Nghề lạ ở Việt Nam: Mang loài đặc sản dưới bùn về nuôi trong nhà, chăm nhàn mà 6 tháng bán thu hàng trăm triệu

HÀ ANH - Ngày 22/11/2022 14:30 PM (GMT+7)

Phương pháp nuôi lươn không bùn, cho lươn nghe nhạc của nhiều hộ nông dân tránh được việc lươn giật mình, đột tử, cho giá trị kinh tế cao.

Anh Ngô Sỹ Quân (31 tuổi, trú tại xóm 6, xã Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An) là một trong số ít những nông dân ở Nghệ An tiên phong trong mô hình chăn nuôi phát triển kinh tế từ con lươn - loài động vật “đặc sản” của xứ Nghệ gắn liền với các món ngon như miến lươn, súp lươn cay… Con lươn vốn lươn được người dân bắt ở đông ruộng, sông hồ, kênh mương… nhưng sau thời gian khai thác quá mức, số lượng lươn tự nhiên không còn nhiều trong khi nhu cầu tiêu thụ ngày càng lớn.

Mô hình nuôi lươn không bùn là phương pháp mới đang được nhiều người học hỏi để áp dụng

Mô hình nuôi lươn không bùn là phương pháp mới đang được nhiều người học hỏi để áp dụng

Nắm bắt được nhu cầu của thị trường, năm 2021 anh Quân tìm hiểu và áp dụng mô hình nuôi lươn không bùn cho hiệu quả kinh tế cao. Lúc đầu, anh Quân xây 22 bể vuông với tổng diện tích 132m2, mỗi bể rộng khoảng 6m2, lát gạch xung quanh và đáy bể để nuôi lươn thương phẩm không bùn. Anh chọn mua 10.000 con giống với đủ các loại kích cỡ từ 500-2.000 con/kg ở các tỉnh phía Nam về thả nuôi. 

Nhờ áp dụng quy trình nuôi khoa học, lươn thích nghi, phát triển tốt. Sau một năm chăm sóc, khi trọng lượng lươn đạt 0,3-0,4 kg/con, chiều dài khoảng 60cm thì anh xuất bán lươn thương phẩm. Trung bình mỗi năm anh Quân xuất bán 6-7 tấn lươn, với giá hiện nay từ 150.000-170.000 đồng/kg, trừ chi phí, anh thu lãi hơn 300 triệu đồng.

Nhiều nông dân thành công với mô hình này.

Nhiều nông dân thành công với mô hình này.

Tham quan bể nuôi lươn không bùn.

Tham quan bể nuôi lươn không bùn.

Chia sẻ về bí kíp thành công, anh Quân cho biết để lươn phát triển tốt, khi làm bể nuôi phải đảm bảo yếu tố thoáng mát. Đặc biệt, lươn là loại khá mẫn cảm với môi trường nước nên hàng ngày phải thay nước sạch sau khi cho ăn. Thức ăn của lươn có thể là trùn quế, cám công nghiệp, ốc bươu vàng, rau cỏ…, nên sử dụng đa dạng các loại thức ăn giúp lươn khỏe mạnh, sinh trưởng tốt. 

Đặc biệt, phải cho lươn nghe nhạc mỗi ngày. Đây là phương pháp tạo cho con vật quen âm thanh, tránh bị sốc tiếng động xung quanh, dễ dẫn đến đột tử. Anh Quân gọi là phương pháp “nuôi lươn sang chảnh”, thế nhưng mang lại hiệu quả tới 97%.

Không chỉ anh Quân mà nhiều người khác cũng đã thành công với mô hình nuôi lươn theo cách vô cùng độc-lạ này. Ở xã Ninh An, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình, anh nông dân trẻ 8X Phạm Văn Tài đã từng vào tận Cần Thơ để tìm hiểu kỹ thuật nuôi lươn không bùn và trực tiếp vận chuyển con lươn giống về quê Ninh Bình để nuôi. Theo lời anh Tài kể lại, anh đầu tư hơn 100 triệu đồng để xây bể nuôi, lắp hệ thống dẫn nước, mua giống lươn, thức ăn để bắt đầu khởi nghiệp.

Hiện nay, mô hình nuôi con lươn thương phẩm không bùn của anh Tài có 6 bể nuôi, mỗi bể diện tích chỉ khoảng 5m2, cao khoảng 70cm, có lỗ để có thể chủ động tiêu thoát nước và lọc chất thải… Do lươn được nuôi luân phiên nên trong trang trại của anh luôn duy trì hơn 5.000 con (lươn giống, thương phẩm), đáp ứng sản phẩm cung cấp cho thị trường.

