Lễ Thất Tịch ăn chè đậu đỏ, lý do dù bạn có ăn bao nhiêu vẫn không "thoát ế"

H.A - Ngày 22/08/2023 10:42 AM (GMT+7)

Bạn có biết, loại đậu đỏ mà chúng ta ăn được hoàn toàn không phải hồng đậu (hay hạt tương tư) được coi là biểu tượng của Lễ Tình nhân trong lịch sử. Hơn nữa, loại hạt hồng đậu này có độc tính, hoàn toàn không thể dùng để ăn.

Đồng âm “đậu đỏ” nhưng khác loại, khác nghĩa

Hạt hồng đậu tương tư với hạt đậu đỏ (nấu chè) không cùng một loại dù chúng đồng âm. Chính vì thế, dù bạn có ăn bao nhiêu chè đậu đỏ cũng không phải là hạt đậu đỏ nguyên gốc trong truyền thuyết về nỗi nhớ và tình yêu. 

Hạt hồng đậu trong truyền thuyết không được dùng để chế biến món ăn mà người ta hay dùng nó để kết thành trang sức: chuỗi hạt, vòng, trang sức cài tóc... do đặc tính hạt này cứng như đá, vỏ bóng, có hình dáng nhỏ xinh, màu đỏ như máu, không phai màu, không bị mọt, bảo quản được rất lâu…

Hạt hồng đậu tương tư khác với đậu đỏ được dùng để nấu chè

Hạt hồng đậu tương tư khác với đậu đỏ được dùng để nấu chè

Hạt đậu đỏ để nấu chè có hình dáng thuôn dài hơn, màu sắc không đỏ tươi như hồng đậu

Hạt đậu đỏ để nấu chè có hình dáng thuôn dài hơn, màu sắc không đỏ tươi như hồng đậu

Tình yêu cũng có Nhân - Quả, ăn đậu đỏ không giúp bạn thoát ế

Muốn tìm được một chàng trai/cô gái ưu tú, thì bản thân bạn cũng phải trở thành một người ưu tú. Nếu bạn muốn tìm một anh chàng thích thể thao thì bản thân bạn cũng cần tìm hiểu bộ môn này và chịu khó đến sân thì mới có cơ hội xuất hiện trong vòng quan hệ của người đó. 

“Nhân” ở đây muốn nói, khi bạn nỗ lực để bản thân tốt hơn, nỗ lực tìm hiểu đối phương (phẩm chất, sở thích, thói quen, đánh giá đối tượng hợp với mình, chủ động “bật đèn xanh”...) và hành động thì bạn mới gặt hái được “Quả”.

“Quả” - Trong một biển hàng triệu hàng tỉ người, bạn xuất hiện. Những thứ bạn thể hiện phù hợp tiêu chí mà người đó đang tìm kiếm thì người đó sẽ muốn đến bên bạn. 

Nếu chỉ im lìm trong những thói quen hằng ngày, an phận với tổ kén và không bao giờ hành động, nhưng cứ đến lễ Thất tịch lại chăm chỉ ăn chè đậu đỏ, thì bạn chỉ có thể nếm vị ngọt của món ăn, chứ rất khó để nếm trải “vị ngọt” của tình yêu. 

Lễ Thất Tịch ăn chè đậu đỏ, lý do dù bạn có ăn bao nhiêu vẫn không amp;#34;thoát ếamp;#34; - 3

Truyền thuyết về hồng đậu trở thành tín vật của tình yêu 

Ngày xưa, có đôi vợ chồng vừa lấy nhau thì người chồng phải tòng quân đi chinh chiến. Người vợ ngày ngày đứng tựa cửa mỏi mắt ngóng trông chồng về. Nàng càng đợi chờ thì bóng dáng người chồng càng chẳng thấy đâu. Cứ như vậy, người thiếu phụ chờ đợi và hy vọng trong những giọt nước mắt cho đến khi những giọt lệ của nàng rơi xuống trở thành những giọt máu nhỏ xuống đất. Từ mảnh đất ấy, cây hồng đậu được sinh ra.

Hồng đậu được sinh ra từ nỗi sầu tương tư, nhưng đây cũng chính là dư vị đẹp mà chỉ có những người yêu nhau chân thành, sâu sắc mới có được. Từ đó, hồng đậu trở thành tín vật tình yêu của người Trung Quốc. 

Nếu được tặng hồng đậu, hãy để ý thông điệp “ngầm” ẩn trong số hạt được tặng:

