Loại cây mọc đầy bờ bụi, xưa không ai biết nay thành đặc sản được ưa chuộng vì hương vị lạ, 100.000 đồng/kg

Châu Trần - Ngày 11/09/2024 19:11 PM (GMT+7)

Từ cây dại mọc ở bờ suối, bìa rừng, giờ đây rau mảnh cộng được người thành phố "săn lùng", có thể chế biến thành nhiều món ngon. 

Mấy năm gần đây, người thành phố có xu hướng tìm đến các loại rau dại, quả dại trong tự nhiên vì vừa sạch, vừa có hương vị lạ. Vì thế, nhiều loại cây mọc bờ bụi trước đây không ai biết đến, nay thành đặc sản được ưa chuộng, mang lại thu nhập cho người dân. Trong số đó phải kể tới cây mảnh cộng. 

Cây mảnh cộng còn có tên gọi khác là xương khỉ, bìm bịp, lá cầm, tên khoa học là Clinacanthus nutans, có nguồn gốc từ Ấn Độ. 

Cây mảnh cộng mọc bờ bụi, xưa không ai biết đến, chỉ có người dân nghèo hái về để xào, luộc, nấu canh

Cây mảnh cộng mọc bờ bụi, xưa không ai biết đến, chỉ có người dân nghèo hái về để xào, luộc, nấu canh

Loại cây này mọc thành từng bụi ở bờ suối, bìa rừng, nhiều người mang về trồng làm hàng rào. Chúng cao tới 3m, lá non thường được dùng để nấu canh ăn, lá khô có thể làm trà hoặc làm bánh do có mùi thơm đặc trưng.

Trước đây, rau mảnh cộng được xem là món "cứu đói" của người dân ở các miền quê nghèo. Hiện rau mảnh cộng được người thành phố ưa chuộng, có mặt trong nhà hàng quán ăn, làm thành nhiều món ngon nức tiếng. 

Theo đó, lá và ngọn non của rau mảnh cộng thường dùng để ăn kèm với các loại lẩu hoặc dùng nấu canh với thịt bằm, canh tôm, canh cua rất ngon và giàu dinh dưỡng. Rau mảnh cộng có mùi thơm nhẹ, có thể hơi khó ăn đối với những ai mới thử lần đầu, nhưng đã từng thưởng thức qua loại rau này sẽ nhớ tới vị ngọt thanh đặc trưng của bát canh rau mảnh cộng, vị ngọt tự nhiên như nấu canh cua. Ngoài ra, lá mảnh cộng có thể dùng làm bánh. 

Bánh mảnh cộng phải lấy lá cây giã nát, vắt lấy nước cốt rồi hoà vào bột nếp. Nhân bánh được làm bằng đậu xanh hấp nhuyễn trộn với dừa sợi và đường cát trắng. Nhân đậu xanh ngọt bùi vàng ươm ở giữa, bao xung quanh là bột nếp dẻo thơm, xanh màu lá. Bánh được vo tròn, gói lá chuối, hấp cách thủy. Món bánh mảnh cộng là tuổi thơ của những đứa trẻ lớn lên ở vùng Bắc Bộ.

Bánh mảnh cộng gắn với tuổi thơ của những đứa trẻ ở miền Bắc

Bánh mảnh cộng gắn với tuổi thơ của những đứa trẻ ở miền Bắc

"Hồi nhỏ về quê, mảnh vườn sau nhà bà ngoại tôi có vạt mảnh cộng xanh biếc. Bà hái lá và ngọn non vào nấu với tép đồng. Những buổi trưa hè nóng nực, hay mùa đông giá lạnh, món canh ấy đều khiến cơm vơi nhanh hơn cả. Bà tôi bảo rằng rau này có nhiều canxi, tốt cho xương. 

Bà tôi còn làm trà mảnh cộng. Nghĩa là chặt nhỏ cây mảnh cộng phơi khô rồi nấu nước mát uống. Rồi bà làm cả bánh mảnh cộng nhân đậu xanh, ăn dẻo thơm, ngon ngọt lắm", bạn Hoàng Lan (ở Cầu Giấy, Hà Nội) kể lại. 

Cây mảnh cộng trở thành đặc sản ở thành phố

Cây mảnh cộng trở thành đặc sản ở thành phố

Hoàng Lan cho biết bây giờ ở siêu thị thỉnh thoảng có bán rau mảnh cộng với giá 40.000 - 50.000 đồng/kg loại tươi, 100.000 đồng/kg loại khô. Loại rau này có nhiều ở các tỉnh miền núi phía Bắc như: Lào Cai, Sơn La, Yên Bái, hoặc một số tỉnh như Thanh Hóa, Tây Ninh… nhưng số lượng không nhiều. 

"Mỗi khi thấy có bán rau mảnh cộng, tôi đều mua về để nấu canh hoặc xào tỏi đổi vị cho bữa cơm gia đình. Cả chồng và con tôi cũng rất thích cái vị ngọt và mùi thơm của thứ rau nhà quê này", Lan nói thêm.

Theo Châu Trần
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Sáng nay (22/11), giá vàng tiếp tục tăng mạnh nửa triệu đồng/lượng. Theo đó, vàng miếng SJC lên mốc 86 triệu đồng/lượng, giá vàng nhẫn trên...

Tin bài cùng chủ đề Đặc sản 4 phương