Nghề lạ ở Việt Nam: Nuôi con đặc sản vùi dưới đáy bùn, không phải cho ăn, thương lái thu mua đều kiếm tiền tỷ "ngon ơ"

H.A - Ngày 02/12/2022 12:00 PM (GMT+7)

Sò huyết là loài thủy sản lặn dưới bùn, không phải tốn công chăm sóc nhiều nhưng lại rất được giá, giúp nhiều người nông dân trở thành “tỷ phú”.

Tận dụng điều kiện tự nhiên tại khu vực ven biển, nhiều người dân phát triển nghề nuôi tôm và xen canh nuôi các giống loài thuỷ sản khác, trong đó có sò huyết. Loại này vốn phân bố ở vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương từ phía Châu Phi đến Úc, Nhật Bản…. và khá hiếm ở Việt Nam (trước đó chỉ có ở khu vực miền Tây như Bến Tre, Cà Mau). Nhưng giờ đây, nông dân Việt Nam đã ươm giống sò huyết thành công khiến sản lượng của loài thuỷ sản này ngày càng tăng lên và được nuôi trồng rộng rãi, đáp ứng nhu cầu cung cấp cho thị trường. 

Sò huyết không còn hiếm nhờ nuôi trồng trong tự nhiên rộng rãi.

Sò huyết không còn hiếm nhờ nuôi trồng trong tự nhiên rộng rãi.

Anh Nguyễn Tuấn Dủ (ngụ kênh Trưởng Ðạo, ấp Hiệp Hòa Tây, xã Ngọc Chánh, huyện Ðầm Dơi, tỉnh Cà Mau) là một trong số những nông dân rất thành công với mô hình nuôi tôm xen canh sò huyết. Cách đây một năm, anh lặn lội lên Cần Giờ (TP.HCM) để bắt đầu “tầm sư học đạo” nghề nuôi sò huyết. “Mua giống sò huyết tại cơ sở sẽ được hỗ trợ 100% về kỹ thuật và về rủi ro cho người nuôi nếu không đạt”, anh cho biết. 

Nuôi sò huyết cần được theo dõi thường xuyên, nhất là đảm bảo vệ sinh về nguồn nước. Sò huyết giống từ 15-20 ngày tuổi là có thể có đủ điều kiện được thả nuôi trong môi trường tự nhiên. Sò huyết giống khi mua về cần được thả nuôi trong mùng lưới, nhằm đảm bảo sự phát triển ổn định trong một thời gian, tránh bị các giống loài thủy sản khác xâm hại. Loài thuỷ sản này sống dưới bùn, có sức đề kháng tốt nên không phải lo sâu bệnh phá hoại. 

Nghề lạ ở Việt Nam: Nuôi con đặc sản vùi dưới đáy bùn, không phải cho ăn, thương lái thu mua đều kiếm tiền tỷ amp;#34;ngon ơamp;#34; - 2

Nuôi sò huyết vừa đơn giản lại mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Nuôi sò huyết vừa đơn giản lại mang lại hiệu quả kinh tế cao.

“Khi kích cỡ sò giống đủ lớn, nuôi ngoài môi trường tự nhiên cần thường xuyên kiểm tra sự phát triển của sò, thu hoạch “tỉa thưa” từng đợt”, anh Dủ chia sẻ. Với 2 ha đất nuôi sò huyết thương phẩm, năm vừa rồi sau khi trừ chi phí, lợi nhuận anh thu về khoảng 500 triệu đồng. So với các loài thuỷ sản khác, nuôi sò huyết mang lại giá trị kinh tế cao hơn hẳn mà không tốn công chăm sóc, tốn chi phí thức ăn.

Cũng tại tỉnh Cà Mau, xã Hiệp Tùng, huyện Năm Căn - ông Nguyễn Viết Hoài là một trong số những người dân thành công nhờ nuôi sò huyết. Ông Hoài vốn sinh ra trong một gia đình thuần nông nên từ nhỏ đã được tiếp cận với mô hình nuôi tôm quảng canh. Sau khi lập gia đình, ông được cha mẹ cho 2 ha đất nuôi trồng thủy sản để “nối nghiệp”. Thế nhưng ông Hoài nhận thấy mô hình này bộc lộ nhiều điểm yếu, hiệu quả kinh tế không cao nên chuyển sang nuôi sò huyết trong 6 ao nuôi tôm công nghệ cao.