1 hạt – Trong lòng anh chỉ có một mình em

2 hạt – Đôi ta như chim liền cánh

3 hạt – Anh yêu em

10 hạt – Yêu em toàn tâm toàn ý

11 hạt – Một lòng một dạ yêu em

13 hạt – Em yêu, xin hãy đón nhận tình yêu của anh

17 hạt – Bên em suốt đời

18 hạt – Thanh xuân mãi mãi

19 hạt – Yêu đến tận cùng

21 hạt – Yêu nhất là em

22 hạt – Trong em có anh, trong anh có em

33 hạt – 3 đời 3 kiếp bên nhau

36 hạt – Tình yêu của anh chỉ có em

66 hạt – Yêu em mãi không đổi thay

99 hạt  - Thiên trường địa cửu

999 hạt – Anh là người hạnh phúc nhất trên thế gian này

Hạt hồng đậu tương tư hay được dùng để kết vòng, trang sức

Hạt hồng đậu tương tư hay được dùng để kết vòng, trang sức

Trên mạng có nhiều nơi bán sẵn hạt hồng đậu đã xỏ lỗ để người dùng tiện sử dụng

Trên mạng có nhiều nơi bán sẵn hạt hồng đậu đã xỏ lỗ để người dùng tiện sử dụng

Bài thơ nổi tiếng về hồng đậu

Chính là bài "Tương Tư” do nhà thơ Vương Duy (701 – 761) đời Đường sáng tác.

Tương tư

Hồng đậu sinh nam quốc

Xuân lai phát kỷ chi

Nguyện quân đa thái biệt

Thử vật tối tương tư

Dịch nghĩa

Đậu đỏ sinh ở phương nam,

Mùa xuân đến, nẩy bao nhiêu cành

Xin chàng hãy hái cho nhiều,

Vật ấy rất gợi tình tương tư

Hay còn được biết đến với bản dịch:

Hồng đậu sinh nam quốc

Xuân xanh nảy mấy cành

Xin chàng luôn hãy nhớ

Đậu này mãi tương tư

Số hạt hồng đậu tượng trưng cho thông điệp mà người tặng muốn gửi gắm

Số hạt hồng đậu tượng trưng cho thông điệp mà người tặng muốn gửi gắm

Người Trung Quốc không hề có truyền thống ăn đậu đỏ vào ngày lễ Thất tịch

Trên MXH lan truyền rất nhiều thông tin về việc chè đậu đỏ gắn với ngày Thất tịch - ngày lễ tình yêu của người Trung Quốc - thì người ăn sẽ thoát ế, tìm kiếm được nửa kia. Các cô gái ăn món ăn này sẽ gặp may mắn trong việc tìm kiếm tình duyên. Tuy nhiên, người Trung Quốc - nơi sinh ra truyền thuyết về hồng đậu lại không hề có truyền thống này. 

Câu chuyện về nguồn gốc ngày lễ Tình nhân ở Trung Quốc gắn với một sự kiện truyền thông nhằm mục đích đưa giới trẻ Trung Quốc quay lại với các giá trị truyền thống. Và sự kiện này đặc biệt thành công. 

Trước tình trạng vào những năm 90, giới trẻ Trung Quốc mải mê cuốn theo những trào lưu văn hóa phương Tây mà bỏ quên những giá trị truyền thống, ông Zhou Yaoting, người sáng lập Tập đoàn Hồng Đậu (Hongdou) đã nảy ra sáng kiến tổ chức Lễ hội Hồng Đậu Thất Tịch nhằm khôi phục truyền thống và tạo nên một trào lưu mới, được các cơ quan quản lý văn hóa và cộng đồng hết sức ủng hộ. Lễ hội này hướng đến các đôi tình nhân. Biểu tượng của lễ hội là hạt hồng đậu.

Năm 2008, lễ tình nhân Hồng Đậu Thất Tịch trở thành một trong 122 lễ hội nổi bật và thuộc top 30 sự kiện được quan tâm nhất trong 30 năm cải cách mở cửa của Trung Quốc. Từ đó, ngày 7/7 âm lịch hằng năm chính thức trở thành ngày lễ tình nhân của người Trung Quốc.

Cuối cùng, nếu bạn thắc mắc trong ngày lễ Thất tịch, người Trung Quốc không ăn “chè đậu đỏ” vậy họ ăn gì thì đây là đáp án. Trước đây, ngày 7/7 là ngày dành cho các bé gái chứ không phải lễ tình yêu. Theo Travel China Guide, vào ngày này, người Trung Quốc ăn bánh xảo quả, mì vân, mì giá đỗ, ngũ tử, bánh chẻo, kẹo xảo tô, thịt gà…

Bánh xảo quả (qiaoguo) mới là món ăn đặc trưng nhất cho ngày lễ Thất tịch ở Trung Quốc. Bánh được làm từ bột mì, đường, mật ong, vừng... nặn trong khuôn gỗ. Khi ăn, bánh có vị ngọt, vỏ giòn.

Bánh xảo quả (qiaoguo) mới là món ăn đặc trưng nhất cho ngày lễ Thất tịch ở Trung Quốc. Bánh được làm từ bột mì, đường, mật ong, vừng... nặn trong khuôn gỗ. Khi ăn, bánh có vị ngọt, vỏ giòn.

Lễ Thất tịch là ngày gì mà giới trẻ thường làm một việc, ăn một món để hi vọng có niềm vui trong tình duyên?
Lễ Thất tịch là ngày lễ đặc biệt gắn với chuyện tình của Ngưu Lang và Chức Nữ, biểu tượng của tình yêu son sắt. Đây là một trong những ngày được các bạn trẻ quan tâm trong năm, dù nó có nguồn gốc cực kỳ cổ xưa.

Tin tức 24h

Theo H.A
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Lễ hội