Không phải thuê vú nuôi chăm hoàng tử, công chúa để cho phi tần nhàn rỗi, giữ sức, giữ dáng mà lý do tàn nhẫn vô cùng.
Vậy đâu là lý do công chúa, hoàng tử phải có vú nuôi?
Trong nhiều bộ phim cổ trang, người ta thường thấy cảnh các gia đình giàu sang quyền quý, vương công quý tộc và hoàng cung thuê vú nuôi cho trẻ sơ sinh. Ngay cả hoàng tử, công chúa sau khi sinh ra cũng chủ yếu là do vú nuôi chăm bẵm, săn sóc.
Vì sao thời cổ đại phụ nữ hoài thai chín tháng mười ngày sinh con ra lại không trực tiếp nuôi nấng? Nguyên nhân phía sau ngoài việc phô bày địa vị, đẳng cấp còn thực sự có lý do tàn nhẫn hơn.
4 lý do khiến hoàng tử công chúa phải có vú nuôi
Theo các sử gia, có 4 lý do chính khiến hoàng tộc và giới quý tộc, nhà giàu thời xưa thích thuê vú nuôi.
Dù là công chúa hay hoàng tử cũng không được gần gũi mẹ ruột mà phải qua vú nuôi. - Ảnh minh họa.
Đầu tiên, thuê vú nuôi tượng trưng cho sự giàu có, đây là đặc trưng thời cổ đại. Các gia đình bình thường không thể trang trải chi phí thuê vú em, chỉ có các nhà giàu có, thừa tiền mới làm được việc này, vì vậy, có vú nuôi nghĩa là gia đình giàu có, dư dả.
Thứ hai, điều kiện sống thời cổ đại không tốt, dù quyền cao chức trọng hay cực kỳ nhiều tiền, những gia đình giàu có cũng không thể đảm bảo sau khi sinh song sức khỏe sẽ bình thường và người mẹ sẽ có đủ sữa để cho con bú. Để con có thể ăn no, tốt nhất nên thuê vú nuôi.
Hơn nữa, thời cổ đại, việc mà phụ nữ có thể làm không nhiều, rất nhiều người tình nguyện sống bằng nghề vú nuôi.
Thứ ba, thời cổ đại phụ nữ coi chồng là tất cả, là bầu trời. Sau khi sinh xong mà mải chăm sóc con, không hầu hạ chồng thì sẽ có tội, mang lỗi. Ngoài ra, dù là hoàng tộc, quý tộc hay là gia đình giàu có, đàn ông luôn có nhiều thê, thiếp, không thể tránh khỏi mưu mô, tính toán.
Thất sủng là điều rất đáng sợ với phụ nữ thời xưa. Khi có vú nuôi chăm sóc con cái, phụ nữ sau sinh mới có thể bồi bổ sức khỏe, chăm sóc nhan sắc, nhanh chóng lấy lại phong độ để chuyên tâm cung phụng, hầu hạ và lấy lòng chồng mình.
Đặc biệt là các hoàng tử, ngay sau khi sinh đã bị tách khỏi mẹ ruột, đưa đến cho vú nuôi chăm sóc, không được phép gần gũi mẹ ruột nhiều. - Ảnh minh họa.
Thứ tư, ở trong hoàng thất thì tình hình phức tạp hơn nhiều, phải biết rằng nếu phi tần nào may mắn được hoàng thượng sủng ái mà sinh hạ hoàng tử, công chúa thì thân phận của họ đương nhiên cũng khác đi. Thậm chí, khi hoàng tử, công chúa được hoàng đế yêu thích, địa vị của phi tần đó có thể nói là một bước lên mây.
Do vậy, để đề phòng thế lực đảng phái chính trị lôi kéo và ngăn không cho họ ngoại không kiểm soát chính quyền, hoàng đế sẽ không để các hoàng tử, công chúa theo mẹ ruột của mình.
Cụ thể, một vú nuôi sẽ được chỉ định để chăm lo cho các công chúa, hoàng tử. Đặc biệt là các hoàng tử, từ khi lọt lòng sẽ được chăm sóc và nuôi nấng riêng rẽ với mẹ ruột, hạn chế tối đa tiếp xúc với người đã sinh ra mình. Đối với người phụ nữ đã dứt ruột đẻ ra con, đây thực sự là một luật lệ tàn nhẫn.