Lúc mới bắt đầu, ông đã nhờ một số người quen tư vấn và lên mạng tìm hiểu kỹ thuật, quy trình nuôi sò huyết. Theo ông Hoài, khu vực Năm Căn có nhiều sông lớn, dòng chảy mạnh gần cửa biển cộng với điều kiện thổ nhưỡng thuận lợi nên sau khi tìm hiểu, ông biết được đây là điều kiện lý tưởng để nuôi sò huyết. Mô hình nuôi xen canh sò huyết trong vuông tôm có tính bền vững cao, ít tốn công chăm sóc và không đòi hỏi kỹ thuật nên dễ dàng áp dụng. 

Nghề lạ ở Việt Nam: Nuôi con đặc sản vùi dưới đáy bùn, không phải cho ăn, thương lái thu mua đều kiếm tiền tỷ amp;#34;ngon ơamp;#34; - 4

Người dân thu hoạch sò huyết.

Người dân thu hoạch sò huyết.

"Sò giống sau khi mua về sẽ trải qua giai đoạn vèo dưới vuông rồi nuôi lan khoảng 1 năm. Sau đó, bắt đầu thu hoạch dần" - ông Hoài cho biết. Sau khoảng 5 tháng, sò huyết có trọng lượng khoảng 100 con/kg thì thu hoạch. Những diện tích đã thu hoạch xong, ông Hoài cải tạo tiếp khu vực ao nuôi để thả nuôi vụ mới.

Hơn 3 năm gắn bó với con sò huyết, ông Hoài nhận thấy giá sò huyết thương phẩm ở mức khá cao là do được người tiêu dùng ưa chuộng. Loại 100 con/kg được thương lái đến tận vuông thu mua với giá từ 120.000 đồng/kg. "Tôi đang thu hoạch sắp xong 4 ha sò huyết với sản lượng khoảng 5 tấn, thu lãi hơn 500 triệu đồng. Nếu thu hoạch hết các diện tích còn lại thì lợi nhuận cũng hơn 1 tỷ đồng" - ông Hoài phấn khởi. 

Đặc biệt, khác với con tôm, sò huyết có thể được nuôi lâu dài trong vuông mà không cần phải thu hoạch ngay, không tốn chi phí cho ăn hay chăm sóc. Trong trường hợp giá sò huyết xuống thấp, nông dân hoàn toàn có thể trữ lại chờ giá. 

Những nông dân như anh Dủ, ông Hoài thành công nhờ mô hình nuôi sò huyết đã “vang danh” khắp vùng. Khắp nơi, nông dân các tỉnh gần xa thường xuyên lui tới đầm nuôi tôm của những “lão nông” này để học hỏi kinh nghiệm. Rất nhiều người trong số đó đã thành công nhờ học tập mô hình này. Ông Nguyễn Văn Thống, ở ấp Tân Phong, xã Phong Điền, huyện Trần Văn Thời (Cà Mau) là một trong số đó.

Đầm nuôi sò huyết hơn 20ha của ông Thống.

Đầm nuôi sò huyết hơn 20ha của ông Thống.

Từ chỗ “tầm sư học đạo”, nay ông Thống đã là chủ sở hữu của đầm ao, trang trại nuôi tôm hơn 20 ha với chi phí đầu tư hơn 2 tỷ đồng (chưa tính chi phí bất động sản). Ông Thống cho biết, sò huyết là loài dễ nuôi, rủi ro thấp, đầu ra đến thời điểm này vẫn ổn định. Hơn nữa, thức ăn của sò huyết là nguồn tự nhiên trong môi trường, người nuôi chỉ phải chi tiền đầu tư con giống, thuê nhân công, nên chi phí ít tốn kém. 

Tuy nhiên theo ông Thống, khó khăn lớn nhất khi làm mô hình là công trông coi, quản lý diện tích nuôi do diện tích rất rộng. Ông đã phải thuê thêm 5 người để đảm bảo cho công tác trông coi và thu hoạch được ổn định.

Nghề Lạ: Kiếm tiền tỷ mỗi năm chỉ nhờ ngửi mùi cơ thể
Bạn có tin rằng bạn có thể kiếm được tiền tỷ mỗi năm chỉ bằng việc ngửi mùi hôi nách của người khác hay không? Thật vậy, đây là một công việc tuy khá đơn giản nhưng lại đòi hỏi sự kiên trì, dũng cảm khi tiếp xúc với đủ loại mùi hôi cơ thể của nhiều người.

Tin tức 24h

H.A
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Nghề lạ