Nghề lạ của Việt Nam: Nuôi loại cá lạ thịt giòn như tràng lợn, 5 tháng bán lãi gấp 3, thành đặc sản nổi tiếng được săn lùng

H.A - Ngày 14/02/2023 14:42 PM (GMT+7)

Cũng là cá chép sông nhưng nhờ quy trình "vỗ giòn", thịt cá trở nên giòn như tràng lợn, dai sần sật, được bán ra thị trường với giá cao gấp 3 lần so với cá chép thường.

Suốt 4 năm nay, ông Nguyễn Văn Tung (ở xã Xuân Châu, huyện Xuân Trường, Nam Định) gắn bó với loại cá chép giòn. Loại cá này có nguồn gốc ở Nga hoặc Hungary, du nhập vào Việt Nam chưa lâu và là loại cá sinh sống ở vùng sông, nước lợ, xuất hiện nhiều ở vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long. Giống cá này thực chất vẫn thuộc họ cá chép thường, nhưng điểm khác biệt là cá chép giòn sẽ được cho ăn các hạt đậu tằm. Nhờ vậy mà thịt chúng săn chắc, dai giòn hơn các giống cá khác. Được biết, đậu tằm có khả năng thay đổi cấu trúc thịt của cá chép, giúp loại bỏ lượng mỡ một cách hoàn toàn tự nhiên, không ảnh hưởng đến sức khỏe.

Đặc biệt của cá chép giòn là thịt của chúng giòn sần sật như tràng lợn, giá bán ra thị trường cao gấp 3 lần so với cá chép thường

Đặc biệt của cá chép giòn là thịt của chúng giòn sần sật như tràng lợn, giá bán ra thị trường cao gấp 3 lần so với cá chép thường

Nắm bắt được những "ưu thế" của loại đặc sản đồng bằng sông Cửu Long này, cộng thêm tầm nhìn xa trông rộng, ông Tung đã quyết định chuyển hướng sang nuôi trồng cá giòn với quy mô lớn nhằm mục đích cung cấp nguồn cá giòn số lượng lớn cho thị trường. 

Nghĩ là làm, ông lặn lội đi các tỉnh tham khảo cách nuôi cá chép giòn. Thời gian đầu, kinh nghiệm ít cộng với khí hậu không thuận lợi, nhiều giống cá nuôi trong ao liên tục bị chết khiến kinh tế gia đình ông lâm vào tình cảnh khốn khó. Thế nhưng vào năm 2018, ông Tung thấy nhiều nơi nuôi cá lồng trên sông mang lại hiệu quả kinh tế cao liền học hỏi kinh nghiệm và kỹ thuật. Sau đó, ông liền quyết định chuyển từ nuôi cá ao sang nuôi cá chép giòn bằng hình thức nuôi thả trong lồng trên sông Hồng.

Sau khi vỗ giòn khoảng 5 tháng, cá được bán ra với trọng lượng trên 2,5kg/con

Sau khi "vỗ giòn" khoảng 5 tháng, cá được bán ra với trọng lượng trên 2,5kg/con

"Nuôi cá trên sông Hồng có nhiều điểm thuận lợi. Người nuôi không phải lo nguồn nước, cá sống ở môi trường nước tự nhiên nên sức đề kháng cao, ít dịch bệnh…”, ông Tung chia sẻ. Ông tìm địa điểm xây dựng lồng nuôi cá, mất kha khá thời gian vì nơi đặt lồng phải đáp ứng được các tiêu chí như: Nước phải không có sóng dữ dội, cách xa dòng chảy, không bị đọng bèo, rác thải.... Tuy nhiên, nếu có bão thì nguy cơ dàn lồng nuôi cá trên sông cũng sẽ bị quét trôi.

Nhờ “trời thương", mô hình nuôi cá giòn trên sông Hồng của ông Tung thu được lợi nhuận lớn. Cá của ông thường thơm, ngon hơn các loại cá được nuôi thả trong ao, nên lớn con nào bán hết con đó. Ông cho biết cá được "vỗ giòn" bằng đậu tằm. Chỉ 5 tháng sau, ông đã thu hoạch xuất bán 2 tấn cá, thu lãi 30 triệu đồng, gấp 3 lần nuôi cá chép thông thường.

