Người phụ nữ cuối cùng sống cô độc ở trại phong Đá Bạc: “Tiếng gọi “con hủi kia” vẫn luôn văng vẳng bên tai”

LÊ PHƯƠNG. - Ngày 14/12/2022 06:20 AM (GMT+7)

Cả cuộc đời bà Sợi đã trải qua không biết bao nhiêu sóng gió và cuối cùng vẫn phải sống trong cô độc nhưng bà vẫn luôn lạc quan để sống sao cho trọn kiếp người.

Trại phong Đá Bạc ở Sóc Sơn, Hà Nội từng là nơi nhiều người chỉ nghe tên đã sợ, chẳng ai dám bén mảng tới gần. Lúc cao điểm, trại phong này có hơn 150 người mắc bệnh phong sinh sống và điều trị tại đây. Thời điểm hiện tại, nơi này chỉ còn duy nhất một người bám trụ lại, đó là bà Nguyễn Thị Sợi (79 tuổi, quê Vĩnh Phúc).

Bà Sợi chia sẻ, trước đây những người mắc bệnh phong như bà bị xa lánh, quanh trại phong với bán kính vài cây số chẳng có người dân nào. Giờ đây, khi mọi người thay đổi cách nhìn, sống gần gũi hơn và không còn kỳ thị với căn bệnh này thì những người mắc bệnh đã chẳng còn lại được mấy người.

img alt src/upload/4-2022/images/2022-12-13/bn2-1670903744-876-width640height424.jpg stylewidth: 640px; height: 424px; /

Người phụ nữ cuối cùng sống cô độc ở trại phong Đá Bạc: “Tiếng gọi “con hủi kia” vẫn luôn văng vẳng bên tai” - 2

Hiện trại phong Đá Bạc đã xuống cấp và chỉ còn duy nhất bà Sợi sinh sống.

Hiện trại phong Đá Bạc đã xuống cấp và chỉ còn duy nhất bà Sợi sinh sống. 

Theo lời kể của bà Sợi, năm 2013, chính quyền đã di dời trại phong đi nơi khác, cũng từ đó mà mỗi người một nơi. Người trở về với gia đình, người đi đến nơi điều trị mới, số người bám trụ lại nơi đây chỉ có 10 người. Thời gian trôi đi, một nửa trong số những người xin ở lại đã qua đời, một số được gia đình đón về chăm sóc, hiện chỉ còn duy nhất bà Sợi sinh sống tại đây.

“Tính đến nay tôi đã sống ở đây 57 năm, khi thấy tôi sống một mình nhiều người động viên tôi đi nơi khác cho đỡ cô quạnh nhưng tôi không đi. Đây như gia đình, quê hương tôi vậy. Và tôi còn phải ở lại để hương khói cho những người bạn đã mất tại đây, được chôn cất trên ngọn đồi kia. Tôi đi rồi, họ lạnh lẽo, cô đơn cả năm không ai đến thắp cho họ nén nhang”, bà Sợi nói và chỉ tay về phía ngọn đồi.

Bà Sợi rơm rớm nước mắt khi nói về cuộc đời đầy bĩ cực của mình.

Bà Sợi rơm rớm nước mắt khi nói về cuộc đời đầy bĩ cực của mình. 

Nói về bản thân, bà Sợi rơm rớm nước mắt vì cuộc đời bà chỉ có những khổ đau, sống trong cô độc nhưng chưa bao giờ bà đầu hàng số phận. Bà tâm niệm còn hơi thở là phải cố gắng, phải lạc quan vượt qua mọi sóng gió để sống trọn kiếp người. “Không còn ai làm bạn thì tôi làm bạn với cỏ cây, với chó với gà và đôi khi là ngồi “gặm nhấm” lại những ký ức, kỷ niệm xưa”, bà nói.

Bà Sợi mồ côi cả bố lẫn mẹ khi mới 5 tuổi, rồi bị họ hàng chối bỏ và may mắn được một gia đình nhận nuôi. 17 tuổi đang mơn mởn tuổi trăng tròn, với bao dự định ấp ủ về tương lai bỗng bà như chết lặng khi bác sĩ thông báo mình mắc bệnh phong không thuốc chữa.

img alt src/upload/4-2022/images/2022-12-13/bn7-1670903840-339-width640height396.jpg stylewidth: 640px; height: 396px; /

Người phụ nữ cuối cùng sống cô độc ở trại phong Đá Bạc: “Tiếng gọi “con hủi kia” vẫn luôn văng vẳng bên tai” - 6

Cuộc sống cô độc của bà Sợi ở trại phong, hàng ngày bà chỉ làm bạn với gà và cỏ cây, hoa lá.

