Nếu như Hoa hậu xứ Mường Hà Thị Tẻo và Đinh Thị Nụ mang số phận truân chuyên với bao chuyện buồn đau thì Á hậu Hoàng Thị Sáu lại có cuộc sống vô cùng viên mãn.
Hoà Bình trong thời kháng chiến chống thực dân Pháp đã tổ chức cuộc thi Hoa hậu xứ Mường để tìm ra những bông hoa núi rừng đẹp nhất. Đó là Hà Thị Tẻo, Đinh Thị Nụ – sở hữu nhan sắc “chim sa cá lặn” nhưng có số phận vô cùng đa đoan.
Song ít ai biết rằng, trong các cuộc thi ấy, có một á hậu đẹp “nghiêng nước nghiêng thành” chỉ vì bộ răng đen mà tuột mất danh hiệu hoa hậu vào phút cuối. Người ấy tên Hoàng Thị Sáu – một trong hai á hậu của cuộc thi Hoa hậu xứ Mường diễn ra vào năm 1942.
Bị trượt ngôi vị hoa hậu vì nhuộm răng đen
Cô Sáu sinh năm 1925 trong một gia đình nông dân có kinh tế tương đối khá ở Hợp Hoà (Lương Sơn, Hoà Bình). Cô là con thứ sáu, đồng thời là út cưng nên được mọi người gọi bằng cái tên vô cùng thân thuộc – Sáu.
Từ nhỏ, cô Sáu đã bộc lộ nét đẹp thanh tú trên khuôn mặt. Sau đó cô dần trở thành một sơn nữ xinh đẹp khiến bao chàng trai thầm thương trộm nhớ, mong muốn được kết bạn và lên duyên.
Năm 13 tuổi, cô Sáu được cha mẹ nhuộm cho một bộ răng đen hạt nhãn rất đẹp. Hơn cả răng của cô nhỏ và đều tăm tắp, vì thế cũng nổi tiếng trong vùng vì bộ răng rất đẹp.
Người đẹp xứ Mường năm xưa thường sở hữu nhan sắc đẹp mặn mà khiến bao gã đàn ông chết mê chết mệt.
17 tuổi, cô Sáu đẹp đằm thắm, không ai sánh kịp với mái tóc dài óng ả chấm gót được gội bằng lá cây hay, làn da trắng ngần. Khi ấy cô đã được quan chánh tổng để ý và về xem mặt. Vừa nhìn, ông đã gật gù đồng ý, phát lệnh đúng ngày này tháng này cô phải có mặt tại địa điểm quy định để tham gia cuộc thi Hoa hậu xứ Mường.
Lúc này cô gái miền sơn cước chưa từng một lần đi ra đường lớn bỗng dưng cảm thấy sợ hãi. Nhưng lệnh quan trên chẳng ai dám chống lại, bố mẹ cô đành khuyên con gái tham gia cuộc thi sắc đẹp kẻo vạ lây cho cả nhà.
Trong cuộc thi sắc đẹp lần cuối cùng này, ban giám khảo và người xem ngây ngất vì vẻ đẹp của cô Sáu. Cô đã được chọn để đội vương miện lên đầu. Nhưng chủ trì ban giám khảo cuộc thi là người Pháp lại không thích răng đen nên quyết định cho cô về nhì, tức đoạt ngôi á hậu.
Đoạt ngôi vị Á hậu của cuộc thi Hoa hậu xứ Mường song cô Sáu quay trở về nhà vẫn lên nương làm rẫy cùng anh chị em. Cô sống một cuộc đời bình dị và tự mình quên đi cái danh hiệu mà bản thân chưa từng mong muốn có được. Vì đó mà cô nhanh chóng rơi vào lãng quên, chẳng ai còn nhớ đến.
Cuộc sống êm đềm, hạnh phúc
Nếu như Hoa hậu xứ Mường Hà Thị Tẻo và Đinh Thị Nụ mang số phận truân chuyên với bao chuyện buồn đau thì Á hậu Hoàng Thị Sáu lại có cuộc sống vô cùng viên mãn. Theo đó, bằng sự mai mối, cô Sáu trở thành vợ của ông Đinh Công Trú – thư ký của lý trưởng địa phương, hơn cô 8 tuổi. Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, ông Trú về làm ruộng cùng vợ con, sinh sống trên quê hương.
Dàn thí sinh "Người đẹp xứ Mường 2019" vẫn "lưu giữ" được nét đẹp của các sơn nữ khi xưa.
Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, gia đình cô Sáu nhiều lần tản cư vào sâu trong núi. Nơi này là rừng núi rậm rạp, có cả hổ báo, muốn đi đâu phải có cả đoàn người mang theo súng hoặc dao đi rừng mới có thể đi được.
Năm 1954, hòa bình lập lại, gia đình cô Sáu quay trở về nhà cũ – đã bị giặc Pháp đốt trơ trụi. Sau đó họ được địa phương, dân làng giúp đỡ nên dựng lại căn nhà vững chãi làm chốn sinh nhai.
Vợ chồng cô Sáu sinh được 11 người con: 7 con trai và 4 con gái. Hai người con trai lớn của cô đã hy sinh cho cách mạng. Đặc biệt vợ chồng cô sống với người con trai thứ 5 đến cuối đời. Năm 2003, cô qua đời, hưởng thọ 78 tuổi.
Con trai của cô Sáu từng tự hào rừng, khi con sống cô Sáu rất nghiêm khắc trong việc dạy dỗ con gái, đặc biệt là con gái, từ cách đi đứng, ăn nói cho đến cách ăn mặc như thế nào để giữ được nếp truyền thống của người Mường.