Người đàn ông bốc mộ gặp người phụ nữ đã qua đời 10 năm nhưng vẫn chỉ như đang ngủ và những điều kiêng kỵ khi bốc mộ ít ai biết

LÊ PHƯƠNG. - Ngày 02/12/2022 09:41 AM (GMT+7)

Với kinh nghiệm hàng chục năm đi bốc mộ, ông Bẩy không nhớ nổi mình đã "chuyển về nhà mới" cho bao nhiêu người quá cố, chỉ biết rằng quá trình làm nghề có rất nhiều câu chuyện khiến ông nhớ mãi không quên.

Video: Ông Nguyễn Văn Bẩy chia sẻ những nguyên tắc khi bốc mộ và tình huống gặp phải khi lật nắp áo quan. 

Không lấy công việc làm cho người đã khuất để kinh doanh, mặc cả

Những ngày cuối năm, ông Nguyễn Văn Bẩy (57 tuổi, ở Ấm Thượng, Phú Thọ) luôn bận rộn với công việc bốc mộ của mình. Nhìn vào cuốn sổ ghi lịch công việc, người đàn ông này cho biết, dù mới đầu tháng 11 (âm lịch) nhưng công việc của ông đã kín lịch đến tận tháng 12 (âm lịch). Ông cho rằng, do năm sau là năm nhuận (có thêm 1 tháng âm lịch) nên mọi người sẽ không làm việc cải mả, nên công việc dồn vào năm nay có phần nhiều hơn.

Lịch công việc của ông Bẩy dày đặc trong những ngày cuối năm âm lịch.

Lịch công việc của ông Bẩy dày đặc trong những ngày cuối năm âm lịch. 

Nhà ông Bẩy ở gần nghĩa trang, vì thế hơn 10 năm trước ông được phân công việc trông coi mộ phần cho những người đã mất. Thế rồi, mọi việc dọn dẹp, hương khói tại đây đã cuốn ông vào công việc bốc mộ lúc nào không hay. Ban đầu ông Bẩy học theo những cụ cao niên để xếp xương cốt. Thấy ông làm được, mọi người nhờ giúp và cứ thế ông gắn bó với công việc này cho đến tận bây giờ.

Bình quân mỗi năm ông Bẩy bốc vài chục ngôi mộ, có năm đỉnh điểm nhất là gần 100 ngôi, công việc chủ yếu dồn vào 3 tháng cuối năm. Làm việc có trách nhiệm, không quản ngày đêm nên người đàn ông này được nhiều gia đình trong huyện, thậm chí cả ở tỉnh khác mời đến để bốc mộ. Dù đường đi xa hay gần, ngôi mộ dễ làm hay gặp khó khăn, ông Bẩy không bao giờ mặc cả chuyện tiền bạc, chỉ cần được gọi là ông bố trí đến làm, gia đình gửi bao nhiêu ông nhận bấy nhiêu. “Đây là làm việc tâm linh, mình làm vì cái tâm, vì người đã khuất chứ không phải lấy người đã khuất để kinh doanh kiếm tiền. Nếu cứ đặt đồng tiền lên trên hết thì mất đi hết ý nghĩa công việc”, ông Bẩy tâm niệm.

img alt src/upload/4-2022/images/2022-11-29/boc-mo2-1669731232-258-width640height453.jpg stylewidth: 640px; height: 453px; /

Người đàn ông bốc mộ gặp người phụ nữ đã qua đời 10 năm nhưng vẫn chỉ như đang ngủ và những điều kiêng kỵ khi bốc mộ ít ai biết - 3

Ông Bẩy bên những dụng cụ gắn liền với công việc bốc mộ của mình bao gồm: dây sắt, cọc tời và bộ xích tời áo quan từ dưới lòng đất lên.

Ông Bẩy bên những dụng cụ gắn liền với công việc bốc mộ của mình bao gồm: dây sắt, cọc tời và bộ xích tời áo quan từ dưới lòng đất lên. 

Mỗi khi xong việc, có gia đình gửi ông 500.000 đồng, cũng có nhà biếu ông 1-2 triệu đồng, thậm chí gia đình hào phóng còn cho nhiều tiền hơn vì làm tốt. Ông Bẩy nhận, rồi lại đặt lên ban thờ thắp hương cho người đã khuất.

Thông thường một kíp làm việc của ông Bẩy có 3 người, công việc bao gồm cả việc đào đất, bốc cốt người đã mất, sang tiểu, sau đó là dọn dẹp. Thời gian mỗi ngôi mộ được hoàn thành sẽ phụ thuộc vào việc cơ thể người quá cố đã tiêu đến đâu. Có trường hợp 2-3 tiếng là xong, nhưng có trường hợp phải mất gấp đôi thời gian như vậy.

Nhiều ca khó, người mất hàng chục năm nhưng khi bật nắp áo quan vẫn như đang nằm ngủ

Quá trình làm nghề, ông Bẩy gặp rất nhiều tình huống khó, thế nhưng ông vẫn cố gắng giải quyết sao cho gọn gàng, đẹp đẽ nhất cho gia chủ. Ông chia sẻ điều “sợ” nhất đối với người đi bốc mộ là người mất chưa tiêu hết da thịt. Khi đó, sẽ có nhiều tình huống xử lý, có thể gia đình đưa đi hỏa táng cho sạch sẽ, có người sẽ chuẩn bị dụng cụ loại bỏ thịt còn sót lại, rồi rửa bằng nước thơm, nhưng cũng có người vì quan niệm tâm linh, họ lại quyết định chôn xuống.

