Năm 20 tuổi, người đẹp được mẹ mai mối và kết hôn với một bác sĩ ở bệnh viện tỉnh. Cặp đôi sinh được 7 người con, đều giỏi giang và có chức vị trong bộ máy nhà nước.
Cuộc thi sắc đẹp xứ Mường do người Pháp tổ chức những năm đầu thế kỷ XX đã tìm kiếm được rất nhiều sơn nữ xinh đẹp như Hà Thị Tẻo, Đinh Thị Nụ, Hoàng Thị Sáu… Và chúng ta không thể không kể đến cô Hoàng Thị Liên – đoạt ngôi vị Á hậu trong cuộc thi Hoa hậu xứ Mường được tổ chức vào năm 1942.
Cô Liên sinh ra trong một gia đình nhà giáo ở Bắc Ninh. Năm 2 tuổi, cô theo gia đình chuyển lên Hoà Bình để tiện cho việc dạy học của cha. Song cô lớn lên vẫn mang trong mình dòng máu của con gái xứ Kinh bắc: dịu dàng, nghẹ nhàng và đằm thắm. Đặc biệt cô được trời phú cho một làn da trắng ngần, mái tóc đen nháy…
Chập chững bước vào tuổi thiếu nữ, cô Liên được mẹ cho theo học một thầy giáo là bạn của cha. Cô vốn thông minh lại nhạy bén nên học văn hoá rất nhanh, lại đọc thông viết thạo cả tiếng Pháp. Một hôm, người bạn của mẹ cô làm tri châu đến nhà chơi đã động viên bà đồng ý cho cô đi thi Hoa hậu xứ mường.
Cô Liên sinh ra trong một gia đình nhà giáo ở Bắc Ninh.
Thời điểm đó, cô Liên vừa tròn 17 – cái tuổi đẹp nhất của con gái miền sơn cước. Cô từng kể rằng, cuộc thi được tổ chức vào ngày đầu xuân năm 1942 ở châu Lương Sơn. Sáng sớm, cô đã đực mẹ tự tay mặc trang phục là bộ váy áo người Mường. Sau đó đúng giờ hẹn, ban tổ chức cho người đem ngựa tới đón cô đi thi.
Ngựa vừa đến nơi, cô Liên ngỡ ngàng trước viễn cảnh băng rôn, cờ xí rợp trời, biểu ngữ bằng cả tiếng Việt lẫn Pháp được treo khắp nơi. Người xem đi đông như trẩy hội, thậm chí chen lấn chật kín đường đi.
Cuộc thi hôm ấy có tất cả 16 thí sinh, đều là các cô gái được tuyển chọn từ khắp nơi ở Hoà Bình, độ tuổi từ 16-17. Cô từng tâm sự rằng sau khi loại được 2/5 thí sinh, 3 người còn lại là: cô Đinh Thị Nụ, cô Hoàng Thị Liên và cô Hoàng Thị Sáu – mỗi người một vẻ đẹp riêng, ai cũng xứng đáng làm Hoa hậu xứ Mường. Điều đó đã khiến ban tổ chức lúng túng, không biết phải chọn lựa ai xứng danh ngôi vị hoa hậu.
Những người đẹp xứ Mường đã khiến bao chàng trai chết mê chết mệt bởi vẻ đẹp đậm chất miền sơn cước.
Lúc này ban tổ chức đành phải nhờ đến quan viên người Pháp đưa ra quyết định. Vị này sau khi suy nghĩ đã loại cô Sáu vì có bộ răng đẹp, không hợp với phong cách người Pháp. Cô Liên do là người gốc Kinh Bắc lại dân tộc Kinh nên không phù hợp với chiếc vương miện. Cuối cùng danh hiệu thuộc về cô Nụ với giải thưởng là 5 tấm lụa và một kiềng cổ. Còn hai á hậu được thưởng 1 tấm lúa và vòng bạc mạ vàng.
Sau cuộc thi, cô Liên cùng các thí sinh khác trở về gia đình làm ăn sinh sống bình thường. Cô tâm niệm người không được vinh danh cũng chẳng lấy đó làm điều phiền muộn. Vì thế cô đã theo nghiệp kinh doanh buôn bán của mẹ.
Năm 20 tuổi, người đẹp được mẹ mai mối và kết hôn với một bác sĩ ở bệnh viện tỉnh. Cặp đôi sinh được 7 người con, đều giỏi giang và có chức vị trong bộ máy nhà nước. Cô từng tự hào với các con rằng trong số các người đẹp xứ Mường, cô là người hạnh phúc và giàu có nhất. Cái giàu ấy chính là có 7 người con, hàng chục cháu chắt ở bên toan về già.
Chia sẻ bí quyết có được nhan sắc “đẹp như tranh”, cô Liên từng kể rằng ngày bé thường được mẹ đun nước tắm từ rất nhiều loại cây rừng. Ban đầu mẹ cô làm vậy với suy nghĩ chống lại bệnh tật nơi “rừng thiêng nước độc” nhưng thực tế không chỉ phòng ngừa bệnh mà còn có tác dụng làm đẹp cho con gái ưng. Sau này cô đã truyền lại phương thức làm đẹp gia truyền này cho các con gái nên ai cũng có nhan sắc đẹp như cô.
Ngoài ra, cô ăn uống hết sức cẩn thận, luôn đủ đầy chất. Đặc biệt cô không dùng quá nhiều thịt cá, thường sử dụng rau sắng và uống nước hạt hà thủ ô. Do đó lúc về già cô vẫn có một nhan sắc đẹp, sức khỏe dẻo dai, tinh thần luôn vui vẻ.