Nghề lạ ở Việt Nam: Mang loài đặc sản dưới bùn về nuôi trong nhà, chăm nhàn mà 6 tháng bán thu hàng trăm triệu - 4

Thời gian nuôi lươn thương phẩm khoảng 6 tháng là có thể bắt bán

Thời gian nuôi lươn thương phẩm khoảng 6 tháng là có thể bắt bán

“Đầu tư chuồng trại đơn giản, chi phí thức ăn thấp. Mỗi ngày chỉ phải bỏ ra khoảng thời gian ngắn để cho lươn ăn và thay nước là vào buổi sáng 6-7 giờ, chiều từ 17-18 giờ. Thời gian nuôi lươn thương phẩm khoảng 6 tháng là có thể bắt bán. Bản thân tôi thấy đây là mô hình chăn nuôi này mang lại hiệu quả kinh tế cao", anh Tài bộc bạch. 

Được biết, 2 năm trở lại đây, anh Phạm Văn Tài tự nghiên cứu, nhân giống thành công giống lươn Cần Thơ nhiều thịt, xương nhỏ, sức đề kháng tốt lại nhanh lớn. Anh mạnh dạn chia sẻ kinh nghiệm đến nhiều nông dân, không ngại tiết lộ “bí kíp” lẫn kỹ thuật nuôi lươn. Ai có nhu cầu, anh Tài còn hỗ trợ lươn giống để “khởi nghiệp” nuôi lươn. Nhiều năm nay, số nông dân lui tới trang trại của anh học hỏi kinh nghiệm không ít. Trong số đó, không thiếu những người đã thành công nhờ vào mô hình này.

Trang trại nuôi lươn của ông Trương Văn Út, ngụ xã Thuận Nghĩa Hòa, Thạch Hóa, tỉnh Long An cũng mang lại hiệu quả kinh tế cao. Theo đó, sau nhiều năm nuôi cá nhưng hiệu quả kinh tế không cao nên ông Út đã chuyển sang mô hình nuôi lươn không bùn. Được hội khuyến nông xã hỗ trợ 3000 lươn giống, ông Út mày mò lên Internet học hỏi kinh nghiệm, tận dụng chuồng heo bỏ không của gia đình để thả lươn nuôi thử nghiệm.

Sau khi trừ chi phí đầu tư ban đầu, 3.000 con lươn giống của ông trong mô hình nuôi lươn không bùn mang về lợi nhuận trên 63 triệu đồng. Lấy lãi làm vốn, ông Út tiếp tục mở rộng mô hình nuôi lươn giống của mình, giờ đây mỗi bể của ông Út nuôi 1000 con lươn (mật độ nuôi 200 con/m2) thu về lợi nhuận hơn 3 tạ lươn, lãi hàng chục triệu đồng/bể.

Mô hình nuôi lươn của ông Út.

Mô hình nuôi lươn của ông Út.

Lươn to dài, ít xương nhiều thịt, sức đề kháng tốt, sau 6 tháng xuất bán 150.000-170.000 đồng/kg

Lươn to dài, ít xương nhiều thịt, sức đề kháng tốt, sau 6 tháng xuất bán 150.000-170.000 đồng/kg

Chia sẻ kinh nghiệm nuôi lươn, ông Út cho biết người nuôi lươn cần bổ sung thêm vitamin C, men tiêu hóa để tăng sức đề kháng cho lươn phát triển tốt. Sau khi thả nuôi từ 6 tháng, lươn thương phẩm đạt khoảng 200g/con thì thu hoạch, có thể thu tỉa hoặc thu toàn bộ tùy theo nhu cầu của thị trường tiêu thụ. 

“Đặc biệt, người nuôi phải cho lươn ăn vừa đủ, không thừa cũng không thiếu, chủ yếu sát khuẩn bể nuôi thường xuyên, phòng ngừa bệnh là chính...”, ông Út nói thêm.

Nghề lạ ở Việt Nam: Nuôi loài đặc sản quý lấy nước bọt xây tổ, thu vàng trắng vô cùng bổ dưỡng đem về lợi nhuận tiền tỷ
Nghề nuôi chim yến lấy tổ đem lại thu nhập khủng cho người nông dân trẻ tuổi lập nghiệp trên chính mảnh đất quê hương.

Nghề lạ

HÀ ANH
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Nghề lạ