Việc được hoàng đế "thị tẩm" là mơ ước của rất nhiều phi tần, mỹ nữ trong hậu cung bởi điều đó có thể giúp họ có cơ hội đổi đời.
Trong hậu cung thời phong kiến Trung Quốc trước đây, có vô vàn phi tần, mỹ nữ nhưng hoàng đế thì chỉ có một. Vì vậy, bất cứ phi tần nào cũng muốn tìm đủ mọi cách, thậm chí là giở nhiều thủ đoạn, để được lọt vào mắt xanh của hoàng đế, được nhà vua sủng ái.
Để có được điều đó thì việc "thị tẩm" với hoàng đế là không thể thiếu. Phi tần được hoàng đế chọn "thị tẩm" sẽ dành được sự ưu ái nhất định. Nếu may mắn có thai, phi tần đó thậm chí còn có thể được tăng chức vị, sống trong cung mà không cần phải nhìn sắc mặt của ai.
Tuy nhiên, việc "thị tẩm" không phải là chuyện đơn giản bởi hoàng đế là người quan trọng nhất trong xã hội phong kiến. Hoàng cung là nơi có nhiều quy định nghiêm khắc và việc "thị tẩm" cũng như vậy. Các phi tần phải tuân theo hàng loạt quy tắc khắt khe khi hầu hạ hoàng đế.
Ảnh minh họa
Tắm rửa sạch sẽ trước khi "thị tẩm"
Trước khi "thị tẩm", các phi tần phải cởi bỏ sạch đồ và trang sức trên người, tắm rửa sạch sẽ, đây là quy tắc cơ bản nhất để tôn trọng hoàng đế. Sau đó, phi tần sẽ được quấn quanh người bằng một chiếc chăn bông rồi đợi thái giám của phủ nội vụ đến khiêng tới phòng của hoàng đế. Hình ảnh nảy cũng xuất hiện trong rất nhiều phim ảnh của Trung Quốc.
Không được phát ra tiếng trong lúc "thị tẩm"
Trong quá trình hầu hạ hoàng đế, phi tần không được phép phát ra bất cứ tiếng động, âm thanh nào. Quy tắc này được đặt ra để giữ tôn nghiêm cho hoàng đế. Để thực hiện quy tắc này, hoàng đế còn đặc biệt xây dựng "kính sự phòng". Nhiệm vụ của căn phòng đặc biệt này là sắp xếp chuyện phòng the, ghi lại thời gian "thị tẩm" của các phi tần, thậm chí còn là chốn định đoạt địa vị của các giai nhân hậu cung.
Ảnh minh họa
Những thái giám và cung nữ làm việc tại "kính sự phòng" sẽ sắp xếp chuyện "thị tẩm" của các phi tần. Trong lúc hoàng đế và phi tần "thị tẩm" thì bên ngoài sẽ có một thái giám canh. Nếu phi tần phát ra tiếng động mà để thái giám nghe được thì thái giám sẽ ngăn lại và phi tần đó không được phép "thị tẩm" nữa.
Luôn có thái giám đứng canh
Hoàng đế là người đứng đầu quốc gia, được coi là người quan trọng và đáng ngưỡng mộ nhất trong xã hội. Chính vì thế, hoàng đế cũng phải đối mặt với nhiều nguy cơ khi luôn có những kẻ dòm ngó ngai vàng, muốn lật đổ triều đại để tiến thân lên ngôi vua. Do đó, việc bảo vệ sự an nguy của hoàng đế là vô cùng quan trọng. Dù hoàng đế ở bất cứ đâu cũng luôn có người hầu kẻ hạ và những thị vệ ở cạnh để bảo vệ.
Ngay cả khi phi tần "thị tẩm" cho hoàng đế cũng không nằm ngoài quy tắc này. Luôn có một thái giám đứng canh khi hoàng đế và phi tần gần gũi với nhau để đề phòng bất trắc. Điều này có nghĩa là thái giám đó có thể nhìn thấy hoàn toàn mọi thứ, tuy ngại ngùng nhưng đó là quy định bắt buộc để đảm bảo sự an toàn của hoàng đế.
Giới hạn thời gian khi "thị tẩm"
Ảnh minh họa
Hoàng đế là người đứng đầu một nước, phải lo chuyện quốc gia đại sự, vì thế để duy trì sức khỏe, cuộc sống của hoàng đế cũng có rất nhiều nguyên tắc, kể cả thời gian ngủ, nghỉ. Để tránh quá sức, lao lực, hoàng đế chỉ có khoảng 30 phút để sủng ái thần thiếp. Khi hết thời gian, thái giám đứng bên ngoài sẽ nhắc nhở rằng đã "hết giờ". Phi tần trong tẩm cung sẽ phải thu dọn đồ đạc để trở về cung của mình, dù muốn ở thêm cũng không được. Chỉ có duy nhất một người được phép ở lại bên cạnh hoàng đế sau khi "thị tẩm", đó là hoàng hậu.
Phụ nữ sau tuổi 50 sẽ không được hoàng đế "thị tẩm"
Trừ hoàng hậu và hoàng quý phi ra, những phi tần và mỹ nữ trên 50 tuổi sẽ không được phép "thị tẩm" cho hoàng đế. Đây là quy tắc nghiêm ngặt được đặt ra trong thời phong kiến Trung Quốc.
Dù có không ít "mỹ nhân không tuổi", đã già nhưng vẫn trẻ trung, xinh đẹp, tuy nhiên khi đã quá 50 tuổi, họ đã bước vào thời kỳ mãn kinh, về mặt sinh lý sẽ không thể phục vụ tốt cho hoàng đế, cũng không còn khả năng sinh con nữa. Trong khi đó, phần lớn mục đích khi "thị tẩm" hoàng đế là để sinh con, nối dõi tông đường, vì vậy đối với những phi tần không thể có con thì không cần bắt hoàng đế phải "vất vả, lao lực".
Nếu những phi tần này không có địa vị chính trị nhất định, họ chỉ có thể được bố trí để làm một số công việc chân tay ở những khu vực khác, cuối cùng, họ phải kết thúc cuộc đời trong cô đơn chốn tẩm cung.