Năm Tỵ đến thăm làng nuôi đại xà ở Vĩnh Phúc, xem người phụ nữ điều khiển rắn như những món đồ chơi

LÊ PHƯƠNG. - Ngày 01/02/2025 11:11 AM (GMT+7)

Dù đối mặt với nhiều nguy hiểm, thậm chí là phải đánh đổi bằng cả tính mạng, nhưng người dân làng rắn Vĩnh Sơn vẫn gắn bó với công việc này, vì họ coi đó là một nghề và cho thu nhập ổn định.

Nghề nuôi rắn tuy dễ nhưng cũng đối mặt với nhiều rủi do

Xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc từ lâu đã nổi danh với nghề nuôi rắn, hay còn được nhiều người gọi với cái tên “làng nuôi nhốt đại xà”. Công việc này dù nguy hiểm, nhưng mang lại nguồn thu nhập ổn định, giúp cải thiện kinh tế của người dân.

Với thâm niên hơn 30 gắn bó với nghề nuôi rắn, ông Phạm Văn Hùng (58 tuổi, ở khu 2, xã Vĩnh Sơn) cho biết, nuôi rắn không hề khó, thách thức lớn nhất là phải biết cách xử lý khi rắn hung hãn, vì chỉ cần sơ suất là có thể nguy hiểm đến tính mạng. Ngoài ra, với rắn nuôi nhốt, việc đối mặt với bệnh tật cũng là thách thức lớn, vì thế người nuôi cần phải có kiến thức để nhận biết và chữa bệnh cho rắn.

img srchttps://cdn.eva.vn/upload/1-2025/images/phuongld/nam-ty-den-tham-lang-nuoi-nhot-dai-xa-o-vinh-phuc-xem-nguoi-phu-nu-dieu-khien-ran-nhu-nhung-mon-do-c-2-1737845383-203-width780height520.jpg /

Năm Tỵ đến thăm làng nuôi đại xà ở Vĩnh Phúc, xem người phụ nữ điều khiển rắn như những món đồ chơi - 2

Ông Hùng người đã có kinh nghiệm 30 nuôi rắn nhưng đôi khi vẫn gặp tai nạn. 

Dù có thâm niên nuôi rắn và khá cẩn thận, nhưng ông Hùng cũng đã từng bị rắn cắn hai lần, dẫn đến mất cảm giác ở một phần ngón tay.  Mặc dù nguy hiểm, nhưng nghề nuôi rắn lại mang lại nguồn thu nhập ổn định. Rắn thương phẩm có giá dao động từ 500.000-700.000 đồng/kg, trong khi rắn giống hoặc trứng rắn được bán với giá từ 50.000-70.000 đồng/quả. Trung Quốc là thị trường tiêu thụ chính, do đó giá của các sản phẩm phụ thuộc rất lớn vào thị trường này.

Nói về nghề truyền thống của quê hương, ông Hùng chia sẻ, làng ông đã nuôi rắn được hơn nửa thế kỷ, bắt nguồn từ việc người dân đi bắt rắn ngoài tự nhiên về ăn và bán. “Khi rắn ngoài tự nhiên cạn kiệt, chúng tôi suy nghĩ phải làm sao để thuần chủng chúng, để chúng sinh sản. Vậy là nghề nuôi rắn bắt đầu từ đó và dần hình thành nên làng nuôi rắn Vĩnh Sơn như ngày nay”, ông Hùng tâm sự.

Thời điểm rắn lột xác là chúng yếu nhất, dễ mắc bệnh.

Thời điểm rắn lột xác là chúng yếu nhất, dễ mắc bệnh.

Các chuồng trại chăn nuôi cũng không tốn quá nhiều diện tích. Hang rắn là một cái hầm hình hộp được ốp bằng mấy hàng gạch và không cần phải tô trát hay sơn vôi gì cả, mỗi cạnh chừng 40cm đủ cho một con rắn cuộn tròn bên trong. Phía dưới có máng hốt, bên trên cửa hang được làm bằng gỗ có ghép lưới sắt và khóa chốt cẩn thận. 