Lấy lãi làm vốn, ông Tung quyết định chuyển hướng 6 lồng nuôi cá chéo giòn. Trong số này có 3 lồng ươm cá giống, còn 3 lồng nuôi thương phẩm cho ăn loại đậu tằm làm giòn thịt cá. “Đến nay, khu nuôi cá lồng của gia đình tôi có khoảng 30 lồng cá, không chỉ riêng cá chép giòn mà còn có bao gồm nhiều loại cá ngon từ cá lăng chấm, cá diêu hồng…”, ông Tung tiết lộ.

Cá chép giòn được vỗ bằng đậu tằm

Cá chép giòn được "vỗ" bằng đậu tằm

“Cho cá ăn 2 lần/ngày vào lúc 8 - 10h và 16 – 18h, thức ăn cho vào máng đặt ở đáy ao, lồng nuôi (máng làm bằng khung sắt có đường kính 6 cm, diện tích máng 4 - 5 m2, chiều cao máng 25 - 30 cm. Xung quanh máng được vây 2 lớp, 1 lớp lưới thép, 1 lớp lưới cước để ngăn đậu trôi ra ngoài). Trong quá trình sử dụng máng cần định kỳ vệ sinh máng ít nhất 2 lần/tháng để đảm bảo phòng bệnh cho cá nuôi được tốt hơn”, ông Tung không ngại ngần chia sẻ về kỹ thuật nuôi cá chép giòn.

“Sau khoảng 14 tháng nuôi (kể cả thời gian vỗ béo cho giòn thịt), cá chép đạt trọng lượng 2,5-3 kg/con. Hiện tại, những con cá chép đạt trọng lượng khoảng 2,5kg kg trở lên để tiến hành vỗ béo riêng biệt bằng thức ăn đậu tằm để thịt cá trở nên giòn, bán được giá cao, được thị trường ưa chuộng… Mỗi kg cá có giá 150.000 đồng/kg, như vậy một con cá chép sẽ có giá dao động từ 400.000 - 600.000 đồng/con. So với cá chép thường, giá cá chép giòn đắt gấp 3 lần", ông Tung cho biết. Trừ đi phần chi phí (cứ nuôi được 1 tấn cá chép giòn lại tiêu tốn khoảng 1,5 tấn đậu tằm), ông Tùng thu lãi khoảng vài tỷ đồng. Một năm ông Tung xuất bán ra thị trường các tỉnh Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh… không đủ số lượng xuất bán. 

Cũng làm giàu từ mô hình nuôi cá giòn nhưng ông Lê Văn Dũng (60 tuổi, ngụ ấp 3, xã An Phong, H.Thanh Bình, Đồng Tháp) lại lựa chọn gắn bó với con sông Tiền hàng chục năm, nuôi nhiều loại cá như cá tra, cá điêu hồng, cá bống tượng… Năm 2011, ông Dũng được một người bạn giới thiệu về mô hình nuôi cá chép giòn trên sông, thấy tiềm năng vì thời điểm này, ở miền Tây ít người nuôi, trong khi nhu cầu thị trường cao nên giá cả luôn ở mức cao. Chưa kể cá giòn rất dễ nuôi, ít bệnh, tăng trưởng nhanh, giá luôn giữ ở mức cao, hút hàng. 

Hiện mỗi năm ông Dũng bán ra thị trường khoảng 200 tấn, giá dao động từ 100.000 - 150.000 đồng/kg, thu nhập trên 2 tỷ đồng/năm. Thị trường tiêu thụ khắp các tỉnh, thành thuộc đồng bằng Sông Cửu Long đến TP.HCM và ra tận miền Trung. Không chỉ làm giàu cho bản thân, ông Dũng còn tận tình hướng dẫn cho nhiều nông dân địa phương và các tỉnh lân cận về kỹ thuật, kinh nghiệm để cùng phát triển nuôi cá chép giòn. 

Nghề lạ ở Việt Nam: Nuôi loài bé tí không cần cho ăn, thứ thu được là đặc sản quý, 9X thu lãi 500 triệu/năm
Nuôi ong dú lấy mật, không cần cho ăn, không phải chăm sóc, chàng nông dân 9X làm giàu đơn giản đến… ngỡ ngàng.

Nghề lạ

Theo H.A
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Sáng nay (21/11), giá vàng miếng SJC tiếp tục tăng mạnh gần 1 triệu đồng/lượng lên sát mốc 86 triệu đồng/lượng.

Tin bài cùng chủ đề Nghề lạ