“Tôi đã từng gặp một trường hợp là người phụ nữ đã mất được khoảng 10 năm, gia đình nghĩ rằng thời gian mất đã lâu, khi mất lại không ốm đau, không dùng thuốc hay hóa chất gì thì sẽ tiêu hết. Tuy nhiên, khi anh em lật nắp áo quan lên người mất vẫn nằm như đang ngủ, cơ thể chưa hề bị phân hủy.

Ông Bảy nhớ về những lần lật nắp áo quan thấy người mất vẫn như nằm ngủ.

Ông Bảy nhớ về những lần lật nắp áo quan thấy người mất vẫn như nằm ngủ.

Hay trường hợp khác là người đàn ông dù đã mất lâu nhưng khi đào huyệt, mở nắp áo quan ra thì da thịt bám chặt vào nhau, thậm chí nội tạng còn chưa phân hủy”, ông Bẩy kể lại.

Với những trường hợp này, ông Bẩy khuyên một gia đình đưa đi hỏa táng lại, còn một nhà kiên quyết làm sạch thủ công. Trước yêu cầu của gia đình, ông Bẩy và các đồng nghiệp của mình vẫn vui vẻ thực hiện, bởi với ông, điều quan trọng nhất là người mất phải được mát mẻ, thanh thản.

Dù gặp nhiều ca khó nhưng ông Bẩy chưa bao giờ chịu bó tay, điều ông cảm thấy khó nhất là những người đang sống trên dương thế chứ không phải những người đã nằm xuống. Theo đó, nhiều gia đình khi đào huyệt lên rồi vẫn không có sự thống nhất, điều đó làm cho ông rất khó xử khi thực hiện. Hay nhiều người tỏ ra mình là người hiểu biết, chỉ đạo phải làm cái nọ, cái kia nhưng khi bảo làm thì lại “chạy mất dép”.

“Với những người này, dù khi đó mình không phải con cháu trong gia đình nhưng vẫn phải góp ý, thậm chí là “nắn gân” để người mất không phải phiền lòng”, ông Bẩy tâm sự.

3 nguyên tắc cơ bản khi bốc mộ

Việc bốc mộ về mặt sinh học có thể ai cũng làm được, vì đơn giản chỉ là xếp xương cho đầy đủ, gọn gàng là được. Thế nhưng, như vậy là chưa đủ mà cần phải có nguyên tắc riêng để vừa đẹp cho người mất, vừa được cho người sống.

Theo ông Bẩy, có nhiều vấn đề trong việc xếp cốt người đã mất, nhưng có 3 nguyên tắc bất di, bất dịch mọi người cần phải biết, cụ thể:

- Nguyên tắc 1: Xếp hoa cái (phần đầu) trước và không được để hai hàm mở ra. Nếu hai hàm vẫn mở, theo quan niệm xưa, điều này sẽ khiến cho gia đình làm ăn thất bát, giống như há miệng chờ sung.

- Nguyên tắc 2: Xếp xương cùng – cụt phải luôn hướng lên trên hay còn gọi là tiến lên, không được xếp tụt xuống phía sau. Vì như vậy, quan niệm xưa cho rằng gia đình, con cháu sẽ bị tụt hậu.

- Nguyên tắc 3: Khi xếp các phần xương dài, nhất là xương chân tuyệt đối không được để quá tai. Vì quan niệm đầu gối quá tai là không tốt cho gia chủ.

img alt src/upload/4-2022/images/2022-11-29/boc-mo9-1669731504-529-width640height453.jpg stylewidth: 640px; height: 453px; /

Người đàn ông bốc mộ gặp người phụ nữ đã qua đời 10 năm nhưng vẫn chỉ như đang ngủ và những điều kiêng kỵ khi bốc mộ ít ai biết - 7

img alt src/upload/4-2022/images/2022-11-29/boc-mo10-1669731520-90-width640height453.jpg stylewidth: 640px; height: 453px; /

Người đàn ông bốc mộ gặp người phụ nữ đã qua đời 10 năm nhưng vẫn chỉ như đang ngủ và những điều kiêng kỵ khi bốc mộ ít ai biết - 9

Ông Bẩy mô phỏng lại các nguyên tắc phải tuân thủ khi bốc mộ.

Ngoài những vấn đề trên, khi xếp xong cần phải kiểm tra xem có sót xương không, nhất là xương nhỏ như ngón tay chân, thậm chí là răng. Hay quá trình làm nếu nhìn thấy tóc dính vào xương cần phải nhặt ra, vì như vậy sẽ khiến người mất vẫn còn vương vấn bụi trần, không siêu thoát được.

Nói về tương lai, ông Bẩy cho biết hiện không còn người trẻ mặn mà với công việc này, vì thế ông lo lắng sau này sẽ không có lớp kế cận. Do vậy, ông khuyên các gia đình nên hỏa thiêu, điều này là văn minh, là xu thế thời đại. “Hiện quỹ đất ngày càng hạn hẹp, đắt đỏ. Hơn nữa hỏa thiêu cũng giúp không bị ô nhiễm nguồn đất, nguồn nước và các gia đình ngày càng ít con, nên làm như vậy cũng là đỡ khổ con cháu sau này”, ông Bẩy mong muốn.

Đi bốc mộ giật bắn người khi bật nắp quan tài, đêm về nghe tiếng cảm ơn vì mát mẻ
Khi bốc mộ một khi nắp quan tài đã bật lên thì sẽ không bao giờ đóng lại nữa, cho dù thi hài bên trong đã tiêu hết thịt hay vẫn còn nguyên như lúc mới qua đời.

Tin tức 24h

LÊ PHƯƠNG.
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Tin tức 24h