Loại cây lạ tỏa mùi thơm đặc biệt, nay thành bonsai vừa đẹp vừa là biểu tượng của sự may mắn, có cây vài tỷ đồng

H.A - Ngày 26/08/2024 14:40 PM (GMT+7)

Nguyệt quế là loại cây mang biểu tượng của sự may mắn, khát khao chiến thắng. Với nhiều người chơi cây cảnh, việc chăm sóc cây nguyệt quế thành bonsai với nhiều hình dáng khác nhau còn mang lại giá trị kinh tế cao.

Tại Việt Nam, cây nguyệt quế hay còn gọi là nguyệt quý, nguyệt quới, thuộc họ cam chanh. Loại cây này đặc trưng với hình dáng xinh đẹp, sự linh hoạt trong cách trồng và chăm sóc.

Cây nguyệt quế có thể cao từ 2 - 8m, thân cây thẳng, nhẵn. Hoa nguyệt quế thường nở quanh năm, màu trắng hơi ngả vàng, mùi thơm dễ chịu. Khi được trồng trong chậu, uốn nắn đẹp sẽ tạo thành dáng bonsai rất đặc biệt.

Cận cảnh một cây nguyệt quế đang ra bông và có dáng đẹp

Cận cảnh một cây nguyệt quế đang ra bông và có dáng đẹp

Kiếm hàng chục triệu đồng/tháng nhờ trồng bonsai nguyệt quế

Anh Duy (28 tuổi, Thái Bình) tận dụng 2.000m2 đất của gia đình để trồng nhiều loại cây cảnh, trong đó có hơn 500 cây bonsai nguyệt quế. Anh Duy ấn tượng với cây nguyệt quế vì mang ý nghĩa của hy vọng, màu sắc của hoa và lá rất đẹp, mùi thơm nhẹ nhàng, về sau chính cây này đã giúp anh có thêm thu nhập.

Để bán được một cây bonsai nguyệt quế mất khoảng 8 tháng từ khi trồng, nếu làm kĩ, uốn nắn tỉ mẩn thì khoảng 2 năm. Trong vườn cây của anh Duy, cây nguyệt quế trồng từ 8 - 9 tháng có giá từ 7 triệu đồng/cây. Còn cây 2 năm trở lên giá từ 15 - 30 triệu đồng/cây. Trung bình mỗi tháng anh Duy bán gần 10 cây cảnh nguyệt quế.

Để có một cây nguyệt quế đẹp, đạt giá trị kinh tế cao thì phải đạt độ già về bệ gốc, hoành thân, chi cành… Cùng với đó phải chọn lọc phôi khoẻ, có dáng từ khi mới trồng. Khoảng 2 tháng cây nguyệt quế sẽ cho hoa 1 lần, mỗi đợt ra hoa cần bấm ngọn để cây nảy lộc mới, không được cắt trụi lá mà phải để cành thở cho cây kéo nhựa nuôi thân, nếu không cây sẽ chết.

Anh Duy có thể kiếm hàng chục triệu đồng mỗi tháng nhờ trồng nguyệt quế bonsai

Anh Duy có thể kiếm hàng chục triệu đồng mỗi tháng nhờ trồng nguyệt quế bonsai

Trong khi đó anh Trần Văn Tâm (34 tuổi, TP.HCM) cũng sở hữu một vườn cây rộng khoảng 500m2, trong đó có nhiều cây nguyệt quế. Theo anh Tâm, cây nguyệt quế bonsai được nhiều người ưa chuộng để làm cảnh trong sân vườn, so với các loại bonsai khác thì cây có độ già và dáng dấp đẹp, dễ cho giá trị kinh tế.

Anh Tâm hiện đang sở hữu gần 20 cây bonsai nguyệt quế đủ loại, từ dáng đơn giản đến phức tạp. Mức giá bán ra dao động từ 5 - 10 triệu đồng, mỗi tháng anh thu về từ 5 - 6 triệu đồng từ loại cây cảnh này nhờ việc vừa trồng vừa bán ra lai rai.

Thay vì bán ra thị trường ồ ạt, anh Tâm thường đem cây đi giao lưu với những người cùng sở thích, từ đó có thêm nhiều cây có dáng đẹp, tăng thêm giá trên thị trường.

