Nghề lạ ở Việt Nam: Vào rừng hái "lộc" sau Tết Nguyên đán, mỗi năm có một mùa, bán kiếm nửa triệu đồng mỗi ngày

H.A - Ngày 19/02/2023 14:40 PM (GMT+7)

Bông đót mọc dại trong rừng là thứ "lộc rừng" do thiên nhiên ban tặng đã đem lại nguồn thu nhập cho bà con các tỉnh Tây Nguyên.

Sau Tết Nguyên Đán năm Quý Mão chưa được 1 tháng (tháng giêng), vợ chồng anh Hu’Ra Mang Yang (Buôn Mê Thuật, Đắk Lắk) đã tất bật lên núi hái bông đót mọc “kín rừng". Mỗi ngày, một cặp vợ chồng như anh chị kiếm được 500.000 - 600.000 đồng. “Lộc rừng đó, nhờ nó mà người dân đi rừng như chúng tôi mỗi ngày đều có thêm thu nhập, cải thiện cuộc sống", anh Hu'Ra Mang Yang vui mừng chia sẻ.

Một ngày đi hái bông đót trên rừng bắt đầu từ 7 giờ sáng, lúc này đất trời Tây Nguyên vẫn còn chìm trong sương sớm. Chị Hyeh (vợ anh Hu'Ra) đã gói ghém đồ ăn, nước uống vào balô để chuẩn bị lên rừng hái đót. Trong khi đó anh Hu'Ra đã đổ thêm xăng vào chiếc xe máy, cột túi đồ đạc ở sau xe. Đúng 7 giờ, trên chiếc xe máy quen thuộc, hai anh chị bắt đầu đi men theo lối vào rừng để bắt đầu công cuộc “săn bông đót".

Nghề hái bông đót mang lại nguồn thu nhập cho người dân dịp sau Tết

Nghề hái bông đót mang lại nguồn thu nhập cho người dân dịp sau Tết

Đót là loại cây cỏ dại mọc trên các triền núi, lưng đồi. Cây có tên khoa học là Thysanolaena latifolia, một loài thực vật có hoa trong họ Hòa thảo. Cây này thường gặp trên đất khô vùng núi các tỉnh Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Tum, Quảng Ngãi, Quảng Nam..., độ cao từ 50m đến 2.000m. Cây cao tới 3,5 m, giống sậy và lau, thân to 5-8 mm. Lá cứng, hình giáo rộng, nhọn mũi, ôm lấy thân, có mép, hơi ráp. Bông nhỏ rất nhiều gồm nhiều cọng nhỏ, hình dải thuôn, chụm lại với nhau.

Mỗi năm cây đót nở đúng một lần, thường vào đầu xuân. Người dân hái bông đót về làm nguyên liệu kết chổi đót - một vật dụng phổ biến trong gia đình, chính là chiếc chổi bông mà nhà nào cũng có. Ở khu vực của gia đình anh Hu'Ra, bông đót trổ từ khoảng tháng 12 đến tháng 2, nhưng thời gian hái thích hợp nhất vào tháng một (tháng Giêng Âm lịch). Thời gian đót trổ bông đến khi thu hoạch không lâu, chỉ dưới 30 ngày, nếu để già quá không ai mua nữa.

img srchttps://cdn.eva.vn/upload/1-2023/images/2023-02-19/picture-1-1676789852-913-width640height480.png width640 /

Cây đót mọc rải rác ở triền núi, ven đồi, trên nương, thậm chí dọc đường. Tuy nhiên, để đến được khu vực nhiều đót, vợ chồng anh chị và người dân trong xã phải chạy xe máy hơn 10km đường đất, vượt qua vài con suối. Đường đi khá khó khăn, nhưng khi đến được triền đồi sẽ thấy bạt ngàn những bãi bông đót xanh “mướt mắt".

