Ngoài ra, khách du lịch còn được hòa mình vào cuộc sống văn hóa miền sông nước. Đó là một cuộc sống ăn ở trên sông – được nhiều người gọi là cuộc sống cư trú và sinh tồn. Đây chính là điểm độc đáo làm nên tính đặc sắc của người dân làng nổi cá bè”, anh Vũ cho biết.
Việt Nam có vô vàn ngôi làng cổ, làng nghề truyền thống độc đáo tạo nên khung cảnh tuyệt vời của làng quê Bắc – Trung – Nam. Song ít ai biết trên dải đất hình chữ S còn có một làng quê nổi “lềnh bềnh” trên mặt nước trông vô cùng đẹp mắt khi màn đêm buông xuống.
Ngôi làng được gọi là làng nổi cá bè (Châu Đốc, An Giang) – nổi trên sông Châu Đốc, nuôi cá nước ngọt… được hình thành từ những năm 60 của thế kỷ trước. Ban đầu nơi đây chỉ có vài bè nổi nuôi cá theo phương pháp tự nhiên, không cần cho ăn vì nguồn nước vô cùng tốt. Sau đó chục năm, bè cá tăng lên đáng kể và trở thành vùng kinh tế trọng điểm của An Giang.
Ngôi làng được gọi là làng nổi cá bè (Châu Đốc, An Giang) – nổi trên sông Châu Đốc, nuôi cá nước ngọt.
Một số người chăn nuôi cá tại làng nổi cá bè cho biết, cá nuôi tại các bè nổi đều là giống cá da trơn như ba sa, cá tra… chủ yếu phục vụ xuất khẩu sang thị trường châu Âu và Bắc Mỹ. Gần đây, nguồn nước ngày càng ô nhiễm khiến việc nuôi cá tại các bè bị thất thu nên số lượng cá bè ngày càng giảm. Hơn nữa thị trường quốc tế không ưa chuộng các loại cá da trơn như trước. Vì thế nông dân chuyển sang nuôi đa dạng loài cá hơn: cá mú, cá he, cá bông…
“Các loại cá mà chúng tôi nuôi ở bè bỗng dưng tăng giá đến chóng mặt. Nhiều hộ dân ăn nên làm ra, có cuộc sống khá giả trông thấy. Thậm chí gần đây, làng còn trở thành địa điểm du lịch hấp dẫn khách trong nước lẫn quốc tế”, anh Huỳnh Ngọc Phú Vũ (32 tuổi) – người dân tại làng nổi cà bé Châu Đốc cho biết.
Màn đêm buông xuống, tất cả nhà trong làng đều bật đèn lên.
Sở dĩ làng nổi cá bè “bỗng dưng” thành nơi thu hút khách du lịch bởi khung cảnh những ngôi nhà nổi đung đưa theo dòng thượng nguồn châu thổ sông Cửu Long và hai nhánh sông Tiền sông Hậu.
Hơn cả, kiến trúc của những ngôi nhà ở làng nổi cũng độc đáo. Chúng được sơn nhạt, trần lợp chất liệu giả da hoa văn với đầy đủ tiện nghi. Nhà có đáy sâu 5m được cấu tạo bằng gỗ sao, chung quanh bọc lưới inox để nuôi cá ba sa và một số loại cá khác. Và phương tiện mà người dân sử dụng để đi lại trong làng là ghe, thuyền…
“Người dân trong làng nổi cá bè rất hiếu khách. Họ dù bận rộn với công việc nuôi cá nhưng sẵn sàng giới thiệu cho “người lạ” về quy trình nuôi cá trên sống, kể dăm ba câu chuyện thăng trầm trong cuộc đời cũng như lý do bám trụ với nghề ở làng đến tận bây giờ.
Ánh sáng từ các nhà phản chiếu xuống nước giống như một bức tranh lung linh, huyền ảo.
Ngoài ra, khách du lịch còn được hòa mình vào cuộc sống văn hóa miền sông nước. Đó là một cuộc sống ăn ở trên sông – được nhiều người gọi là cuộc sống cư trú và sinh tồn. Đây chính là điểm độc đáo làm nên tính đặc sắc của người dân làng nổi cá bè”, anh Vũ cho biết.
Nhắc đến khung cảnh tuyệt đẹp nhất của làng nổi cá bè, người đàn ông An Giang khẳng định thời khắc trời nhá nhem tối là thơ mộng và bình lặng nhất. Sau đó các hoạt động buôn bán trên làng bè không còn rộn ràng, thay vào đó là cảnh gia đình sum họp sau một ngày lao động hăng say.
Người dân đang phơi cá trên bè trong làng.
“Màn đêm buông xuống, tất cả nhà trong làng đều bật đèn lên. Ánh sáng từ các nhà phản chiếu xuống nước giống như một bức tranh lung linh, huyền ảo. Thậm chí có người còn ví làng tôi như thành phố về đêm nổi trên mặt nước”, người đàn ông miền Tây nói.