương.

Tuy Lý vương.

Năm 1865, Hoàng đế Tự Đức chuẩn cho Miên Trinh kiêm nhiếp Tôn Nhân Phủ Hữu Tôn Nhân. Lúc này, vì mẹ mất, ông xin từ để cự tang và 6 năm sau mới tựu chức rồi thăng Tông Nhân Phủ Tả Tông Nhân. Năm 1878, ông được phong làm Tuy Lý Quận vương, sau đó thăng làm Tông Nhân Phủ Hữu Tông.

Năm 1883, vua Tự Đức lâm bệnh, Miên Trinh liền vào Y viện hầu thuốc nhưng không hiệu quả, không lâu sau thì vua qua đời. Khi ấy, ông được vua di chiếu giúp đỡ việc triều chính. Trong thời gian này ông được phong tước Tuy Lý vương

“Bấy giờ, trong Hội đồng phụ chính, Tôn Thất Thuyết và Nguyễn Văn Tường nắm nhiều quyền hành, lại đứng đầu phái chủ chiến, tích cực chống thực dân Pháp. Họ thực hiện các cuộc phế lập để chọn ông vua đứng về phe mình. Trong cuộc phế lập ấy, Lãng Quốc công Hồng Dật lên ngôi, cải nguyên Hiệp Hòa và Miên Trinh được tấn phong Tuy Lý vương...”, sách Vua Minh Mạng với Thái y viện kể.

Phủ Tuy Lý vương.

Phủ Tuy Lý vương.

Từng bị cách hết chức

Miên Trinh có lòng yêu nước thương dân nhưng do ảnh hưởng của hệ ý thức phong kiến – luôn đặt quyền lợi hoàng tộc lên đầu nên ông đã ngấm ngầm chống đối Tôn Thất Thuyết và Nguyễn Văn Tường. Thậm chí, con trai của ông còn lập mưu cùng vua Hiệp Hòa nhờ tay thực dân Pháp diệt trừ hai người ấy nhưng âm mưu bại lộ và bị giết hại.

Miên Trinh lo sợ, lánh đến sứ quán Thương Bạc xin tá túc nhưng không được. Ông đành đem cả gia đình xuống Thuận An xin tị nạn trên tàu Pháp do Picard Destelan chỉ huy. Cuối tháng 11/1883, Pháp trao trả ông cho triều đình Huế. Ông bị cách hết chức, giáng xuống Tuy Lý Huyện công, đày vào Quảng Ngãi. Năm 1886, Đồng Khánh lên ngôi, ông được tha về và khôi phục tước Tuy Lý công.

Sơ đồ hậu duệ trực hệ của vua Gia Long và vua Minh Mạng theo lời kể của Hoa hậu Hà Kiều Anh

Theo sơ đồ trực hệ mà Hoa hậu Hà Kiều Anh tiết lộ, cô có thân thế là cháu chắt của vua Minh Mạng.

Theo sơ đồ trực hệ mà Hoa hậu Hà Kiều Anh tiết lộ, cô có thân thế là cháu chắt của vua Minh Mạng.

Năm 1889, Miên Trinh được cử làm Ðệ nhất phụ chính thân thần, kiêm nhiếp Tôn Nhân Phủ Tả Tôn Chính, tấn thăng Tuy Lý quận vương như trước. Năm 1894, vì có công lao lớn, ông lại được tấn phong làm Tuy Lý vương.

Năm 1897, vì tuổi già, ông lâm bệnh và qua đời, hưởng thọ 77 tuổi. Khi ấy, vua Thành Thái cấp một ngàn quan tiền lo việc tang. Mộ ông được đặt ở cạnh mộ mẹ, nay thuộc phường Phường Đúc, sát bên đường Bùi Thị Xuân (Huế).

Tuy Lý vương có 41 người con trai và 36 con gái, trong đó có người con trai tên Hương Ngãi. Ông sinh được 4 người con trai và 3 cô con gái. Bà Công Tằng Tôn Nữ Truyền Kinh là bà cố ngoại của Hoa hậu Hà Kiều Anh.

Ông bà nội của Hoa hậu Hà Kiều Anh. Ngoài bà nội Nguyễn Tăng Diệu Hương là dòng dõi của vua Minh Mạng, ông nội của cô cũng là nhân vật tiếng tăm. Ông chính là Nguyên Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Đại sứ Việt Nam tại Liên Hiệp quốc, Đại tá Hà Văn Lâu.

Ông bà nội của Hoa hậu Hà Kiều Anh. Ngoài bà nội Nguyễn Tăng Diệu Hương là dòng dõi của vua Minh Mạng, ông nội của cô cũng là nhân vật tiếng tăm. Ông chính là Nguyên Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Đại sứ Việt Nam tại Liên Hiệp quốc, Đại tá Hà Văn Lâu.

Hoàng đế Việt có 142 người con và nghi án giết chị dâu gây chấn động chưa có lời giải
Hậu cung của vua Minh Mạng lên đến 43 phi tần và sinh hạ được 142 người con với 78 hoàng tử và 64 công chúa.

Thâm cung bí sử

K.T (Tổng hợp)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Hoa hậu Hà Kiều Anh