Với thâm niên chơi cây của mình, anh Tâm nhận thấy để nguyệt quế có giá trị cao thì cây phải già. Cây nguyệt quế không thích ánh sáng trực tiếp nên cần có mái che bằng lưới hoặc trồng dưới bóng râm.

Loại cây lạ tỏa mùi thơm đặc biệt, nay thành bonsai vừa đẹp vừa là biểu tượng của sự may mắn, có cây vài tỷ đồng - 3

Để uốn nắn cây nguyệt quế cảnh đẹp cần chú ý về thời gian cây ra hoa, tưới nắng, đủ ánh sáng

Để uốn nắn cây nguyệt quế cảnh đẹp cần chú ý về thời gian cây ra hoa, tưới nắng, đủ ánh sáng

Trên thị trường cây cảnh và trên chợ mạng, nguyệt quế bonsai được rao bán với giá từ vài triệu đồng. 

Vườn cây nguyệt quế "giá nào cũng không bán" của lão nông Tiền Giang

Đặc biệt hơn hết là khu vườn có hàng ngàn cây nguyệt quế của ông Lê Bá Sanh (74 tuổi, Tiền Giang). Ban đầu vì thấy nhiều cây cảnh đẹp nên ông Sanh xin giống về trồng trong khu vườn để hoang. Cứ thấy có cây con mọc lên ông lại bứng đi trồng vào những chỗ trống trong vườn, qua mấy chục năm ông có được một vườn nguyệt quế đồ sộ.

Cây nguyệt quế trong vườn của ông Sanh gồm 2 giống từ 15 - 35 tuổi, một loại có dáng cong nhẹ, thân uốn lượn và một loại thân trực, thớ gỗ xoắn bện như dây thừng. Cả hai giống này đều độc lạ so với nguyệt quế trong vùng, ít nơi nào có.

Ông Sanh sở hữu những chậu cây nguyệt quế có dáng độc lạ, được đặt tên riêng như: Nhất trụ kình thiên, Nửa vầng trăng… Cây có bộ đế đẹp, hoành đế gần 1,2m, cao gần 3m. Để tăng giá trị cho cây, ông Sanh tự tìm tòi học cách chỉnh sửa, tạo dáng.

Trước đây lão nông chỉnh sửa cây nguyệt quế theo lối kiểng cổ, qua thời gian khi nhu cầu chơi bonsai nở rộ, ông Sanh thay đổi để theo kịp xu hướng. Quá trình thay đổi này mất nhiều thời gian và đòi hỏi người thợ có tay nghề cao, mắt thẩm mỹ, kiên trì và nhẫn nại. Thân nguyệt quế cứng và giòn, nếu sửa không khéo sẽ dễ gãy cành.

Trong vườn nguyệt quế của ông Sanh có nhiều gốc đẹp lạ, được định giá tiền tỷ nhưng ông nhất quyết không bán

Trong vườn nguyệt quế của ông Sanh có nhiều gốc đẹp lạ, được định giá tiền tỷ nhưng ông nhất quyết không bán

Hơn 90% cây nguyệt quế trong vườn đều được ông Sanh chỉnh sửa bởi vì theo quan niệm “cây cũng như con người, không ai sinh ra là hoàn hảo, phải sửa đổi từng chút mới nâng lên giá trị được".

Từ cách đây nhiều năm, đã có người đến vườn cây nguyệt quế của ông Sanh và ngỏ ý mua với giá vài tỷ nhưng chưa có ý định bán. Ông Sanh muốn nuôi cây để đem đi thi ở những cuộc thi cây cảnh trong và ngoài nước.

Cây ăn quả quen thuộc lên chậu thành bonsai lạ, vừa đẹp vừa hợp phong thuỷ, có cây giá nửa tỷ được săn lùng
Từ cây cóc vốn được trồng để thu hoạch quả, nhiều người chơi cây sưu tầm và chăm sóc tạo thành bonsai đẹp mắt. Thậm chí có những gốc bonsai cóc lâu...

Cây cảnh độc đáo

Theo H.A
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Cây cảnh độc đáo