Hồi môn gây 'sốc' của đám cưới con gái đại gia Cà Mau

Ngày 11/01/2016 20:20 PM (GMT+7)

"Tài sản tôi cho con gái là giao vợ chồng Ngọc Mai toàn quyền điều hành đối với cụm công ty con tại Cà Mau, có tổng giá trị khoảng 300 tỷ đồng”, đại gia Cà Mau chia sẻ.

Báo Tri thức Trực tuyến đưa tin, chiều 9/1, ông Nguyễn Việt Cường, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Phú Cường, đại gia chuyên ngành thủy sản, đô thị nhà ở, năng lượng tái tạo và du lịch - dịch vụ ở Cà Mau bắt đầu đón khách đến chúc mừng đám cưới con gái. Các đoàn nghệ sĩ từ TP HCM cũng đến "đảo uyên ương" của ông Cường để chuẩn bị cho các tiết mục trong tiệc nhóm họ tối cùng ngày.

Ông Cường cho biết, có hơn 1.900 thiệp cưới được gửi đến người thân, bạn bè và đối tác kinh doanh trong, ngoài nước. Đêm nhóm họ sẽ có khoảng 70 bàn tiệc, khách còn lại sẽ dự buổi tiệc chính vào đêm 10/1.

"Tôi chi khoảng 9 tỷ đồng cải tạo nhà hàng giữa hồ nước rộng 81.700 m2 thành 'đảo uyên ương' để mừng ngày trọng đại cho con gái nở mày nở mặt với nhà chồng và bà con.

Chi phí để nghệ sĩ đến góp vui tốn hơn 2 tỷ đồng. Cộng hai cái này lại trên 11 tỷ đồng, bằng doanh thu 3 ngày của một công ty ở Kiên Giang", ông Cường khẳng định.

Hồi môn gây #039;sốc#039; của đám cưới con gái đại gia Cà Mau - 1

Đại gia Nguyễn Việt Cường cùng con gái.

Ngoài ra theo thông tin trên báo Thanh Niên, gia đình ông mời nhiều nghệ sĩ, ca sĩ ở TP. HCM, Hà Nội tham gia chương trình văn nghệ với chi phí trên 2 tỷ đồng. Các ca sĩ như: Đàm Vĩnh Hưng, Nguyễn Phi Hùng, Phi Nhung, nhóm Mắt Ngọc, Thanh Thanh Hiền và nghệ sĩ cải lương thân thiết ông gia đình ông Cương như Trọng Hữu, Cẩm Tiên.

Theo một nguồn tin tiết lộ, giá catse của Đàm Vĩnh Hưng cho hai buổi biểu diễn trong ở tiệc cưới là 15.000 USD. Riêng ca sĩ Phi Nhung là 10.000 USD nhưng số tiền này được Phi Nhung dùng làm tiền mừng cưới.

Thông tin trên báo Tri thức Trực tuyến, ông Châu Thanh Hãn, Phó tổng giám đốc Tập đoàn Phú Cường tiết lộ: "Chi phí cho mỗi ca sĩ này 8.000-15.000 USD sau khi kết thúc hai đêm văn nghệ, nhưng một người trong số đó đã tặng tiền cát-xê làm quà cưới cho Ngọc Mai".

Cũng theo ông Hãn, tiệc cưới này được xem là có một không hai ở Cà Mau, cần đến trên 500 nhân viên phục vụ.

Nhắc đến việc nhiều người cho rằng, quá lãng phí khi chi cả chục tỷ cho đám cưới, chủ tịch Tập đoàn Phú Cường giải thích rằng, đây là tiền cần thiết phải chi, vì đó là ngày vui nhất của con gái ông. Theo kế hoạch, tiền khách đi đám cưới sẽ được trích ra 50% làm từ thiện, còn lại ông Cường cho vợ chồng con gái.

"Tài sản tôi cho con gái là giao vợ chồng Ngọc Mai toàn quyền điều hành đối với cụm công ty con tại Cà Mau, có tổng giá trị khoảng 300 tỷ đồng”, ông Cường chia sẻ.

Theo người cha, con gái ông hiện là Tổng giám đốc Công ty cổ phần Du lịch Minh Hải có vốn của Nhà nước. Cô dâu 29 tuổi này từng học ở Singrapore, tốt nghiệp đại học quản trị kinh doanh. Chú rể Thanh Duy có công ty xây dựng, kinh doanh vật tư xây dựng nên cũng là đối tác lâu năm với tập đoàn của cha vợ.

Hồi môn gây #039;sốc#039; của đám cưới con gái đại gia Cà Mau - 2

Vợ chồng cô dâu Ngọc Mai - Thanh Duy. (Ảnh: Tri thức Trực tuyến).

