Người đưa đưa cà pháo, nước mắm "tấn công" thị trường Mỹ

Ngày 01/05/2015 18:17 PM (GMT+7)

Quách Hưng Tòng trở thành một trong những doanh nhân đầu tiên quay lại thị trường Mỹ bằng những sản phẩm Việt Nam.

Định cư tại Mỹ năm 1979, 10 năm sau, ông Quách Hưng Tòng trở về Việt Nam. Ban đầu chỉ là mục đích thăm người thân, nhưng rồi ông phát hiện ra những tiềm năng về kinh tế và ông trở thành một trong những doanh nhân đầu tiên quay lại thị trường Mỹ bằng những sản phẩm Việt Nam.

Ban đầu ông chỉ đóng vai trò trung gian, nhập hàng từ Thái Lan, Singapore về rồi xuất sang Mỹ, nhưng nhận thấy nhu cầu của người Việt bên Mỹ rất nhớ, rất thèm những hương vị quê hương, ông quyết định tự mình sản xuất.

Người đưa đưa cà pháo, nước mắm quot;tấn côngquot; thị trường Mỹ - 1

Không thể kể hết những khó khăn lúc ban đầu khi mọi thứ gần như chỉ là con số 0. Những năm 1989, khi đất nước mới bắt đầu mở cửa, để làm ra các sản phẩm của mình, ông phải đi nhập từng chiếc chai, chiếc lọ, từng lon thiếc, từng tuýp keo dán… vì mặt hàng trong nước lúc đó chưa đáp ứng được yêu cầu xuất khẩu.

Thêm vào đó, tâm lý lúc đầu của người Việt tại Mỹ là không tin tưởng vào hàng được sản xuất tại Việt Nam khiến ông không ít lần nản chí. Đã có những lúc ông phải dời nhà máy sản xuất sang Thái Lan để có thể xuất khẩu hàng sang Mỹ.

Với lòng quyết tâm, lòng tự trọng của mình, dần dần những sản phẩm như nước mắm, cà pháo, nước tương hiệu Cô Gái Việt Nam hoặc Quê Hương của Công ty Minh Hải do ông thành lập đã có chỗ đứng.

Năm 2000 ông dời nhà máy về lại Củ Chi (TPHCM). Đến nay, Công ty đã có khoảng 900 mặt hàng đặc sản Việt như bánh tráng, bánh phồng tôm, hủ tiếu, bún gạo... Sản phẩm của Minh Hải đã có mặt tại nhiều hệ thống siêu thị của người Việt ở Mỹ và cả trong hệ thống bán sỉ Costco tại đây. Ông bảo: "Tôi thích phục vụ những nhu cầu trong cuộc sống hằng ngày. Và chỉ có người Việt Nam mới hiểu được hương vị ẩm thực của người Việt Nam".

Ông Tòng thẳng thắn: "Lúc đầu mình làm vì quyền lợi bản thân, tạo công ăn việc làm cho người thân, bạn bè, nhưng dần dần, cùng với việc mở rộng sản xuất, công ty đã tạo công ăn việc làm cho rất nhiều lao động tại địa phương”.

Ông cho biết, tạo được thương hiệu đã khó nhưng giữ được thương hiệu đó càng khó hơn. Không thể vì cái lợi trước mắt, làm ăn chụp giật mà để chất lượng sản phẩm đi xuống, điều quan trọng là phải bảo vệ được thương hiệu của hàng Việt Nam trên đất Mỹ.

Khi hỏi về việc đầu tư tại Việt Nam, ông trần tình: "Ban đầu về cũng có những khó khăn nhất định chứ. Nhưng chính sách ngày càng thông thoáng hơn. Điều tôi vẫn thường chia sẻ với anh chị em kiều bào khi về Việt Nam đầu tư là hãy kiên nhẫn, rồi sẽ thấy môi trường đầu tư ở Việt Nam rất tuyệt vời. Và hãy về đi, để thấy tình cảm của người dân mình ấm áp ra sao".

Theo Đức Hạnh
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Thời sự