Thoăn thoắt, anh Hu'Ra mang cái túi, vội vàng len lỏi đến các bụi cây, nắm ngọn, bóc lấy phần bông dài hơn nửa mét. Trong khi đó chị Hyeh gom lại cột thành từng bó nhỏ, nhét vào cái túi sau lưng. “Đợt năm nay bông đót vừa to vừa không quá già, mình may mắn gặp trúng được vào khu vực nhiều bãi bông đót mà chưa có ai phát hiện”, anh Hu'Ra chia sẻ. 

Cuối ngày, thành quả của đôi vợ chồng là hơn 100kg bông đót, với bán giá 6.200 đồng/kg, vợ chồng anh Hu'Ra và chị Hyeh thu về hơn 600.000 đồng. “Được bao nhiêu, hai vợ chồng mua gạo và thức ăn, còn lại dành dụm sắm đồ”, chị Hyeh kể lại. Ở xã của anh chị, có đến hơn ½ dân làng làm nghề săn bông đót. Chính vì thu nhập cao, người lớn cũng như trẻ nhỏ trong làng tranh thủ lên rừng hái đót. Mọi người cố gắng đi sớm và đi xa để có được những đám đót mới, nhiều hơn.

Tuy kiếm được “kha khá", nhưng theo vợ chồng Hu'Ra và chị Hyeh cho biết nghề này cũng nguy hiểm, do đót thường mọc ở vách đá, bờ suối, nơi có nhiều rắn rết nên không cẩn thận sẽ nguy hiểm đến tính mạng. Theo nghề săn bông đót nhiều năm, vợ chồng anh Hu’Ra đã nghe không ít những câu chuyện thương tâm của người dân trong xã, thị trấn hay khu vực lân cận vì đi hái bông đót mà té ngã, gãy tay gãy chân… Mùa đót mọc cũng là dịp học sinh được nghỉ học, nhiều em nhỏ nhà khó khăn cũng theo cha mẹ lên rừng hái đót. Nếu hết dịp nghỉ Tết mà mùa bông đót vẫn còn phải kéo dài thì khả năng em nhỏ đó sẽ phải “nghỉ học” để đi hát bông đót kiếm thêm thu nhập.

Nghề lạ ở Việt Nam: Vào rừng hái amp;#34;lộcamp;#34; sau Tết Nguyên đán, mỗi năm có một mùa, bán kiếm nửa triệu đồng mỗi ngày - 3

Người dân phơi bông đót để làm chổi

Người dân phơi bông đót để làm chổi

Cũng theo nghề “săn bông đót" như vợ chồng anh Hu'Ra và chị Hyeh ở xã trên, nhưng anh Huỳnh Văn Kim không bán luôn cho thương lái mà phơi khô để đan chổi. Với mỗi 1kg bông đót tươi, phơi khô chỉ còn khoảng 4 lạng. Đót khô sẽ có giá 19.000-20.000 đồng một kg. Riêng gia đình anh Kim đan chổi bán với giá 30.000 - 100.000 đồng/chiếc chổi theo độ dày, mỏng. Phần còn dư lại, anh Kim mới bán đót khô cho đại lý nông sản.

Trước đây, mỗi vụ bông đót có thể kéo dài đến 2 tháng, có những thương lái mua được khoảng 30 tấn đót tươi (tương đương 10 tấn đót khô). Tuy nhiên, những năm gần đây, do khai thác tối đa, lượng đót tự nhiên thu hái được giảm mạnh. Từ đó, một số hộ dân đã chuyển sang trồng thứ cây dại này trong vườn rẫy của gia đình để có thêm thu nhập. Tuy vậy, mô hình này vẫn chưa phổ biến ở các tỉnh Tây Nguyên.

Nghề lạ của Việt Nam: Nuôi loại cá lạ thịt giòn như tràng lợn, 5 tháng bán lãi gấp 3, thành đặc sản nổi tiếng được săn lùng
Cũng là cá chép sông nhưng nhờ quy trình "vỗ giòn", thịt cá trở nên giòn như tràng lợn, dai sần sật, được bán ra thị trường với giá cao gấp 3 lần so với cá chép thường.

Nghề lạ

Theo H.A
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Nghề lạ