Báo Phụ nữ Online đưa tin, ông Nguyễn Việt Cường hiện nay là một đại gia có tiếng ở Cà Mau. Sự nghiệp của vị “đại gia” này bắt đầu từ năm 1995, ông đứng ra mua lại một cơ sở làm ăn yếu kém để đầu tư mở rộng thành Xí nghiệp chế biến thủy sản Phú Cường - doanh nghiệp chế biến thủy sản tư nhân đầu tiên của tỉnh Cà Mau.

Thời điểm đó, rất ít ai ngờ rằng từ một cơ sở làm ăn yếu kém như vậy mà chỉ trong 3 năm ông Cường đã đưa doanh nghiệp của mình không ngừng phát triển. Và cũng từ đây, ông Nguyễn Việt Cường đã dần trở thành một đại gia có thế lực của Cà Mau.

Đến năm 2003 – 2004, đánh dấu một bước phát triển mới cho việc làm ăn kinh doanh của ông Cường, khi ông đã mua cổ phần chi phối của Công ty cổ phần chế biến thủy sản Minh Hải và ông đã trở thành Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc.

Từ đó đến nay, việc kinh doanh của “đại gia” Nguyễn Việt Cường liên tiếp gặp thành công. Năm 2005, ông Cường đã đầu tư 100 tỷ đồng xây dựng 2 nhà máy chế biến thủy sản mới mang tên Kiên Cường và Kiên Giang tại Bạc Liêu. Năm 2006, ông mua cổ phần chi phối của Công ty cổ phần thực phẩm xuất khẩu thủy sản Cà Mau và Công ty Kisimex Kiên Giang.

Năm 2007, ông Cường lại tiếp tục đầu tư 60 tỷ đồng xây dựng Công ty cổ phần xuất nhập khẩu hải sản Hùng Cường tại Vĩnh Long. Dự kiến, nếu cả 6 nhà máy chế biến thủy sản này hoạt động sẽ nâng tổng sản lượng sản xuất lên 70.000 tấn/năm, tương đương với doanh số 400 triệu USD và thu hút trên 10.000 lao động.

Hai tháng trước, đại gia thủy sản Âu Vững ở thị xã Giá Rai (Bạc Liêu) cũng nổi đình đám bằng việc thuê máy bay phục vụ đám cưới.

Đến ngày 22/12/2015, thủy sản Lê Thanh Bạch (55 tuổi) cũng tổ chức đám cưới hoành tráng cho con trai cả Lê Lý Huy Vũ (27 tuổi).

Trước khi tổ chức đám cưới cho anh Vũ, em gái chú rể này là Lê Thanh Nhi (20 tuổi, đang học tại Australia) đã về quê Khúc Tréo, xã Tân Phong (Giá Rai, Bạc Liêu) để thiết kế rạp đám cưới cho anh trai.

Rạp được dựng trên khu đất rộng 3.000 m2, với 20 thợ thực hiện trong 3 tuần mới hoàn thành. Chỉ riêng chi phí dựng rạp đã khoảng 600 triệu đồng. Gia chủ cũng chi trên 200 triệu đồng cho hơn 10 ca sĩ.

Người thân của đại gia cho biết, ông Bạch đã mừng cưới con trai và con dâu bằng căn hộ trị giá 700.000 USD và 30 tỷ đồng tiền mặt. Một phần số tiền khách mừng đám cưới được trích ra làm từ thiện.

Ông Nguyễn Văn Sử, cựu giáo viên ở huyện Phước Long (Bạc Liêu) nói rằng, người miền Tây vốn có lối sống phóng khoáng nên nhà có lễ lộc, đám tiệc thường tổ chức cầu kỳ, linh đình, với ý nghĩa để "nở mặt" với họ hàng, làng xóm. Song vị này cho rằng, thực tế mặt bằng chung đời sống của người dân nơi này vẫn còn nhiều khó khăn nên không chỉ tiệc cưới mà lễ tang, đám giỗ cũng cần phải tổ chức theo phong tục truyền thống, tránh phô trương sẽ gây lãng phí. Theo ông này, những đám cưới của con đại gia trong thời gian gần đây cho thấy tiệc sau luôn lớn hơn tiệc tổ chức trước. Từ đó dễ nhận ra rằng, chủ hôn luôn có sự tranh đua, muốn thể hiện tâm lý thích hơn người khác.

“Ở nông thôn miền Tây bây giờ đám giỗ thường xuyên ca hát cả ngày. Đám cưới trong ruộng mà cũng có nhạc vũ trường, nhảy nhót coi không giống ai. Nếu anh biết khiêm tốn thì dù có mời hàng nghìn khách cũng không nên phô trương, khoe của dẫn đến lãng phí”, ông Sử nói.

Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Thời sự