“Ai cũng xa lánh tôi, gọi tôi là con hủi. Đến bây giờ tiếng nói ấy vẫn văng vẳng bên tai tôi. Rồi gia đình cũng cho tôi ngủ dưới bếp, ăn riêng bát đũa. Cảm giác khi ấy thật đau đớn nhưng tôi vẫn nén lại, cố che giấu để sinh sống như những người bình thường. Nhưng căn bệnh quái ác này ăn dần những ngón tay, ngón chân tôi, điều này càng khiến mọi người xa lánh”, bà Sợi buồn rầu kể lại.

Không thể sống trong sự kỳ thị, xa lánh của mọi người, bà Sợi được chuyển lên trại phong Đá Bạc năm 22 tuổi và sống cho đến tận bây giờ. Khi tới đây bà Sợi mới biết, ai ở đây cũng giống như hoàn cảnh mình. Cứ chiều chiều khi mặt trời khuất núi mọi người lại vào phòng, ôm mặt khóc nức nở với nhau, họ buồn khi bị chính người thân ruột thịt ruồng bỏ.

img alt src/upload/4-2022/images/2022-12-13/bn10-1670903911-417-width640height437.jpg stylewidth: 640px; height: 437px; /

Người phụ nữ cuối cùng sống cô độc ở trại phong Đá Bạc: “Tiếng gọi “con hủi kia” vẫn luôn văng vẳng bên tai” - 8

Căn bệnh khiến chân tay bà bị ăn cụt dần và đó là lý do người bố nuôi dù rất yêu thương nhưng vẫn phải gửi bà lên trại phong Đá Bạc.

Nói đến người thân, bà Sợi chia sẻ rằng bà chỉ có duy nhất một người đó chính là bố nuôi, vì thế bà lập ban thờ với di ảnh của bố ở nơi mình đang sống. Trước đây, bố nuôi rất thương bà, nhiều lần khóc khi phải đưa bà lên sống tại nơi heo hút này, nhưng vì bất đắc dĩ và ông cũng không còn lựa chọn nào tốt hơn.

“Từ nhỏ tôi đã mồ côi, đến thời con gái lại sống trong sự kỳ thị, xa lánh của mọi người. Nghĩ rằng tới đây sẽ có những người cùng cảnh ngộ chia sẻ ngọt bùi, vậy mà cuối đời một lần nữa tôi lại phải sống trong cô độc”, bà Sợi tâm tư.

img alt src/upload/4-2022/images/2022-12-13/bn8-1670903969-997-width640height444.jpg stylewidth: 640px; height: 444px; /

Người phụ nữ cuối cùng sống cô độc ở trại phong Đá Bạc: “Tiếng gọi “con hủi kia” vẫn luôn văng vẳng bên tai” - 10

Dù khó khăn trong cuộc sống, sinh hoạt nhưng bà Sợi sẽ gắn bó ở đây đến cuối cuộc đời. 

Hiện bà Sợi sống biệt lập với xã hội, mỗi tháng được nhận 700.000 tiền hỗ trợ. Hàng ngày bà trồng rau, nuôi gà để lấy thực phẩm ăn qua ngày hoặc bán đi lấy tiền mua thức ăn cho bản thân và cả những vật nuôi đang ở cùng bà. 

Tết đến cận kể, bà Sợi lại buồn buồn, tủi tủi vì chỉ lủi thủi trong 4 bức tường, ngồi nhìn cỏ cây hoa lá. Thế nhưng số phận đã an bài, bà phải chấp nhận điều đó và cố gắng sống tốt ở phần đời còn lại. 

"Tôi sẽ ở đây đến cuối phần đời còn lại. Niềm động viên duy nhất đó chính là mọi người giờ đây khi gặp tôi cũng vui vẻ chào đón và chia sẻ tình cảm với mình, chứ không xa lánh như xưa. Đó cũng là điều tôi vui và lấy đó làm động lực để sống chứ chẳng có mong ước gì cao sang", bà Sợi nói thêm.

Những mảnh đời bất hạnh sống chờ chết tại trại phong bỏ hoang
Không có nơi nào để về, 10 cụ già mấy chục năm ròng sống chung với căn bệnh phong – nhiều người gọi là "bệnh hủi" tự nguyện ở lại trại phong bỏ hoang,...

Tin tức 24h

LÊ PHƯƠNG.
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Những câu chuyện cảm động