Dù nguy hiểm nhưng vẫn làm vì cho thu nhập cao

Cũng ở xã Vĩnh Sơn, chị Nguyễn Thị Thu (40 tuổi) cho biết, gia đình chị hiện đang nuôi 2000 con rắn thương phẩm và sinh sản, công việc này cho chị thu nhập ổn định, giúp con cái học hành tốt hơn. Tại chuồng nuôi rắn, những con hổ mang liên tục thở phì phì để dọa người lạ vào. Thế nhưng, với chị Thu thì đây chỉ là “chuyện nhỏ”, chỉ với tay không và một thanh dụng cụ nhỏ và dài, chị nhẹ nhàng điều khiển những con rắn độc như món đồ chơi trong tay.

Chị Thu cho biết, nghề nuôi rắn dù nguy hiểm nhưng cho thu nhập cao.

Chị Thu cho biết, nghề nuôi rắn dù nguy hiểm nhưng cho thu nhập cao. 

Khi mới bắt đầu tôi cũng sợ lắm, nhưng làm mãi cũng thành quen. Dù quen và có kinh nghiệm gần 30 năm nuôi rắn, nhưng đã có lần sơ sẩy chị bị rắn cắn phải tháo khớp bỏ hai đốt ngón tay”, chị Thu chia sẻ.

Từ sự nguy hiểm trên, người nuôi rắn ở Vĩnh Sơn đã chủ động chuẩn bị sẵn nhưng chây chun tại chuồng nuôi nhốt, mục đích để garo ngay lập tức khi bị rắn cắn, tránh chất độc đi sâu vào cơ thể. Sau khi sơ cứu xong, họ đến trạm y tế để xử lý bạn đầu, ai bị nặng phải chuyển xuống Hà Nội để truyền huyết thanh. Do có sự chẩn bị nên giờ đây số ca tử vong đã giảm nhiều so với 10 trước. Các hộ nuôi rắn cũng có bài thuốc gia truyền để cứu người trong trường hợp khẩn cấp. Hiện tại, xã đã có 2 thầy lang chữa rắn cắn, giúp bà con yên tâm hơn khi tiếp xúc với rắn.

img srchttps://cdn.eva.vn/upload/1-2025/images/phuongld/nam-ty-den-tham-lang-nuoi-nhot-dai-xa-o-vinh-phuc-xem-nguoi-phu-nu-dieu-khien-ran-nhu-nhung-mon-do-c-4-1737845383-683-width780height520.jpg /

Năm Tỵ đến thăm làng nuôi đại xà ở Vĩnh Phúc, xem người phụ nữ điều khiển rắn như những món đồ chơi - 6

Với người có kinh nghiệm, việc điều kiển rắn đơn giản như những món đồ chơi. 

Theo thống kê, hiện nay xã Vĩnh Sơn có hơn 1000 hộ gia đình nuôi rắn, với quy mô từ vài trăm đến hàng nghìn con mỗi hộ. Trong những năm gần đây, nhiều gia đình ở Vĩnh Sơn đã đầu tư nâng cao kỹ thuật nuôi rắn và mở rộng quy mô, xây dựng chuồng trại khép kín, sử dụng công nghệ để kiểm soát nhiệt độ và độ ẩm, giúp rắn sinh trưởng tốt hơn. Rắn nuôi cũng như rắn tự nhiên, sẽ có thời gian ngủ đông, người nuôi rắn sẽ dừng cho rắn ăn vào khoảng cuối tháng 11, đầu tháng 12 để con vật bắt đầu kỳ ngủ đông và sẽ cho ăn lại khi vào mùa xuân.

Năm Tỵ đến thăm làng nuôi đại xà ở Vĩnh Phúc, xem người phụ nữ điều khiển rắn như những món đồ chơi - 7

Ai là nữ trạng nguyên duy nhất của nước ta, giả trai đi thi, nổi tiếng xinh đẹp được vua nhà Mạc sủng ái, có công trong sử Việt?
Giáo dục Việt Nam thời phong kiến coi trọng Nho học, phụ nữ không có quyền tham gia thi cử. Tuy nhiên, bà là ngoại lệ, không chỉ là nữ tiến sĩ đầu...

Thâm cung bí sử

Theo LÊ PHƯƠNG.
Nguồn: [Tên nguồn]01/02/2025 10:01 AM(GMT+7)

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Khởi đầu vững vàng - Ất Tỵ bình an